Ngay sau khi tới Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ đã có các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ngoại trưởng Vương Nghị, ở Đại Lễ đường nhân dân.
Ông Kerry cho các nhà báo biết là cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc « mang tính xây dựng rất cao, rất tích cực » và qua cuộc gặp này, Hoa Kỳ và Trung Quốc « có dịp xem xét chi tiết một số thách thức » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ không nhắc đến quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, có xu hướng ngày càng xấu đi kể từ hơn một năm qua.
Tháng 11/2013, Trung Quốc đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, sau khi đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tình hình lại càng tồi tệ hơn khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi viếng đền Yasukuni, cuối tháng 12 năm ngoái. Đối với Trung Quốc, đền thờ này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gây ra nhiều tội ác tại Châu Á trong quá khứ.
Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc không nên lập vùng phòng không ở Biển Đông, và cho rằng đó sẽ là « một hành động khiêu khích, đơn phương làm gia tăng căng thẳng ». Nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ những lời cảnh cáo này và khẳng định là có toàn quyền hành động để « bảo đảm an ninh hàng không ».
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ đã công du Hàn Quốc. Sau Trung Quốc, ông Kerry tớiIndonesia và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất.
Trong chuyến công du Châu Á lần này, Ngoại trưởng Mỹ không tới Nhật Bản. Một số nguồn tin nêu giả thuyết là Hoa Kỳ muốn tỏ thái độ không hài lòng về việc Thủ tướng Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni là cho quan hệ Trung-Nhật cũng như trong khu vực thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ BarackObama sẽ công du Nhật Bản, đồng minh của Hoa Kỳ, nhân chuyến công du Châu Á vào tháng Tư tới đây.
Ông Kerry cho các nhà báo biết là cuộc thảo luận với Chủ tịch Trung Quốc « mang tính xây dựng rất cao, rất tích cực » và qua cuộc gặp này, Hoa Kỳ và Trung Quốc « có dịp xem xét chi tiết một số thách thức » trong hồ sơ Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ không nhắc đến quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản, có xu hướng ngày càng xấu đi kể từ hơn một năm qua.
Tháng 11/2013, Trung Quốc đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, sau khi đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh.
Tình hình lại càng tồi tệ hơn khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi viếng đền Yasukuni, cuối tháng 12 năm ngoái. Đối với Trung Quốc, đền thờ này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản gây ra nhiều tội ác tại Châu Á trong quá khứ.
Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý Trung Quốc không nên lập vùng phòng không ở Biển Đông, và cho rằng đó sẽ là « một hành động khiêu khích, đơn phương làm gia tăng căng thẳng ». Nhưng Bắc Kinh đã bác bỏ những lời cảnh cáo này và khẳng định là có toàn quyền hành động để « bảo đảm an ninh hàng không ».
Hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ đã công du Hàn Quốc. Sau Trung Quốc, ông Kerry tới
Trong chuyến công du Châu Á lần này, Ngoại trưởng Mỹ không tới Nhật Bản. Một số nguồn tin nêu giả thuyết là Hoa Kỳ muốn tỏ thái độ không hài lòng về việc Thủ tướng Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni là cho quan hệ Trung-Nhật cũng như trong khu vực thêm căng thẳng.
Tuy nhiên, theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét