Năm nay tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam trao giải nhân quyền 2013 cho các ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Quốc Quân và Trần Huỳnh Duy Thức tại Paris, nước Pháp. Cũng tại đây đại diện của Mạng lưới nhân quyền Việt nam là ông Nguyễn Bá Tùng có một ngày làm việc với hai tổ chức Phóng viên và Luật sư không biên giới. Từ Paris, ông Nguyễn bá Tùng dành cho Kính Hòa buổi trao đổi liên quan đến việc vinh danh và việc xúc tiến nhân quyền tại của hai tổ chức này. Đầu tiên ông Nguyễn Bá Tùng cho biết về giải thưởng năm nay,
Ông Nguyễn Bá Tùng: Giải nhân quyền hàng năm được tổ chức nhân ngày quốc tế nhân quyền vào tháng 12. Năm nay là lần thứ 12 Mạng lưới nhân quyền tiến hành việc trao giải và việc này được tiến hành tại Paris, Pháp vào ngày 8/12 vừa qua. Có ba người được chọn là khôi nguyên giải nhân quyền năm 2013 là ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, luật sư Lê Quốc Quân, và anh Trần Huỳnh Duy Thức. Những người này được chọn từ danh sách 17 ứng viên được gửi đến từ 23 tổ chức trong và ngoài nước.
Kính Hòa: Nhân dịp giải nhân quyền này, ông có phát biểu gì không về việc mới đây thôi, là chính phủ Việt Nam được ngồi vào ghế hội đồng nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc?
Ông Nguyễn Bá Tùng: Như anh đã biết, trước đây Mạng lưới nhân quyền Việt Nam cùng các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam đã phản ứng để làm sao Việt Nam không ngồi vào cái ghế đó. Tuy nhiên họ đã vận động và sau cuộc bầu vừa rồi thì kết quả không như mình mong muốn. Tuy nhiên nhìn cái thể thức chọn thì kết quả không làm chúng tôi ngạc nhiên. Có bốn ghế cho vùng Á châu Thái Bình Dương, thì cũng có bốn ứng viên, cho nên việc ấy là đương nhiên thôi. Tuy không theo ý mình muốn nhưng việc họ ngồi vào đó cũng có lợi cho cuộc đấu tranh, vì chúng ta sẽ đòi hỏi họ ứng xử trong tư thế đó. Họ phải làm đúng nhiệm vụ đó, và chúng ta phải căn cứ vào những điều họ cam kết, nhất là 14 điều họ cam kết trước khi được bầu.
Có ba người được chọn là khôi nguyên giải nhân quyền năm 2013 là ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, luật sư Lê Quốc Quân, và anh Trần Huỳnh Duy ThứcÔng Nguyễn Bá Tùng
Chiều hôm nay chúng tôi gặp tổ chức luật sư không biên giới thì chúng tôi cũng nói điều đó. Họ nói với chúng tôi rằng làm việc với Việt Nam rất là khó, nhưng chúng tôi nói là bây giờ thì dễ hơn vì Việt Nam bị ràng buộc bởi cái ghế đó. Các cơ quan quốc tế như chúng ta có thể đòi hỏi Việt Nam phải cư xử trong tư thế đó.
Kính Hòa: Trở lại ngày làm việc của ông với hai tổ chức đó, có gì mới không ạ?
Ông Nguyễn Bá Tùng: Lần đầu tiên có hai tổ chức quốc tế đứng ra bảo trợ cho giải nhân quyền hàng năm. Đó là điều mới. Hôm qua anh Benjamin Ismail, trưởng văn phòng Phóng viên không biên giới tại Á châu là người đứng ra vinh danh luật sư Lê Quốc Quân, bà đại diện cho Luật sư không biên giới là Natalie Miller Saraillier đứng rat hay mặt gia đình luật sư Quân nhận giải do Mạng lưới nhân quyền trao.
Ngày hôm nay chúng đã làm việc với hai tổ chức này. Chúng tôi trình bày những khó khăn của những người hành xử cái quyền tự do ngôn luận của mình, các bloggers, và chúng tôi cũng đi đến những bàn thảo cụ thể. Chẳng hạn như, chúng tôi sẽ làm việc với nhau chặt chẽ hơn trong trường kỳ. Cung cấp những thông tin, đặc biệt là việc kiểm điểm định kỳ của Việt Nam trong tháng giêng sắp tới.
Phóng viên và Luật sư không biên giới có những qui chế đặc biệt NGO của họ. Họ có thể lên tiếng trên những diễn đàn quốc tế, chúng ta thì không thể, nên họ sẽ lên tiếng thay thế chúng ta. Đòi Việt nam phải làm những điều mà họ cam kết trước khi gia nhập tổ chức Liên Hiệp Quốc.
Kính Hòa: Ông cho câu hỏi cuối là trên thực tế các tổ chức Phóng viên không biên giới và Luật sư không biên giới có quan hệ nào với chính phủ việt nam hiện tại không ạ?
Trưởng văn phòng Phóng viên không biên giới tại Á châu là người đứng ra vinh danh luật sư Lê Quốc Quân, bà đại diện cho Luật sư không biên giới là Natalie Miller Saraillier đứng rat hay mặt gia đình luật sư Quân nhận giải do Mạng lưới nhân quyền traoÔng Nguyễn Bá Tùng
Ông Nguyễn Bá Tùng: Dạ không, họ không phải là những tổ chức chính phủ. Họ làm việc theo những tiêu chuẩn, những lý tưởng mà họ tự do lựa chọn. Chẳng hạn như, Phóng viên không biên giới thì họ nhắm vào những quyền tự do ăn nói, tự do thông tin, tự do truyền đạt. Luật sư không biên giới không chỉ bênh vực các luật sư như chúng ta tưởng bấy lâu nay. Mà mục tiêu của họ là rộng hơn. Nhưng mà vì họ là những luật sư nên khi chúng tôi tiếp xúc với họ, chúng tôi nhờ họ lên tiếng về những trường hợp các luật sư Việt Nam bị bắt bớ, ở Việt nam nguwofi dân bị đàn áp đã đành mà các luật sư bảo vệ công lý cũng bị bắt bớ là điều hết sức vô lý. Họ đã ghi nhận điều đó. Họ nói rằng dù cái lĩnh vực của họ là đấu tranh cho công lý một cách tổng quát, nhưng họ là luật sưu nên sẽ để ý đến các trường hợp luật sư bị bắt bớ, với các trường hợp cụ thể như Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ…
Kính Hòa: Thưa vâng, ý của tôi cũng muốn hỏi là với tư cách là các tổ chức Phi chính phủ, trong thực tế họ có hoạt động nào ở Việt nam, hoặc với chính phủ Việt Nam không ạ?
Ông Nguyễn Bá Tùng: Dạ không ạ. Bà Natalie nói với chúng tôi là nhiệm vụ khó của Luật sư không biên giới là vào được một quốc gia, và đứng ra bênh vực những người bị đàn áp trước tòa án. Nhưng ở Việt nam thì họ không làm được điều đó. Đó là cái khó khăn của họ.
Kính Hòa: Còn đối với tổ chức Phóng viên không biên giới thì sao ạ?
Ông Nguyễn Bá Tùng: Đối với phóng viên không biên giới thì cũng vậy thôi. Nhưng họ có những phương cách khác hơn là hiện diện tại Việt Nam. Ví dụ như gây áp lực với các chính phủ Pháp và Hoa Kỳ để gây sức ép lên Việt Nam. Tự thân họ không thể vào Việt Nam, đói với những quốc gia khác thì họ có thể gửi phóng viên vào, nhưng Việt Nam thì chưa thấy, họ chỉ bênh vực giúp đỡ thôi. Như trường hợp vừa rồi, anh thấy đó, các bloggers Việt nam phải đi nước ngoài để gặp họ chứ họ đâu có mặt tại Việt Nam.
Kính Hòa: Rất cám ơn ông dành thời gian cho buổi nói chuyện hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét