Pages

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Hoàng Sa: Hiến chương LHQ không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực

Thành phố Tam Sa do Trung Quốc xây dựng trên quần đảo Hoàng Sa,
 Biển Đông (Ảnh chụp ngày 27/12/2012) CHINA OUT AFP PHOTO
Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974, đã có nhiều hoạt động của các giới trong và ngoài nước nhân sự kiện này. Chẳng hạn chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” quyên góp cho thân nhân các tử sĩ trong trận hải chiến oai hùng, chương trình “Minh triết làm chủ Biển Đông” nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, truyền thông về biển đảo. Và gần đây nhất có thể kể lá thư gởi Liên Hiệp Quốc do Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và nhóm Biển Đông tại Pháp.


Tuy chỉ mới đưa lên mạng vào tối thứ Bảy 11/1, đến 5 giờ chiều nay theo giờ Việt Nam sau hai ngày đã thu thập được khoảng ba ngàn chữ ký, với chữ ký của các nhân vật tên tuổi như giáo sư Ngô Bảo Châu, tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà văn Nguyên Ngọc, Vũ Thư Hiên…
Lá thư muốn nhắc lại sự kiện lịch sử bi thương ngày 19 và 20/01/1974, quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa sau trận hải chiến ác liệt với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng khẳng định tầm quan trọng của việc thượng tôn luật pháp quốc tế, tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Thư kêu gọi: “Hãy cùng chúng tôi làm tất cả cho một thế giới hòa bình, ổn định, công bằng, và chúng ta chỉ có thể xây dựng một thế giới như vậy khi mỗi quốc gia tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Trong thông cáo báo chí, nhóm khởi xướng thiết tha: “Từ 40 năm, Việt Nam bị cướp một phần lãnh thổ, Việt Nam đổ một phần máu thịt. Tuy nhiên theo luật quốc tế, chủ quyền Hoàng Sa vẫn thuộc Việt Nam. Hiến chương Liên Hiệp Quốc không cho phép thụ đắc lãnh thổ bằng bạo lực. Với điều kiện người Việt Nam phải luôn nhắc với thế giới hành vi cưỡng đoạt của Trung Quốc, luôn khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Và tìm mọi cách yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án Công lý Quốc tế”. Đồng thời nhấn mạnh: “Một tiếng nói có thể nhỏ, nhưng một triệu âm thanh sẽ làm thay đổi thế giới”.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với tiến sĩ sĩ Lê Trung Tĩnh, trường đại học Cầu Đường quốc gia Pháp ở Paris, là một trong những người chủ xướng sự kiện này.


Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh tại Paris

13/01/2014


Nghe (09:22)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét