Pages

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM & VINH DANH TRẬN HOÀNG SA

Thư trong nước:
Thưa chú, vừa rồi Nguyễn Bá Thanh sang TQ sau đó về nước thì VN bắt đầu xử Dương Chí Dũng, nhiều người cho rằng ông Thanh đã sang nhận chỉ thị để về xử DCD. Cháu thấy lập luận như vậy có lẽ sai, vì tội DCD rành rành như vậy, và là chuyện nội bộ kinh tế VN nên không có lý do gì để TQ xen vô. Nếu có liên quan gì chắc cũng chỉ là ông Thanh tham khảo các vụ tương tự bên Tàu. Vậy cụ thể ông Thanh đi Tàu là vì mục đích gì?

Mấy hôm nay báo Thanh Niên có đăng nhiều kỳ về trận HS của VNCH, lời lẽ rất nịnh các quân nhân VNCH. Huy Đức thì vận động lập quỹ ủng hộ thân nhân các tử sỹ VNCH trong trận HS, và đề cập tới vấn đề HHHG. VOA và BBC đồng thanh nêu vấn đề cũ và khuyên CSVN kiện TQ như Phi đang làm. Vậy lần này cũng là bước tiếp theo của kế hoạch HHHG và kích động CSVN tiếp tục quậy chuyện HS?
Hồi đầu năm TT NTD có đọc thông điệp đầu năm, trong đó có nhắc nhiều lần tới các quyền dân chủ và cải tổ thể chế, nhưng với bản hiến pháp không thay đổi gì nhiều, thì bài diễn văn của ông Dũng khiến người nghe nghĩ rằng ông nói dóc chơi. Vậy theo chú thì mục đích thật của bài diễn văn là gì? Cháu nghĩ rằng NTD chỉ đề cập tới chuyện tăng quyền giám sát cho người dân ở phần kinh tế mà thôi, còn chuyện chính trị và thể chế thì vẫn vậy.
Cháu chào chú.
Cháu thân mến,
Về chuyện Nguyễn Bá Thanh đi TQ
(1) Nguyễn Bá Thanh không có giá trị gì đối với TrƯ ĐCSVN, bởi vì ông ta không có tên trong Bộ CT, cũng không có tên trong Ban bí thư. Như vậy trong số 17 người của BCT và 4 người trong BBT thì cao lắm NBT mới đứng hàng thứ 22.
(2) Người có thứ hạng 22 ( Đặt giả dụ vị trí cao nhất mà Thanh có thể có ) mà đi sang TQ thì có thể bàn với lãnh đạo thứ mấy của TQ? Và bàn chuyện gì ?
(3) Dĩ nhiên trước khi NBT sang TQ thì tất nhiên phải có chỉ thị của 21 đàn anh chứ không lẽ một mình ông ta tự ý sang TQ rồi muốn nói gì thì nói, muốn bàn gì thì bàn, muốn ký gì thì ký ? Do đó không nên thắc mắc về mục đích chuyến đi của NBT.
(4) Tuy nhiên nên thắc mắc là NPT+TTS+NTD+… sai Thanh sang TQ để làm gì? Dĩ nhiên không phải là vì vấn đề kinh tế, bởi vì Thành biết gì về kinh tế mà thưa với lãnh đạo TQ. Thanh chỉ có một giá trị duy nhất là ứng cử viên sáng giá cho chức Tổng bí thư vào khóa 12 sắp tới bởi vì không có ai trong 21 nhân vật hàng đầu của ĐCSVN muốn làm TBT. Hiện nay chức này không có ăn mà cũng không có quyền, chỉ làm nhiêm vụ tương đương như Chủ tịch Mặt trận Tồ Quốc mà thôi ( tuyên tuyền hỗ trợ cho chính phủ ).
Vậy thì Bộ chính trị sai Thanh đi TQ chỉ là công tác liên hệ giữa hai ĐCS. Ngoài ra cũng để giới thiệu với lãnh đạo TQ về nhân vật sẽ ứng cử chức TBT sau này.
Về chuyện khua chiêng gõ trống vụ Hoàng Sa
(1) Chuyện Nguyễn Tấn Dũng nịnh VNCH đã bắt đầu xảy ra từ cuối năm 2011.
Ngày 25-11-2011 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố trước Quốc hội CSVN : “Đến năm 1974 thì cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, thì chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án cái việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp”.
Đây là lần đầu tiên một lãnh tụ CSVN gọi chế độ Miền Nam là Việt Nam Cọng Hòa. Trước kia mà động tới cụm từ này thì giống như là động mã tổ của ông Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên khi phát ngôn như vậy thì Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua với Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang. Hay nói một cách khác là Dũng nói thay cho Trọng và Sang.
Lời phát ngôn của Dũng nhằm báo trước cái “Luật Biển”của CSVN đã soạn xong, và sẽ đưa ra Quốc hội thông qua vào tháng 3-2012. Dĩ nhiên Luật Biển này được soạn ra theo ý của Trọng, Sang, Dũng…
Vấn đề chính yếu của Luật Biển CSVN là “Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam” kể từ 1-1-2013. Mục đích tối hậu của câu “Chủ quyền Hoàng Sa là của VN” đã khiến cho TQ không thể nào đưa tàu tới khoan hút dầu tại khu vực xung quanh Hoàng Sa 650 Km bởi vì khu vực này đang còn tranh chấp. Theo luật quốc tế thì hễ một khi có tranh chấp chủ quyền thì không ai được động tới tài nguyên trong khu vực đó, chờ cho tới khi các bên thỏa thuận với nhau qua trọng tài quốc tế.
Suy ra kẻ chủ mưu không cho TQ hút dầu tại HS là Hoa Kỳ. HK muốn “đóng băng” số dầu này cho tới khi nào TQ chịu nhượng bộ một số đòi hỏi của HK. ( Tới lúc đó HK sẽ ra lệnh cho CSVN ngồi vào bàn đàm phán vời TQ và chấp nhận HS thuộc TQ ). Do vậy Luật Biển của CSVN chỉ có một tác dụng duy nhất là không cho TQ múc dầu chứ không có tác dụng nào khác.
(2) Vì muốn múc dầu tại HS mà Tập Cận Bình phải sang HK để điều đình, tuy nhiên Obama không thuận. Nhưng rồi cuồi cùng Obama chấp thuận mua hàng chịu của CSVN, và TQ thì cho CSVN mua hàng chịu của TQ. HK chịu lép vế bởi vì HK rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính ( Mức nợ trần).
(3) Tháng 11 năm 2012, lợi dụng sự lép vế của HK mà CSVN chỉ thị cho Hunsen không đưa nghị quyết phản đối TQ tại hội nghị Asean tháng 11 năm 2012.
(4) Tháng 12-2012 Nguyễn Chí Vịnh sai Đặng Văn Thanh tung ra bài diễn văn tuyên bố: “các đồng chí nhớ người Mỹ chưa hề, chưa từng và không bao giờ tốt thật sự với chúng ta cả … Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”
(5) Ngày 1-1-2013 Nguyễn Chí Vịnh tung ra bài phỏng vấn, cho rằng chuyện Hunsen không đưa ra nghị trình lên án TQ là do đồng thuận ( chỉ thị ) của CSVN. Vịnh cũng khẳng định rằng nếu sau này HK thỏa thuận được với TQ ( Như HK đã làm năm 1972) thì CSVN sẽ rơi vào tình trạng y như VNCH vào năm 1975.
(6) Đến tháng 7 năm 2013 Trương Tấn Sang đi Hoa Kỳ để đưa ra đề nghị TQ sẽ cho CSVN vay, rồi CSVN sẽ cho HK vay bằng số tiền mua hàng chịu ( nguyên liệu, chưa phải là thành phẩm ) của TQ . Mới đầu Obama bác, nhưng đến tháng 10 năm 2013 thì đành phải chấp thuận.
(7) Ngày 14-10 Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường đến Hà Nội để ký kết hiệp ước cho CSVN mua hàng chịu 60 tỉ USD trong năm 2014. Dĩ nhiên số hàng này không cần thiết cho dân chúng VN mà cần cho dân chúng HK. Trong khi HK không thể tiếp tục nợ thêm TQ.
(8) Để thực hiện trao đổi thương mại tay ba, tay tư, HK vận động cho CSVN, TQ và Nga vào Ủy ban Nhân quyền LHQ vào ngày 13-11-2013 ( Nhằm vượt qua quy định của đạo luật Jackson-Vanik: cấm buôn bán với các nước Cọng sản hay các nước có đường lối đối nghịch với HK, thí dụ như không tôn trọng nhân quyền ).
(9) Lợi dụng sự thất thế của HK, ngày 2-12-2013 TQ đưa ra quy định khu vực Phòng không tại Biển TQ. Trước đây TQ không dám đưa ra quy định này vì HK đang ở trên thế mạnh. Giờ đây trước sự lên chân của TQ, HK tuy ngoài mặt lên tiếng phản đối nhưng vẫn chỉ thị cho các phi cơ HK phải tuân hành quy định của TQ.
(10) Về phần CSVN cũng lợi dụng sự thất thế của HK mà quyết định không sửa đổi Hiến pháp theo như đòi hỏi của HK.
(11) Trước sự tráo trở của TQ và CSVN, HK quyết định ra tay:
- Gây phong trào biểu tình tại CPC, bắt đầu một chương trình nhằm lật đổ Hunsen, tách CPC ra khỏi ảnh hưởng của Hà Nội.
- Gây phong trào đòi lại Hoàng Sa trong tâm lý dân chúng VN. Nghĩa là đe dọa sẽ đóng băng số dầu tại Hoàng Sa cho tới khi nào dân chúng VN thôi đòi.
- Gây phong trào ủng hộ Nguyễn Tất Dũng, Trương Tấn Sang trong việc sửa đổi luật sở hữu sắp tới, lôi kéo đa số nhân dân về với TTS và NTD nhằm đẩy ĐCSVN trở về vị trí của Mặt Trận Tổ Quốc.
- Riêng Nguyễn Phú Trọng đã gián tiếp công nhận chế độ Cọng sản là ảo tưởng, bằng cách tuyên bố nếu cứ theo đường lối này thì 100 năm nữa cũng chưa có CNXH. Nghĩa là Trọng sẽ giả từ ĐCS trong nhiệm kỳ tới.
- Gây phong trào đánh bóng NTD để đưa NTD giữ chức TBT kiêm luôn Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ tới. Có thể Trương Tấn Sang hoặc Nguyễn Thiện Nhân làm Thủ tướng.
Về bài diễn văn của Nguyễn Tấn Dũng.
Bài diễn văn của NTD không phải do ông ta tự nghĩ ra hoặc tự viết ra, mà phải do một ban tham mưu soạn thảo sau khi đã tình toán kỹ mọi hậu quả sẽ xảy ra sau khi phổ biến.
Bài diễn văn cũng phải được Bộ chính trị và Ban bí thư thông qua chứ Dũng không thể tự ý phát biểu những điều to lớn như vậy được.
Bài diễn văn cũng được nhóm cố vấn kinh tế của HK và Nhật giúp soạn thảo chứ nhóm cố vấn của NTD không thể tự soạn mà không tham khảo ý kiến của quốc tế.
Nội dung của bài diễn văn có tính cách như một tuyên ngôn của chính phủ CSVN, vạch trước hướng đi trong tương lai xa của nước CHXHCN/VN. Và báo trước công việc sắp tới mà chính phủ CSVN sẽ phải làm.
Tuy nhiên vì là một hướng đi cho nên chưa chắc có thể thực hiện hoàn tất, có thể có những điều không thực hiện được hoặc có những điều sẽ gặp trở ngại nhưng dầu sao đây cũng là quyết tâm của nhóm lãnh đạo CSVN hiện tại.
Chủ sẽ chuyển cho cháu bản phân tích tỉ mỉ về thông điệp đầu năm của Nguyễn Tấn Dũng.
BÙI ANH TRINH

Không có nhận xét nào: