Ukraina xa dần Liên Hiệp Châu Âu và giá trị dân chủ Tây phương. Tiếp theo các động thái độc đoán như bỏ tù cựu Thủ tướng Ioula Timochenko và gần đây nhất là quyết định không ký hiệp ước làm thành viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu hồi tháng 11 năm 2013, chính quyền Kiev lại vượt qua một làm ranh đỏ.
Hôm qua 17/01/2013, Tổng thống Viktor Ianoukovitch ban hành đạo luật mà ngày hôm trước 16/01/2014, Quốc hội Ukraina, trong tay phe thân chính quyền, đã biểu quyết mà không tranh luận trong không khí hỗn loạn tại nghị trường.
Đạo luật « triệt tự do » quy định một loạt biện pháp bóp nghẹt quyền tự do phát biểu, thành lập hội đoàn và biểu tình qua các hình thức từ phạt vạ cho đến án tù, từ tịch thu bằng lái xe cho đến lao động cưỡng bách. Đặc biệt là lần đầu tiên khái niệm « nhân viên nước ngoài » được đưa vào luật pháp. Các tổ chức phi chính phủ từ trước đến nay hoạt động tự do phải đăng ký là « nhân viên của nước ngoài » nếu nhận tài trợ từ tây phương.
Khái niệm « nhân viên nước ngoài » là cụm từ thời chế độ cộng sản ngự trị tại Đông Âu được mật vụ của Stalin sử dụng để quy buộc các đối tượng bị xem là « phản cách mạng, tay sai đế quốc ». Từ năm 2012, để hù dọa đối lập Nga, tổng thống Putin đã đưa trở lại cụm từ này vào luật pháp.
Đạo luật mới còn quy định những tội danh mơ hồ như « khủng bố và vu khống». Người biểu tình đội mũ bảo hiểm hay đeo khăn choàng che mặt, lập một sân khấu lộ thiên, có thể bị tù 15 ngày. Tìm hiểu và phát tán thông tin một viên chức tham ô hay tố cáo một cảnh sát lạm dụng quyền lực càng rủi ro lớn.
Theo giới phân tích, các biện pháp trấn áp này có ba mục đích : bóp ngẹt phong trào phản kháng kéo dài từ tháng 11 năm ngoái đến nay ở quảng trường Maidan-Tự Do. Kiểm soát giới truyền thông bảo vệ giới chức cao cấp chống lại những tiết lộ về cuộc sống xa hoa của họ trong khi đất nước đứng trước vực phá sản vì nợ công.
Theo giải thích của dân biểu thân chính quyền Vadim Kolesnitchenko, thì « chế độ phải tự vệ , tái lập trật tự… những người không bằng lòng có quyền phát biểu khi có bầu cử ».
Câu hỏi đặt ra là nếu các quyền tự do ngôn luận, báo chí và hội họp bị cấm đoán « để chính quyền tự vệ » thì không gian dân chủ còn lại những gì ?
Nói cách khác, theo giới quan sát Tây phương, cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 tới đây, là « vấn đề sống chết » của phe tổng thống Ianoukovitch, bị tai tiếng tham ô. Do vậy, bằng mọi giá chế độ hiện nay phải tiêu diệt trước mọi cơ may chiến thắng của đối lập, đại diện cho khát vọng chính trị dân chủ hướng về mô hình Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với các đảng đối lập Ukraina, thì ngày 16/01/2014 vừa qua là « ngày thứ Năm đen ». Họ lên án tổng thống Ukraina theo chân lãnh đạo Nga Vladimir Putin « thiết lập chế độ độc tài ». Đối lập kêu gọi biểu tình lớn vào ngày mai Chủ nhật 19/01/2014. sau khi đạo luật trấn áp có hiệu lực, khả năng huy động xuống đường sẽ là cuộc trắc nghiệm của xu hướng dân chủ đa nguyên và hội nhập châu Âu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia chính trị Volodymyr Fessenko, đối lập Ukraina cần phải tìm ra một chiến thuật mới. Từ trước đến nay, họ đã tưởng lầm : chỉ cần biểu tình đông đảo là chính quyền sẽ sụp đổ như vào năm 2004 với cuộc cách mạng màu cam.
Hôm qua 17/01/2013, Tổng thống Viktor Ianoukovitch ban hành đạo luật mà ngày hôm trước 16/01/2014, Quốc hội Ukraina, trong tay phe thân chính quyền, đã biểu quyết mà không tranh luận trong không khí hỗn loạn tại nghị trường.
Đạo luật « triệt tự do » quy định một loạt biện pháp bóp nghẹt quyền tự do phát biểu, thành lập hội đoàn và biểu tình qua các hình thức từ phạt vạ cho đến án tù, từ tịch thu bằng lái xe cho đến lao động cưỡng bách. Đặc biệt là lần đầu tiên khái niệm « nhân viên nước ngoài » được đưa vào luật pháp. Các tổ chức phi chính phủ từ trước đến nay hoạt động tự do phải đăng ký là « nhân viên của nước ngoài » nếu nhận tài trợ từ tây phương.
Khái niệm « nhân viên nước ngoài » là cụm từ thời chế độ cộng sản ngự trị tại Đông Âu được mật vụ của Stalin sử dụng để quy buộc các đối tượng bị xem là « phản cách mạng, tay sai đế quốc ». Từ năm 2012, để hù dọa đối lập Nga, tổng thống Putin đã đưa trở lại cụm từ này vào luật pháp.
Đạo luật mới còn quy định những tội danh mơ hồ như « khủng bố và vu khống». Người biểu tình đội mũ bảo hiểm hay đeo khăn choàng che mặt, lập một sân khấu lộ thiên, có thể bị tù 15 ngày. Tìm hiểu và phát tán thông tin một viên chức tham ô hay tố cáo một cảnh sát lạm dụng quyền lực càng rủi ro lớn.
Theo giới phân tích, các biện pháp trấn áp này có ba mục đích : bóp ngẹt phong trào phản kháng kéo dài từ tháng 11 năm ngoái đến nay ở quảng trường Maidan-Tự Do. Kiểm soát giới truyền thông bảo vệ giới chức cao cấp chống lại những tiết lộ về cuộc sống xa hoa của họ trong khi đất nước đứng trước vực phá sản vì nợ công.
Theo giải thích của dân biểu thân chính quyền Vadim Kolesnitchenko, thì « chế độ phải tự vệ , tái lập trật tự… những người không bằng lòng có quyền phát biểu khi có bầu cử ».
Câu hỏi đặt ra là nếu các quyền tự do ngôn luận, báo chí và hội họp bị cấm đoán « để chính quyền tự vệ » thì không gian dân chủ còn lại những gì ?
Nói cách khác, theo giới quan sát Tây phương, cuộc bầu cử tổng thống năm 2015 tới đây, là « vấn đề sống chết » của phe tổng thống Ianoukovitch, bị tai tiếng tham ô. Do vậy, bằng mọi giá chế độ hiện nay phải tiêu diệt trước mọi cơ may chiến thắng của đối lập, đại diện cho khát vọng chính trị dân chủ hướng về mô hình Liên Hiệp Châu Âu.
Đối với các đảng đối lập Ukraina, thì ngày 16/01/2014 vừa qua là « ngày thứ Năm đen ». Họ lên án tổng thống Ukraina theo chân lãnh đạo Nga Vladimir Putin « thiết lập chế độ độc tài ». Đối lập kêu gọi biểu tình lớn vào ngày mai Chủ nhật 19/01/2014. sau khi đạo luật trấn áp có hiệu lực, khả năng huy động xuống đường sẽ là cuộc trắc nghiệm của xu hướng dân chủ đa nguyên và hội nhập châu Âu.
Tuy nhiên, theo chuyên gia chính trị Volodymyr Fessenko, đối lập Ukraina cần phải tìm ra một chiến thuật mới. Từ trước đến nay, họ đã tưởng lầm : chỉ cần biểu tình đông đảo là chính quyền sẽ sụp đổ như vào năm 2004 với cuộc cách mạng màu cam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét