Phát biểu tại Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định là trong những năm gần đây, Việt Nam đã « giữ vững » tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là đã kiềm chế được lạm phát xuống còn khoảng 6% năm 2013, thấp nhất trong 10 năm qua. Ông Dũng cũng cho biết là trong 3 năm qua, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh và nhập siêu trong năm nay cũng đã giảm mạnh.
Nhưng theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tuy chính phủ Hà Nội đã giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2013, bà Kwakwa ghi nhận : « Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài lên khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm sút do mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thấp và do khu vực kinh tế quốc doanh còn trì trệ. ».
Theo bà Victoria Kwakwa, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục ngành tài chính và ngân hàng và kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư nhân là « những yếu tố quan trọng để khôi phục lại niềm tin vào nền kinh tế. »
Theo Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới WB ở Việt Nam, đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính sẽ giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài cho Việt Nam.
Trước đó, trong Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam được công bố ngày 02/12 vừa qua, bà Kwakwa cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội « tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.”
Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất là dự trữ ngoại tệ của Việt Nam quá thấp. Thứ hai, mức cầu của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam rất mong manh. hứ ba, có nguy cơ là Việt Nam không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ. Thứ tư là tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp. Rủi ro cuối cùng mà báo cáo của WB nêu lên là tình trạng mất niềm tin vào ngành ngân hàng của Việt Nam.
Về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo nói trên đặc biệt lưu ý rằng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp.
Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển 2013, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, những nỗ lực của Việt Nam trong việc ổn định vĩ mô, cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm. ADB khuyến khích chính phủ tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia cải cách.
Từ một quốc gia từ 20 năm qua vẫn nhận tài trợ của quốc tế với điều kiện ưu đãi, nay Việt Nam phải học sống « tự lập ». Có thể vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA không giảm nhiều, nhưng Việt Nam không còn được hưởng những ưu đãi như trước nữa, vì bây giờ đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Cho nên, nhu cầu đẩy mạnh cải cách theo như khuyến cáo của các định chế quốc tế càng cấp thiết hơn, vì nếu không, Việt Nam có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với những nước có cùng hoàn cảnh.
Nhưng theo bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, tuy chính phủ Hà Nội đã giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn chậm. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam 2013, bà Kwakwa ghi nhận : « Tác động của khu vực đầu tư nước ngoài lên khu vực kinh tế tư nhân đã bị giảm sút do mức độ tin tưởng của người tiêu dùng và doanh nghiệp còn thấp và do khu vực kinh tế quốc doanh còn trì trệ. ».
Theo bà Victoria Kwakwa, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, khôi phục ngành tài chính và ngân hàng và kinh tế quốc doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho kinh tế tư nhân là « những yếu tố quan trọng để khôi phục lại niềm tin vào nền kinh tế. »
Theo Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới WB ở Việt Nam, đẩy nhanh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính sẽ giúp khôi phục năng lực cạnh tranh và tăng trưởng về lâu dài cho Việt Nam.
Trước đó, trong Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam được công bố ngày 02/12 vừa qua, bà Kwakwa cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội « tập trung quan tâm tới tốc độ cải cách cấu trúc, đang diễn ra khá chậm, để lập lại vị trí của Việt Nam trong lộ trình tăng trưởng cao hơn.”
Báo cáo Điểm lại tình hình kinh tế lần này đã nhận dạng một số rủi ro chính tới ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất là dự trữ ngoại tệ của Việt Nam quá thấp. Thứ hai, mức cầu của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam rất mong manh. hứ ba, có nguy cơ là Việt Nam không giữ vững được kỷ cương tài khóa và tiền tệ. Thứ tư là tiến bộ trong các cải cách cơ cấu chậm chạp. Rủi ro cuối cùng mà báo cáo của WB nêu lên là tình trạng mất niềm tin vào ngành ngân hàng của Việt Nam.
Về năng lực cạnh tranh của Việt Nam, báo cáo nói trên đặc biệt lưu ý rằng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là hàng giá trị thấp.
Tại Diễn đàn Đối tác Phát triển 2013, đại diện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, những nỗ lực của Việt Nam trong việc ổn định vĩ mô, cải cách doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm. ADB khuyến khích chính phủ tạo điều kiện cho khối tư nhân tham gia cải cách.
Từ một quốc gia từ 20 năm qua vẫn nhận tài trợ của quốc tế với điều kiện ưu đãi, nay Việt Nam phải học sống « tự lập ». Có thể vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA không giảm nhiều, nhưng Việt Nam không còn được hưởng những ưu đãi như trước nữa, vì bây giờ đã thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Cho nên, nhu cầu đẩy mạnh cải cách theo như khuyến cáo của các định chế quốc tế càng cấp thiết hơn, vì nếu không, Việt Nam có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với những nước có cùng hoàn cảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét