Pages

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Tàu Cộng, Tàu Quốc Gia

Tác giả : Cô Tư Sài Gòn
Hôm nay, đọc tin thấy hai nhà nước Bắc Kinh và Đài Bắc thuận thảo nhau sau 6 thập niên căng thẳng, hù dọa nhau là sẽ đánh tới cùng...

Chuyện có vẻ lạ, vì chủ nghĩa vẫn còn phân cách. Có phải vì tư bản đỏ Trung Quốc chấp chận chủ nghĩa tư bản kiểu Đài Loan nên sẽ từ từ chuyển đôi thể chế? Hay phải chăng nhà nước Đài Loan chấp nhận cho nhuộm đỏ toàn dân để đầu hàng Tàu Cộng?

Hay phải chăng, hai phe Tàu Cộng và Tàu Quốc Gia nắm tay nhau để cùng chiếm Biển Đông, vì tình máu mủ dân tộc Đạị Hán vẫn mạnh hơn dị biệt thể chế?



Hay chỉ đơn giản vì, sau khi xúi Hà Nội đánh cho Sài Gòn rụng mất nhiều triệu sinh mạng, Bắc Kinh và Đài Bắc thấy chẳng cần gì làm như thế, và vở kịch lịch sử này tới lúc phải hạ màn?

Bản tin RFI hôm Thứ Ba cho biết:

“Lần đầu tiên một bộ trưởng Đài Loan thăm Trung Quốc.

Bộ trưởng Đài Loan đặc trách về quan hệ với Trung Quốc hôm nay, 28/01/2014, thông báo là vào tháng 2 tới ông sẽ sang gặp đồng nhiệm Trung Quốc. Đây sẽ là lần đầu tiên một bộ trưởng Đài Loan thăm Trung Quốc.

Ông Vương Úc Kỳ (Wang Yu Chi), Chủ nhiệm Ủy ban Trung Hoa đại lục, chức vụ tương đương với bộ trưởng của Đài Loan, ngày 11/02 tới sẽ sang thành phố Nam Kinh để hội đàm với ông Trương Chí Quân (Zhang Zhijun) Chủ nhiệm Văn phòng sự vụ Đài Loan của Trung Quốc.

Phát biểu với báo chí hôm nay tại Đài Loan, ông Vương Úc Kỳ cho biết chuyến đi này nhằm mục đích tiếp tục «định chế hóa» các mối quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan. Ông Vương Úc Kỳ nói thêm: «Với tư cách chủ nhiệm ủy ban Trung Hoa đại lục đầu tiên đến thăm Trung Quốc, tôi cảm thấy trọng trách của mình vô cùng nặng nề và con đường sẽ còn dài».

Theo chương trình dự kiến, trong thời gian ở Trung Quốc, ông Vương Úc Kỳ sẽ thăm lăng của Tôn Dật Tiên, cha đẻ của Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) và sẽ phát biểu tại đại học Nam Kinh, trước khi đi thăm Thượng Hải.

Trong chiều hướng cải thiện quan hệ giữa hai bên, Đài Loan và Trung Quốc vào năm 2010 đã ký một hiệp định khung về hợp tác kinh tế. Đài Bắc và Bắc Kinh cũng đã quyết định mở các chuyến bay trực tiếp giữa hai bờ eo biển Đài Loan.

Thế nhưng, cho tới nay những hiệp định, thỏa thuận nói trên chỉ được thương lượng bởi những cơ quan bán chính thức của hai bên, do Đài Loan và Trung Quốc không có bang giao chính thức.

Bắc Kinh hiện vẫn xem Đài Loan là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc và vẫn không từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Trung Hoa lục địa...”(ngưng trích)

Không từ bỏ vũ lực? Nói thiệt hay nóí chơi? Hay là muốn theo chân Hà Nội phất cao lá cờ Mác Lê để đánh cho không còn viên gạch nào nguyên vẹn trên thế giơi tư bản?

Trong khi bản tin RFI viết chừng mực, thế báo chí Hà Nội nói gì về chuyện Bắc Kinh lộ vẻ đầu hàng tư bản Đài Bắc?

Báo Thanh Niên có bản tin cũng viết rất chừng mực:

“Một quan chức phụ trách các vấn đề về Trung Quốc của Đài Loan vào ngày 28.1 cho biết ông này đang lên kế hoạch thăm Trung Quốc vào tháng 2, trong một cuộc gặp cấp cao đầu tiên giữa Đài Bắc và Bắc Kinh.

Ông Wang Yu-chi, người đứng đầu Ủy ban Phụ trách các vấn đề về Trung Quốc của Đài Loan, dự kiến sẽ bay sang Trung Quốc vào ngày 11.2 để gặp gỡ ông Zhang Zhijun, Chủ tịch Văn phòng xử lý các vấn đề về Đài Loan, AFP đưa tin.

“Chuyến đi là dấu chỉ rất quan trọng cho việc thể chế hóa hơn nữa mối quan hệ giữa hai bên”, ông Wang cho biết.

“Là chủ tịch Ủy ban Phụ trách các vấn đề về Trung Quốc đầu tiên đi thăm Trung Quốc, tôi nghĩ trách nhiệm của tôi hết sức cam go và là một chặng đường dài”, ông Wang nói.

Được biết, vào tháng 6.2010, Đài Loan và Trung Quốc đã cùng ký kết Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế, được đánh giá là động thái mạnh mẽ nhất hướng tới sự hòa giải giữa hai phía kể từ sau khi Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc vào năm 1949.”(ngưng trích)

Bản tin Thanh Niên nói là Đài Loan tách ra khỏi Trung Quốc vào năm 1949? Thế là viết khéo, cho nhẹ nhàng mọi chuyện. Giết nhau cả trăm ngàn người mà chỉ nói đơn giản là “tách ra khỏi” -- thế là tuyệt vời văn chương.

Báo Xã Luận nói trực tiếp hơn: “Động thái được xem như đột phá quan trọng của việc Bắc Kinh và Đài Bắc công nhận lẫn nhau.”

Công nhận lẫn nhau? Trong khi đó, 4 thập niên sau cuộc chiến, Hà Nội vẫn không công nhân Sài Gòn.

Thế là, Việt Nam lúc nào cũng đi đầu trong thế giới xã hội chủ nghĩa vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét