Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Vài dòng về “tứ trụ”


Trần Hoàng Lan (Danlambao) - “Tứ trụ” của nhà nước cộng sản là 4 ủy viên BCT giữ các cương vị tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Khác với “tứ trụ triều đình” thời phong kiến “tứ trụ” này được đảng và quốc hội cũng là của đảng bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Nói là bầu để cho có vẻ dân chủ chứ thực ra bốn cương vị trên đã được ngầm sắp xếp, bố trí từ trước khi diễn ra đại hội đảng. Từ giữa năm 2010 nghĩa là còn nửa năm nữa đại hội 11 mới khai mạc nhưng đã có dự đoán: Ông Trọng làm tổng bí thư, ông Hùng làm chủ tịch quốc hội, ông Sang làm chủ tịch nước, ông Dũng làm thủ tướng. Kết quả bầu cử đại hội đảng, quốc hội đã không có bất ngờ vì dự đoán trên là hoàn toàn chính xác. Nhưng có một bất ngờ là tên của bốn ông trong “tứ trụ” để riêng cũng hay mà xếp thành dãy thì lại càng “hùng dũng sang trọng”. Vì vậy trí tuệ, tài năng, đức độ của bốn ông mới được mang ra bàn thảo, đối chiếu với vị trí trọng trách mà các ông phải đảm đương.”/...

*

“Tứ trụ” là từ Hán - Việt. Vì tứ là bốn, trụ là cột nên “tứ trụ” có nghĩa đen là “bốn cột” nhưng ít dùng với nghĩa này. Muốn lập được “lá số tứ trụ” của một người để xem vận mệnh ngoài tên cần phải có năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh gọi là trụ năm, trụ tháng, trụ ngày, trụ giờ. Được dùng và biết đến nhiều là “Tứ trụ triều đình”. Theo Wikipedia thì Tứ trụ triều đình hay Tứ trụ Đại học sĩ là 4 chức quan đại học sĩ cao cấp, có từ thời nhà hậu Lê và phát triển trong thời nhà Nguyễn, gồm có:

- Cần chánh điện Đại học sĩ

- Văn minh điện Đại học sĩ

- Võ hiển điện Đại học sĩ

- Đông các điện Đại học sĩ 4 vị quan này đều hàm Chánh nhất phẩm, cao hơn cả thượng thư (hàm chánh nhị phẩm, tương đương bộ trưởng thời nay) và tổng đốc. Bình thường, vua chọn 4 viên quan cao cấp này để làm cố vấn và là thành viên Viện cơ mật. Khi có biến, 4 viên quan đó (“Tứ trụ triều đình”) mặc nhiên trở thành phụ chính đại thần và lập ra Hội đồng phụ chính. Hội đồng phụ chính là tổ chức cao cấp trong triều đình phong kiến, chỉ hình thành khi vua vắng mặt hoặc còn nhỏ tuổi, để điều hành công việc đất nước. Trích đoạn truyện cười “Khéo nịnh” sau đây đề cập tới các nghĩa trên.

“Một ông quan võ tính thích thơ nôm. Ở bên cạnh nhà, có một anh chỉ khéo tán ăn. Hễ làm được một bài thơ nào, ông quan võ thường gọi anh ta sang đọc cho nghe, anh ta tán tụng khen hay. Thế là lại cho ăn uống. Một hôm, quan cho gọi anh ta sang chơi. Lúc ngồi ăn nói:

- Tôi mới làm được một cái chuồng chim ở sau vườn, nhân nghĩ được một bài tứ tuyệt, đọc bác nghe xem có được không?

- Dạ, xin ngài cứ đọc.

Ông quan võ vừa gật gù vừa ngâm:

Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời,
Đứa thì bay bổng đứa bay khơi.
Ngày sau nó đẻ ra con cháu
Nướng chả băm viên, đánh chén chơi.

Anh kia nức nở khen:

- Hay lắm, xin ngài đọc lại từng câu cho được thưởng thức hết cái hay của bài thơ.

Quan đọc lại:

- Bốn cột chênh vênh đứng giữa trời

Anh kia tán:

- Hay! Tôi nghiệm như câu này, có lẽ ngài sẽ làm đến quan tứ trụ triều đình.

Quan lại đọc:

- Đứa thì bay bổng đứa bay khơi 

Anh kia tán:

- Ngài còn thăng quan chưa biết đến đâu!

Quan đọc đến câu:

- Ngày sau nó đẻ ra con cháu

Anh kia tán:

- Hay tuyệt! Con cháu ngài còn là vô số.

Quan tiếp:

- Nướng chả băm viên đánh chén chơi!

Anh kia ngập ngừng rồi lại khen:

- Hay quá! Cảnh ngài về sau tha hồ mà phong lưu, phú quý...”

Sau này “tứ trụ” được dùng với nghĩa rộng hơn chỉ 4 nhân vật, đối tượng trụ cột, hàng đầu trong một tập thể, một tập hợp nào đó. Chẳng hạn 

“Tứ trụ” của sử học Việt Nam đương đại là 4 vị giáo sư đầu ngành sử - khảo cổ học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (dư luận nói gọn là “Lâm Lê Tấn Vượng”). 

“Tứ trụ” của các cơ quan, đơn vị nhà nước thường là 4 nhân vật đứng đầu chính quyền, đoàn thể, gọi nôm na là “bộ tứ”. Phần lớn các chủ trương, kế hoạch hoạt động của đơn vị đều phải được “bộ tứ” này thông qua. Một số nơi đã lưu truyền câu nói lái: “bộ tứ” là “tự bố” như một cách khẳng định “quyền sinh, quyền sát” của nó. 

“Tứ trụ” của nhà nước cộng sản là 4 ủy viên BCT giữ các cương vị tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội. Khác với “tứ trụ triều đình” thời phong kiến “tứ trụ” này được đảng và quốc hội cũng là của đảng bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Nói là bầu để cho có vẻ dân chủ chứ thực ra bốn cương vị trên đã được ngầm sắp xếp, bố trí từ trước khi diễn ra đại hội đảng. Từ giữa năm 2010 nghĩa là còn nửa năm nữa đại hội 11 mới khai mạc nhưng đã có dự đoán: Ông Trọng làm tổng bí thư, ông Hùng làm chủ tịch quốc hội, ông Sang làm chủ tịch nước, ông Dũng làm thủ tướng. Kết quả bầu cử đại hội đảng, quốc hội đã không có bất ngờ vì dự đoán trên là hoàn toàn chính xác. Nhưng có một bất ngờ là tên của bốn ông trong “tứ trụ” để riêng cũng hay mà xếp thành dãy thì lại càng “hùng dũng sang trọng”. Vì vậy trí tuệ, tài năng, đức độ của bốn ông mới được mang ra bàn thảo, đối chiếu với vị trí trọng trách mà các ông phải đảm đương. 

Ông Trọng tổng bí thư giữ vai trò “chỉ lối” thì đầu óc bị coi là có vấn đề. Từ hồi còn làm bí thư thành ủy đã được dân Hà Nội gán cho biệt danh là “Trọng lú”. Chủ thuyết Mácxit đã bị nhân loại vất vào sọt rác cách đây vài chục năm ở ngay tại nơi đã sản sinh ra nó. Nhưng ông vẫn khăng khăng trung thành, cố bám và còn “sáng tạo” ra nhiều mớ lý luận tù mù, quái đản như ”kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thậm chí có lần còn “mang cả gạo tiền” sang Cu Ba để đăng đàn diễn thuyết về sự ưu việt của chế độ XHCN và suýt nữa sang cả Ba Tây nếu không bị đuổi khéo. Gần đây tuy đã phải thừa nhận phần lớn cán bộ, đảng viên dưới quyền suy thoái biến chất nhưng vẫn không thấy được nguyên nhân chính để sửa chữa mà lại trông đợi vào đấu tranh phê bình trong nội bộ để chỉnh đốn đảng. Trong quan hệ đối ngoại, mặc dù Trung Quốc không hề giấu diếm ý đồ biến Việt Nam thành lệ thuộc, lấn chiếm biên giới, biển đảo, bắt bớ bắn giết ngư dân, phá hoại nền kinh tế Việt Nam nhưng ông Trọng vẫn không nhận ra, vẫn bị mê hoặc bởi khẩu hiệu “4 tốt, 16 chữ vàng”. Người chỉ lối như vậy thì nước mất, dân tộc xuống hố cả nút (XHCN) chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ông Dũng, thủ tướng trực tiếp điều hành chính phủ vai trò như người “đưa đường”. Xuất thân từ y tá, công an, “mít đặc” về kinh tế nên từ khi giữ chức phó thủ tướng, thủ tướng đã để lại nhiều “dấu ấn” chính là các hệ lụy cho nền kinh tế. Công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất do ông trực tiếp phụ trách có tiến độ xây dựng ì ạch, lãng phí đến khi bước vào hoạt động thì cứ sau một năm hoạt động lại lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng. Thời làm thủ tướng đã bắt chước một số nước, xây dựng một loạt tập đoàn kinh tế lớn với hy vọng tạo thành các “quả đấm thép” cho nền kinh tế. Nhưng hậu quả là các tập đoàn nhà nước đó đều làm ăn thua lỗ điển hình là Vinashin, EVN. Ông còn nổi tiếng là kẻ “nói một đàng làm một néo”. Lúc nhậm chức thủ tướng để đánh bóng tên tuổi thì hứa hẹn “nếu không chống được tham nhũng xin từ chức”. Nhưng sau 5 năm tham nhũng không giảm mà lại còn nhiều hơn ông vẫn ngồi lì tiếp một nhiệm kỳ nữa. Gốc gác là công an nên có tài trong đàn áp, trấn áp, kéo bè kéo cánh, che giấu lấp liếm khuyết điểm. Rất xứng đáng người điều hành của chế độ “công an trị”, là “công sai” của chế độ độc tài, là kẻ phá hoại nền kinh tế, là kẻ làm nghèo đất nước.

Ông Sang chủ tịch nước được cho là có tài ăn nói hơn tiền nhiệm là ông Triết. Chắc hẳn sẽ không có những phát ngôn “ấn tượng” như tiền nhiệm khi đi công du các nước. Nhưng tài ăn nói của ông chỉ được sử dụng để lấy lòng cử tri, đánh bóng tên tuổi. Hồi mới nhậm chức đã có phát biểu”. Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”. Lúc đầu được dư luận kỳ vọng nhưng về sau nhận ra đó chỉ là lời nói xuông nên đã đặt cho biệt danh “Sang nổ”. 

Ông Hùng chủ tịch quốc hội, đứng đầu một cơ quan được coi là nơi tập trung quyền lực của dân nên hay phải đăng đàn, diễn thuyết. Nhưng nhìn cái miệng rộng với cặp môi mỏng cong lên phía trên của thủ phạm gây ra vụ Vinashin sẽ có không ít nhận xét: đây là kẻ giỏi khua môi, ba hoa, nhăng cuội. Và nó đã được kiểm chứng qua hàng loạt các phát ngôn “ấn tượng” của ông. Khi đại biểu quốc hội chất vấn về việc kỷ luật cán bộ ông đưa ra quan điểm “nhân vô thập toàn”. “Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình, làm trăm việc, mười việc thế nào cũng có cái sai một hai việc, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi, dẹp đi thì bầu không kịp! Hôm nay thấy sai một chút, chỗ này “cách chức đi, kỷ luật đi” ngày mai thấy sai chỗ kia “cách chức đi, kỷ luật đi”… Kỷ luật hết thì lấy ai mà làm việc”. Khi nhiều đại biểu quốc hội phản đối dự án đường sắt cao tốc vì không có tiền thì ông khăng khăng “Không thể không làm đường sắt cao tốc!” và phét lác dự báo ”Hiện nay GDP của Việt Nam là 106 tỷ đô la, năm 2020 sẽ là 300 tỷ, năm 2030 sẽ là 700 tỷ, năm 2040 sẽ là 1.000 tỷ. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay 1.200 đô la, đến năm 2040 sẽ đạt 20.000 đô la…”. Thấy cảnh ùn tắc giao thông trong lễ hội 1000 năm Thăng Long ông còn có kiểu lạc quan rất lạ đời “Ùn tắc nhưng rất trật tự, rất lành mạnh, rất vui tươi!”. 

Nhìn “bức tranh toàn cảnh” của Việt Nam cuối 2013 không thể không liên tưởng bốn ông tới nghĩa đen của “tứ trụ”. Nhưng không phải bốn chiếc cột lành lặn, thông thường mà là bốn chân giường đã mục trong 8 câu thất ngôn bát cú sau:

Tứ trụ kỳ này đoán chẳng sai
Hùng, Dũng, Sang, Trọng - bốn anh tài (?)
Chỉ lối đã giao phường cám hấp (1)
Đưa đường còn chọn bọn công sai
Quốc thể trông vào tài múa mép
Dân quyền nhờ cậy giỏi khua môi
“Tứ trụ”- bốn chân giường đã mục
Độc đảng thành ra cứ phải sài (2)

12/2013


__________________________________

Chú thích:

(1). Chỉ người dở hơi, hâm hấp.

(2). Dùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét