Pages

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Obama muốn bán lò hạt nhân cho VN


Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đang phải hoãn khởi công vì lý do an toàn
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa phê chuẩn thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, thông cáo báo chí từ Nhà Trắng cho biết.
Tên chính thức của thỏa thuận này là Hiệp định Đề xuất Hợp tác giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến việc Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vì Mục đích Hòa bình

"Tôi phê chuẩn Hiệp định và ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao thu xếp việc thực hiện."
Thông cáo ngày 25/2 dẫn lời ông Obama nói: "Tôi đã xác định rằng việc thực hiện Hiệp định sẽ thúc đẩy và sẽ không tạo ra rủi ro bất hợp lý đến quốc phòng và an ninh chung."
Hiệp định trên sẽ được chuyển cho Hạ viện Hoa Kỳ để xem xét trong vòng 90 ngày và sẽ có hiệu lực nếu không có ý kiến phản đối.

Phù hợp hoàn cảnh


"Tôi đã xác định rằng việc thực hiện hiệp định sẽ chỉ thúc đẩy mà không tạo ra bất kỳ rủi ro bất hợp lý nào về vấn đề quốc phòng và an ninh chung"
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama
Trả lời BBC ngày 25/2, ông Nghiêm Vũ Khải, cựu Thứ trưởng Khoa học Công nghệ của Việt Nam, cho rằng sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong kế hoạch phát triển hạt nhân dân sự là "một tín hiệu tốt".
Bình luận trước quan ngại của dư luận trong nước về vấn đề an toàn khi áp dụng công nghệ hạt nhân, ông Khải nói:
"Hồi năm 2009, khi Quốc hội thông qua nghị quyết về điện hạt nhân ở Ninh Thuận thì cũng đưa ra 6 -7 yêu cầu mà quan trọng nhất là yêu cầu về an toàn".
Mặc dù thừa nhận hiện nay tại Việt Nam có "nhiều nguồn" để sản xuất năng lượng tái tạo, nhưng ông Khải cho rằng việc áp dụng năng lượng tái tạo trong nước là "không thuận lợi" vào lúc này.
"Cá nhân tôi cho rằng năng lượng tái tạo là rất quan trọng, nhưng hiện nay, việc đầu tư cho năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, công nghệ và trình độ," ông nói.

Nghe Bài Này
"Để đáp ứng nhu cầu trước mắt thì có thể sử dụng năng lượng truyền thống như năng lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nguyên tử. Về lâu dài thì Việt Nam phải phát triển năng lượng tái tạo, coi đó là mục tiêu chiến lược".
"Luật bảo vệ môi trường đang sửa đổi cũng nêu nhu cầu về sử dụng năng lượng tái tạo và dư luận hiện cũng đang rất quan tâm".
"Giá năng lượng tái tạo thì cũng đang bắt đầu rẻ đi so với năng lượng nguyên tử và một số năng lượng khác. Việt Nam lại là nước có nhiều vùng sâu, vùng xa. Tôi cho rằng những nơi mà việc đưa lưới điện quốc gia về có thể tốn kém thì có thể áp dụng năng lượng tái tạo ở quy mô nhỏ, ở cấp gia đình, cộng đồng."

Hoãn khởi công

Theo hiệp định hợp tác hạt nhân giữa hai nước, Hoa Kỳ sẽ bán nhiên liệu và công nghệ hạt nhân cho Việt Nam với điều kiện Hà Nội phải cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân. Bên canh đó, Hoa Kỳ phải được hoàn toàn kiểm sát công nghệ và nhiên liệu bán ra.
Hiệp định cũng nói Việt Nam vẫn có thể tự sản xuất nhiên liệu "trong tương lai lâu dài".


Ông Nghiêm Vũ Khải nói Việt Nam chưa đủ trình độ để đầu tư cho năng lượng tái tạo
Thỏa thuận này được đánh giá là sẽ giúp thắt chặt thêm quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nói riêng, cũng như các nước châu Á nói chung, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh.
Nhiều nước khác, trong đó có Nhật Bản, Pháp và Hàn Quốc, đã tham gia vào lính vực hạt nhân ở Việt Nam.
Hồi năm 2009, Quốc hội Việt Nam đã đặt mục tiêu khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, vận hành tổ máy phát điện đầu tiên năm 2020.
Tuy nhiên, giữa tháng Một năm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo dự án này có thể hoãn khởi công đến năm 2020 vì vấn đề an toàn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét