Pages

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Lại biểu tình lớn ở Thái Lan

Người biểu tình đối lập với chính phủ ở Thái Lan hiện đang tập trung ở thủ đô Bangkok nhằm "đóng cửa" trung tâm thành phố.
Đây là một phần trong chiến dịch nhằm lật đổ chính quyền của Thủ tướng Yingluck Shinawatra trước kỳ bầu cử bất thường ngày 2/2 tới.

Quan chức phụ trách bầu cử đã kêu gọi chính phủ hoãn tổ chức cuộc bầu khoảng ba tháng vì lý do an ninh.
Chính phủ đã điều 18.000 cảnh sát và binh lính tới Bangkok để bảo đảm an ninh, trong khi phe biểu tình dựng rào chắn và chiếm cứ các đầu chốt giao thông quan trọng.

Thế nhưng Phó Thủ tướng Niwatthamrong Boonsongpaisan nói với BBC rằng điều này khó có thể thực hiện.
Người biểu tình cáo buộc Thủ tướng Yingluck là "con rối" do anh trai của bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, người bị lật đổ năm 2006, giật dây.
Ít nhất bảy người bị thương khi các tay súng không rõ danh tính bắn vào đám đông người biểu tình chống chính phủ tại một địa điểm ở thủ đô Bangkok hôm thứ Bảy.
Lãnh đạo quân đội Thái, Tướng Prayuth Chan-Ocha, đã bác bỏ tin đồn về khả năng can thiệp quân sự, nói rằng không ai tìm cách đảo chính.
Binh lính được giao nhiệm vụ bảo vệ các tòa nhà chứ không tham gia đối đầu với người biểu tình.

Phải ra đi

Một người biểu tình có tên là Darunee Suredechakul nói với hãng tin Mỹ AP: "Chính phủ phải ra đi. Cải cách phải được thực hiện."
"Chúng tôi không muốn nhìn thấy gương mặt cũ của các chính khách tham nhũng nắm quyền hết lần này đến lần khác," ông nói.
Bảy giao lộ chính đã bị những người biểu tình phong tỏa. Họ dựng sân khấu và những bức tường bao cát chắn đường, phóng viên BBC ở Bangkok Jonathan Head cho biết.
Chính phủ Thái Lan nói họ muốn cuộc sống vẫn tiếp diễn như bình thường bất chấp việc 'đóng cửa Bangkok' và đã yêu cầu bổ sung thêm chuyến cho các tuyến đường xe điện ngầm và xe đện trên cao cũng như tổ chức thêm chỗ đỗ xe bên ngoài khu trung tâm thành phố.
Những người biểu tình cũng dự định sẽ bao vây một số bộ quan trọng và cắt đường dây điện để ngăn các cơ quan này hoạt động.
Những người biểu tình nói họ sẽ biểu tình trong vài ngày nhưng nói họ sẽ không nhằm vào hệ thống giao thông công cộng hay sân bay vốn từng bị người biểu tình đóng cửa hồi năm 2008.
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban gọi đây là 'cuộc cách mạng của nhân dân'.
Ông nói với các phóng viên rằng bà Yingluck Shinawatra 'không còn là thủ tướng' trong mắt người dân Thái.
Người biểu tình

Đóng cửa trường học

Chính phủ nói họ đang triển khai 8.000 binh sỹ và 10.000 cảnh sát để duy trì trật tự.
Quân đội Thái, vốn từng vài lần đảo chính trong quá khứ - đã từ chối loại trừ khả năng đảo chính một lần nữa. Một số người lo ngại rằng nếu bạo lực leo thang thì sẽ khiến cho quân đội can thiệp.
Cho đến nay, chính phủ của bà Yingluck đã cố gắng không để xảy ra xung đột với người biểu tình.
Bà Yingluck đã 'ra lệnh cho quân đội và cảnh sát phải kiềm chế tối đa và không sử dụng tất cả các loại vũ khí khi đối phó với người biểu tình,' phó thủ tướng Thái Lan cho biết.
"Trong cuộc đấu tranh này, thắng là thắng mà thua là thua. Không có liên hệ gì với nhau. Không có chuyện hai bên cùng thắng. Chỉ có một bên thắng cuộc mà thôi."
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban
Hãng tin Associated Press dẫn lời lãnh đạo biểu tình Suthep nói rằng "quần chúng sẽ không chấp nhận bất cứ yêu cầu thương lượng nào".
"Trong cuộc đấu tranh này, thắng là thắng mà thua là thua. Không có liên hệ gì với nhau. Không có chuyện hai bên cùng thắng. Chỉ có một bên thắng cuộc mà thôi."
Các trường học đóng cửa trong ngày thứ Hai 13/1 vì lý do an toàn cho học sinh.
Phó Thủ tướng Niwattumrong Boonsongpaisan nói chính phủ vẫn đang tìm cách đàm phán với phe biểu tình để tìm khả năng thỏa hiệp.
Trong hai tháng qua, chính phủ đã cho phép biểu tình mà gần như không gặp kháng cự, ngoại trừ một số cuộc đối đầu giữa người biểu tình và cảnh sát.
Tuy nhiên gần đây có một vài vụ tấn công vào buổi đêm của những người không rõ danh tính đi xe máy.
Đảng Pheu Thai của bà Yingluck được cho là nhiều khả năng chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng tới.
Thế nhưng người biểu tình nói các chính sách dân túy của bà đã dẫn đến một nền dân chủ đầy khiếm khuyết và muốn thay chính phủ bằng một "Hội đồng Nhân dân" không do bầu cử lập nên.
Một số người cũng cho rẳng anh trai bà Yingluck, ông Thaksin Shinawatra, vẫn còn đang kiểm soát các sự kiện ở Thái Lan thông qua em gái mình và chính phủ của bà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét