Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn này càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã nói như vậy và lý giải việc vì sao con số nợ của các tập đoàn, doanh nghiệp quá lớn trong khi làm ăn không hiệu quả.
PV: - Theo báo cáo mới đây, tổng số nợ của các tập đoàn Nhà nước gần 1,35 triệu tỷ, chiếm khoảng 50% GDP, trong đó, nợ ngân hàng của riêng những “ông lớn” này chiếm 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế. Ông bình luận như thế nào về số nợ rất lớn này, đặc biệt, khi các doanh nghiệp Nhà nước từ lâu vẫn bị đánh giá là kinh doanh yếu kém, bắt người dân gánh lỗ?
TS Võ Trí Thành: - Phải hiểu rằng đã làm ăn thì có nợ. Còn câu chuyện rủi ro của các khoản nợ thì có thể hiểu khái quát ngoại trừ một vài tập đoàn Nhà nước kinh doanh được thì nhiều doanh nghiệp đang rất không hiệu quả.
Tại sao như vậy, vì đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. Và khi tập đoàn này càng lớn, vươn ra nhiều lĩnh vực thì rủi ro về nguy cơ lại càng lớn.
Bên cạnh đó năng lực quản trị cũng chưa thể đáp ứng kịp thực tế, dù rằng khá nhiều tập đoàn bộ máy quản trị có kinh nghiệm trong nhiều năm.
Và cuối cùng là việc các tập đoàn quá lớn, quá nhiều lĩnh vực cộng với các rủi ro như vậy, thì việc giám sát tập đoàn trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Từ đó dẫn tới câu chuyện như thời gian vừa qua.
TS Võ Trí Thành: Đối với các doanh nghiệp Nhà nước hay là sở hữu Nhà nước thì bao giờ cũng tồn tại những vấn đề rất căn nguyên. Ví dụ như xung đột lợi ích, rủi ro đạo đức, sử dụng tạm gọi là “tiền chùa”. |
PV: - Thưa ông, vậy có thể lý giải thế nào về việc tập đoàn Nhà nước dù luôn báo kinh doanh lỗ mà lại có được những khoản vay lớn như vậy? Đã có chuyên gia thẳng thắn chỉ ra, ngân hàng thương mại đang bị biến thành con tin của doanh nghiệp. Điều này có xảy ra với mối quan hệ ngân hàng – tập đoàn Nhà nước hay không, thưa ông? Ai phải chịu trách nhiệm về việc tập đoàn Nhà nước được vay quá nhiều, làm suy yếu hệ thống ngân hàng, thưa ông?
TS Võ Trí Thành: - Có thể nói với DNNN kiểu cố gắng vay được nhiều trong khi chưa biết làm ăn thế nào là vì "tiền chùa" mà! Thậm chí người ta có thể làm liều vì biết chắc rằng mình sẽ được cứu.
Còn nói ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp thì dễ hiểu thôi. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền một đồng thì doanh nghiệp là con tin của ngân hàng. Nhưng ngân hàng cho vay tới 10 đồng thì lúc này ngân hàng lại trở thành con tin của doanh nghiệp.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng kiểu cho vay chỉ định cũng là một trong những yếu tố khiến ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp.
PV: - Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét, các tập đoàn Nhà nước là đá tảng trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Ông có đồng tình với nhận định đó không? Nếu không tái cơ cấu được các tập đoàn Nhà nước thì có thể nói đến việc tái cơ cấu cả nền kinh tế hay không? Và nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ thì hậu quả nhìn thấy được sẽ là gì?
TS Võ Trí Thành: - Nhìn từ việc tái cấu trúc Vinashin cho thấy, việc lựa chọn chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, thì càng gây ra khó khăn và tổn thất không cần thiết.
Thực tế đã cho thấy chúng ta cần quyết liệt và khẩn trương hơn trong công việc này. Nếu không nền kinh tế sẽ còn chìm trong khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)
TS Võ Trí Thành: - Có thể nói với DNNN kiểu cố gắng vay được nhiều trong khi chưa biết làm ăn thế nào là vì "tiền chùa" mà! Thậm chí người ta có thể làm liều vì biết chắc rằng mình sẽ được cứu.
Còn nói ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp thì dễ hiểu thôi. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền một đồng thì doanh nghiệp là con tin của ngân hàng. Nhưng ngân hàng cho vay tới 10 đồng thì lúc này ngân hàng lại trở thành con tin của doanh nghiệp.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng kiểu cho vay chỉ định cũng là một trong những yếu tố khiến ngân hàng trở thành con tin của doanh nghiệp.
PV: - Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận xét, các tập đoàn Nhà nước là đá tảng trong việc tái cơ cấu nền kinh tế. Ông có đồng tình với nhận định đó không? Nếu không tái cơ cấu được các tập đoàn Nhà nước thì có thể nói đến việc tái cơ cấu cả nền kinh tế hay không? Và nếu nền kinh tế vẫn tiếp tục trì trệ thì hậu quả nhìn thấy được sẽ là gì?
TS Võ Trí Thành: - Nhìn từ việc tái cấu trúc Vinashin cho thấy, việc lựa chọn chiến lược tái cấu trúc mà không đúng, thì càng gây ra khó khăn và tổn thất không cần thiết.
Thực tế đã cho thấy chúng ta cần quyết liệt và khẩn trương hơn trong công việc này. Nếu không nền kinh tế sẽ còn chìm trong khó khăn.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (thực hiện)
(Đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét