Pages

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Câu chuyện bó đũa về thế trận tàu ngầm Đông Nam Á

(Bình luận quân sự) – Một số quốc gia Đông Nam Á đã và đang xây dựng cho mình hạm đội tàu ngầm chiến đấu, tuy nhiên, sức mạnh ngầm mà họ đang sở hữu vẫn chưa bằng một phần của Trung Quốc.

Đông Nam Á có những tàu ngầm nào?
 
Vừa qua, Indonesia đang tiến hành những bước đàm phán để mua về từ Nga 10 tàu ngầm lớp Kilo hoặc Amur. Nếu Indonesia quyết định mua tàu ngầm Nga, tổng trị giá của hợp đồng có thể đạt trên 5 tỷ USD.
 
Indonesia là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu tàu ngầm (Năm 1981, Indonesia đã mua 2 tàu ngầm lớp Cakra (Type 209) mua của Đức). Nhưng trong hàng chục năm Indonesia không thể mở rộng đơn vị đặc biệt quan trọng này. Mãi tới tháng 1/2012 do tình hình bất ổn trong khu vực diễn biến phức tạp, Indonesia đã quyết định mua thêm 3 tàu ngầm lớp Chang Bogo của Hàn Quốc trị giá 1,07 tỷ USD. Dự kiến, tất cả được chuyển giao vào giai đoạn 2015-2016.
 
Hiện tại, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga , tàu ngầm Type 214 của Đức.
 
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia
 
Với Malaysia, một quốc gia có những tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc, hiện nay hạm đội tàu chiến Malaysia đang sở hữu 2 tàu ngầm điện - diesel lớp Scorpene hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á được đưa vào biên chế từ năm 2009. Tàu ngầm lớp Scorpene được đánh giá là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.
 
Trong chiến lược hiện đại hóa Hải quân của mình, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm, Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.
 
Tuy là quốc gia không có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nhưng trước những diễn biến phức tạp trong khu vực, Singapore vẫn quyết định hiện đại hóa lực lượng Hải quân của mình. Hiện Hải quân Sigapore được đáng giá có sức mạnh hàng đầu Đông Nam Á.
 
Năm 1995, Hải quân Singapore đã mua 4 chiếc tàu ngầm loại Challenger từ Hải quân Thụy Điển, biến chúng thành nền tảng triển khai hoạt động chiến đấu dưới mặt nước đầu tiên của nước này. Đến tháng 11/2005, Hải quân Singapore đã đặt bút ký hợp đồng mua 2 tàu ngầm loại Archer từ Thụy Điển.
 
Tàu ngầm Archer của Singapore
Tàu ngầm Archer của Singapore
Ngoài Indonesia, Maylaysia, Singapore và Trung Quốc thì Việt Nam là quốc gia sở hữu lực lượng tàu ngầm muộn nhất. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 chiếc tầu ngầm Project 636 lớp Kilo, hợp đồng được ký kết năm 2009. Chiếc Kilo đầu tiên mang tên Hà Nội đã về tới quân cảng Cam Ranh.
 
Câu chuyện bó đũa và chênh lệch sức mạnh
 
Tuy các quốc gia Đông Nam Á đều có lực lượng tàu ngầm chiến đấu của riêng mình, nhưng đối sánh với Trung Quốc thì chưa bằng một phần nhỏ sức mạnh của quốc gia này.
 
Được coi là nguyên nhân gây nên căng thẳng trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng tàu ngầm đông đảo nhất trong khu vực. Theo số liệu của Lầu Năm Góc công bố vào năm 2010, Hải quân Trung Quốc sở hữu 54 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng diesel (SS).
 
Hạm đội tàu ngầm tấn công của Trung Quốc đã tăng một cách đáng kể số lượng tàu tuần tiễu từ 2 chiếc năm 2006 lên 6 chiếc năm 2007 và 12 chiếc năm 2008. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang có sự tập trung mới vào việc huấn luyện và chứng tỏ với các nước khác là Trung Quốc là một cường quốc hàng hải ở Thái Bình Dương.
 
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cho ra mắt bốn loại tàu ngầm mới được thiết kế và sản xuất trong nước là tàu ngầm lớp Tấn (tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo - SSBN), lớp Thương (SSN), lớp Nguyên (SSP), và lớp Tống (tàu ngầm tấn công chạy bằng điện - SSK). Thế hệ tiếp theo của tàu ngầm lớp Thương cũng đang được chế tạo.
 
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
Tàu ngầm lớp Tấn của Trung Quốc
 
Một số vụ đụng độ với tàu của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thái Bình Dương trong những năm vừa qua cho thấy tầm hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc đã vươn xa hơn và hoạt động có phần hiếu chiến hơn so với trước đây.
 
Giới phân tích cho rằng sở dĩ Trung Quốc mở rộng nhanh chóng lực lượng tàu ngầm tấn công là do một số nguyên nhân như: nhằm đáp ứng nhu cầu phòng thủ, hạn chế khả năng can thiệp của Mỹ, thách thức sự thống trị của Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương, bảo đảm khả năng đánh chặn hạt nhân, và nguyên nhân quan trọng nhất theo các chuyên gia nhận định đó là nhằm mục đích răn đe các nước trong khu vực để thực hiện ý đồ của mình.
 
Có thể nói, việc các quốc gia Đông Nam Á xây dựng lực lượng tàu ngầm chiến đấu nói riêng và nâng cấp trang thiết bị cho quân đội nói chung là yêu cầu tất yếu của mỗi quốc gia, nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, an ninh đất nước. Nhưng một khi đã xuất hiện những dấu hiệu của sự răn đe sức mạnh giữa nước lớn và nước nhỏ, thì bài toán đặt ra là luôn cần phải có sự đoàn kết giữa các quốc gia.
 
Sự đoàn kết ấy ASEAN đã thể hiện hết sức khéo léo, từ việc đoàn kết yêu cầu Trung Quốc phối hợp về bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) cho đến việc các quốc gia ký hiệp định đối tác chiến lược song phương với nhau. Những động thái này đã biểu lộ cho Trung Quốc biết một ASEAN tuy nhỏ bé nhưng đoàn kết.
 
Biển Đông sẽ tiếp tục yên bình nếu cán cân sức mạnh giữa các bên được cân bằng, để tạo được sự cân bằng này, các nước nhỏ phải giữ được sự đoàn kết và tôn trọng luật pháp quốc tế.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét