Pages

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Mâu thuẫn Biển Đông được hâm nóng lại?

Một lễ ở Hà Nội hồi tháng 3/2013 tưởng niệm trận Gạc Ma 1988
Sắp đến ngày kỷ niệm 40 năm hải chiến Hoàng Sa, thông tin về sự kiện này, các các bài báo, hội thảo… tràn ngập trên truyền thông Việt Nam nhưng các báo Trung Quốc như Nhân Dân Nhật báo, Hoàn Cầu đều im lặng.
Điều này trái hẳn các năm trước, khi mà các tờ báo lớn của Trung Quốc, đến thời gian này, luôn có các bài ca ngợi hoặc đưa tin kỷ niệm sự kiện Hoàng Sa.


Thực tế thì từ khi căng thẳng Trung - Việt lên đỉnh điểm năm 2011 qua sự kiện tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu khảo sát Việt Nam, giữa hai nước đã có nhiều cuộc trao đổi, làm việc để hạ nhiệt những bất đồng này càng nhanh càng tốt.
Qua sự việc này, không khó để nhận ra Trung Quốc đang tránh gây căng thẳng với Việt Nam một cách trực tiếp.
Cụ thể là 'Thỏa thuận giải quyết bất đồng về Biển Đông' được ký kết vào tháng 10 năm 2011, tiếp sau đấy là chuyến viếng thăm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Đến đầu năm 2012, hai vòng đàm phán giữa Bộ Ngoại Giaohai nước đã diễn ra, cộng với việc thiết lập đường dây nóng vào tháng 3 cùng năm, đã giải quyết được một số bất đồng về tranh chấp trên biển Đông, đồng thời đạt thỏa thuận cùng hợp tác ở những vùng không có tranh chấp.

Áp lực nhiều phía

"Trung Quốc tin rằng Mỹ không vô tư khi nhúng tay vào những bất ổn trong vấn đề Biển Đông"
Với việc Tòa án Quốc tế sẽ giải quyết đơn kiện Trung Quốc của Philippine khoảng giữa năm nay, cộng với các căng thẳng đang có với Nhật Bản hẳn Trung Quốc không muốn 'lưỡng đầu thọ địch' và giải pháp tạm hòa hoãn với các nước trong khối ASEAN là một chính sách hợp lý, khi mà hai bên vẫn trong giai đoạn bàn thảo về một Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông.
Theo giới phân tích, động thái xuống nước này của Trung Quốc là do áp lực cả trực tiếp lẫn gián tiếp của Mỹ, nước đang tìm cách can dự sâu hơn vào khu vực.
Các nhà làm chính sách của Trung Quốc tin rằng Mỹ không vô tư nhúng tay vào những bất ổn trong vấn đề Biển Đông mà thực chất, Mỹ đang lợi dụng những xung đột này để 'đâm bị thóc, chọc bị gạo' nhằm khoét sâu những mâu thuẫn sẵn có giữa Trung Quốc và khối ASEAN, hợp lý hóa sự có mặt lực lượng hải quân và hơn hết là để kiểm soát Trung Quốc.
Thế nhưng, kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc đồng ý ngồi vào bàn đàm phán song phương đến nay, mọi việc như đang dậm chân tại chỗ và vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa hai nước không có tiến triển gì khả quan hơn.
Không quá khi khẳng định rằng, mối quan hệ bang giao giữa Trung Quốc, do các xung đột về Biển Đông trong mấy năm qua, làm cho nguội lạnh.
Chính giải pháp mềm mỏng tạm thời của Trung Quốc, cũng như thiện chí của Việt Nam trong việc đàm phán song phương đã làm nóng lại mối qua hệ khá đặc biệt giữa hai quốc gia này.
Tuy nhiên, khác với Philippines, vốn có đồng minh hùng mạnh là Mỹ ủng hộ thì Việt Nam, một nước mà căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc đã từng dẫn đến các xung đột vũ trang trong quá khứ, ở một vị thế khác, lại không muốn trình trạng Biển Đông quá yên ắng, hay nói cách khác là có thể rơi vào quên lãng và như thế, sự việc có khả năng sẽ bị chìm đi.
Lẽ thường thì động thái cải thiện mối quan hệ giữa hai nước khi nó đang có vấn đề là có thể hiểu được và hợp lô-gích, nhưng trong trường hợp này, khi mà những bất đồng không được giải quyết một cách rốt ráo, thì việc hâm nóng lại mâu thuẫn có vẻ hợp lý hơn.
Và phải chăng sự kiện một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc tấn công hôm 2/1/2014, cũng như việc Trung Quốc chính thức bắt buộc các tàu đánh cá nước ngoài, từ 1/1/2014, khi hoạt động trên Biển Đông phải xin phép chính quyền Hải Nam, đã tạo điều kiện để tình hình tiếp tục nóng, và như thế, Việt Nam sẽ có tiếng nói trở lại trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Huy Bùi, Nghiên cứu sinh thạc sĩ ngành quan hệ quốc tế, đại học Stafforshire, Anh Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét