Pages

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Tại sao cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ xảy ra?

David Shlapak, một chuyên viên cao cấp chuyên phân tích chính sách quốc tế của tổng công ty Rand đã nói rằng: “Một trong những lý do giữ cho xác suất xảy ra chiến tranh ở mức rất thấp, đó là Mỹ và Đài Loan đã có những bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu tổn thương nặng nề nếu chiến tranh xảy ra.”
Cali Today News - Hãy thử tưởng tượng xem: một hàng rào phòng thủ của Trung Quốc gồm hơn 1000 đạn đạo và hỏa tiễn đầu đạn hạt nhân tầm thấp bắn phá vào các mục tiêu dân sự và quân đội của Đài Loan.
 
Khi lực lượng Không Quân Hoa Kỳ đóng tại Okinawa chuẩn bị đổ bộ để trợ giúp cho đồng minh của mình, Trung Quốc đã cho tấn công tàn phá hệ thống phòng không và hệ thống nhắm mục tiêu của Hoa Kỳ. Một loạt tên lửa đầu đạn thứ hai được bắn ra và nổ trong không gian, phá huỷ các vệ tinh quân sự quan trọng. Trong khi đó, một cơn mưa tên lửa khác dội xuống căn cứ của Hoa Kỳ, làm nổ tung tất cả các máy bay và các phi đạo của căn cứ Không Quân Hoa Kỳ.
Cùng lúc đó, một nhóm các tàu chiến của hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ dẫn đầu là chiếc USS George Washington xuất phát từ Nhật Bản và hướng đến eo biển Đài Loan. Vì các vệ tinh và hệ thống phòng không đã bị phá huỷ, thiếu đi hệ thống cảnh báo tiên tiến và những dữ liệu được cung cấp từ vệ tinh, hệ thống tên lửa phòng thủ của Hoa Kỳ rơi vào thế bất lợi so với những tên lửa mệnh danh “sát thủ hàng không mẫu hạm” của Trung Quốc vốn đang phóng ào ào về phía đội hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ. Hệ thống phòng thủ đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của nó, thế nhưng một số tên lửa vẫn rơi trúng vào mục tiêu của chúng: chiếc USS George Washington, làm cho những phi đạo trên boong tàu này không còn sử dụng được nữa. Lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh của Mỹ đã bị Trung Quốc vô hiệu hoá.
 Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ “gần như chắc chắn” không xảy ra. Photo courtesy: U.S. Navy via Getty Images
 
Kịch bản giả định này có lẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của quân đội Hoa Kỳ.
 
Dù sao thì với tình hình hiện nay, một số người đưa ra dự đoán rằng chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ “gần như chắc chắn” không xảy ra.
 
Hiện quân đội Hoa Kỳ vẫn sở hữu một lực lượng chiến đấu đáng sợ nhất trên thế giới, nếu là một đối một thì chỉ có thể dùng từ “bất bại – unbeatable” để nói về khả năng quân sự của Mỹ.
  
Nếu cuộc chiến này xảy ra, có thể nó sẽ là một cuộc chiến dai dẳng và kết thúc bằng chiến tranh hạt nhân hủy diệt. 
 
Trung Quốc nhận thức được điều này rõ hơn ai hết. Vì thế, thay vì định hướng bản thân tới một cuộc chiến tranh mà nó không thể giành được chiến thắng, Trung Quốc đã chuyển chiến lược quân sự của nó sang một mục đích nhỏ hơn, nhưng thâm hiểm hơn: đẩy Hoa Kỳ ra khỏi sân sau của Trung Quốc.
 
Hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Đài Loan và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư không chỉ nhằm mục đích tranh giành lãnh thổ mà còn là để chứng tỏ lòng kiêu hãnh của nó trên trường quốc tế. Bắc Kinh vẫn còn cay cú về cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, khi mà Tổng thống Bill Clinton đã có một buổi trình diện sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ đầy ngoạn ngục: ông đã cho triển khai hai nhóm hàng không mẫu hạm tiến thẳng đến eo biển Đài Loan. Có lẽ vì để bụng chuyện này mà Trung Quốc đã ra sức dương oai tại khu vực Biển Đông – Thái Bình Dương, khu vực vốn là nơi thống trị của Hải quân Hoa Kỳ.
 
Những hành động của chính phủ Bắc Kinh, đặc biệt là khoảng cuối năm nay, như là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến Hoa Kỳ rằng nó muốn chiếm đoạt ngôi vị cường quốc khu vực của Mỹ. Giáo sư Hugh White thuộc Đại học Australian National University – Đại học quốc gia Úc – bày tỏ quan điểm: “Trung Quốc đang nhắn nhủ với Hoa Kỳ rằng họ rất nghiêm túc và đã chuẩn bị để chấp nhận những rủi ro của việc khiêu khích, họ muốn thay đổi trật tự của thế giới.”
 
Các chuyên gia của Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển một kho vũ khí lớn bao gồm những loại vũ khí tối tân với thiết kế đặc biệt nhằm đẩy lùi sức mạnh của Mỹ. Mục đích là để đe doạ Mỹ, buộc Mỹ phải “bước nhẹ nhàng” nếu muốn đi qua khu vực mà Trung Quốc đang cai trị.
 
Nhằm ngăn chặn quân đội Hoa Kỳ sử dụng ưu thế công nghệ của họ để tấn công vào các trung tâm của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc đã cho lắp đặt hệ thống phòng vệ anti – access/ area denial (A2 / AD). A2 / AD là một chiến lược phòng thủ nhiều lớp kết hợp mặt đất, biển, không khí, không gian và những cuộc tấn công không gian để đối phó với lợi thế quân sự của Hoa Kỳ.
 
Một yếu tố quan trọng trong chiến lược phòng thủ của Trung Quốc chính là việc nước này đã phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân với tầm bắn xa đủ để bao trùm cả khu vực châu Á. Nguy hiểm nhất phải kể đến DF – 21D “tên lửa của sát thủ tàu sân bay”, nó có tầm bắn ước tính khoảng 2.700 km và được thiết kế đặc biệt để nhắm vào những mục tiêu kích thước lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ - tàu sân bay.
 
Ngoài ra, số lượng máy bay chiến đấu mà Trung Quốc sở hữu đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là những chiếc máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ năm J – 20 và J – 31, những chiếc máy bay chiến đấu tàng hình. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã tiến hành mua lại ít nhất 12 tàu ngầm tàng hình loại Kilo chạy bằng điện và diesel của Nga, trong khi quân đội Hoa Kỳ đã chuyển hướng tập trung của nó khỏi những kỹ năng chiến tranh lạnh – Cold War skills, điển hình như săn tàu ngầm.
 
Nói về lý thuyết, những cuộc chạy đua vũ trang đã được bắt đầu từ trước để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh nhằm lấy lại danh dự của Trung Quốc. Khi chính phủ Bắc Kinh phát triển những vũ khí bất đối xứng (asymmetrical weapons) để làm giảm thiểu lợi thế quan sự của Mỹ, Ngũ Giác Đài cũng đang ráo riết đầu tư phát triển công nghệ vũ khí để có thể khống chế được những thiết bị phản công nghệ (counter – technologies) của Trung Quốc.
 
David Shlapak, một chuyên viên cao cấp chuyên phân tích chính sách quốc tế của tổng công ty Rand đã nói rằng: “Một trong những lý do giữ cho xác suất xảy ra chiến tranh ở mức rất thấp, đó là Mỹ và Đài Loan đã có những bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ là quốc gia chịu tổn thương nặng nề nếu chiến tranh xảy ra.”
 
Trong thực tế, có rất nhiều các hệ thống vũ khí dù đã được nghiên cứu phát triển nhưng sẽ không bao giờ được nhìn thấy chúng được dùng trong chiến đấu thực tế, nhưng những giả thuyết về các cuộc chạy đua vũ trang là rất quan trọng để các nhà nghiên cứu của cả hai phía tìm ra những phương hướng mới có lợi cho họ và giúp thay đổi các tính toán của các chiến lược gia về quân sự.
 
Theo Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ thì cho đến năm ngoái, không có lý do gì để lo sợ về sự tăng cường quân sự của Trung Quốc sẽ bắt kịp Hoa Kỳ. Miễn là Hoa Kỳ vẫn giữ được khoảng cách về năng lực quân sự với Trung Quốc.
 
“Khi chúng ta nhìn vào sự phát triển của các loại vũ khí, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo chống tàu ASBM, đó là một bước phát triển công nghệ mà chúng ta nên coi trọng, nhưng không nhất thiết phải lo sợ về nó. Yếu tố quan trọng trong bất kỳ loại chiến lược răn đe nào, đó là làm cho đối phương biết rằng chúng tôi có phương tiện và khả năng để đối phó lại với những công nghệ của họ. Chúng tôi có năng lực để duy trì lợi thế của mình trong cuộc cạnh tranh công nghệ này.”
 
Thế nhưng có một sự thật mà chúng ta không thể phủ nhận rằng, cho dù Hoa Kỳ có giành phần thắng đi chăng nữa thì với sự bùng nổ về kỹ thuật và công nghệ quân sự của Trung Quốc, một khi có đụng độ xảy ra giữa hai quốc gia này, dù chỉ là một cuộc xung đột nhỏ thì con số thương vong sẽ lớn hơn của bất kì quốc gia nào từng chứng kiến trong nhiều thập kỷ qua – đó chính là lý do tại sao cuộc chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ không xảy ra.
 
Nguyễn Linh

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

thiên cơ bất khảlậu..