Pages

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

UKRAINA và QUYỀN LỰC NHÂN DÂN

Chân lý – Quyền lực tối thượng thuôc về nhân dân
Kể từ cuối tháng 11/2013, hơn bốn tháng kiên trì đoàn kết trong giá lạnh khắc nghiệt của mùa đông, chịu đựng đủ các kiểu đàn áp với hàng trăm người chết, ba trăm bị thương, người dân biểu tình tại Quảng trường Độc lập thủ đô Kiev, Ukraina, cuối cùng đã làm tan chảy tảng băng tuyết “Viktor Yanukovych” (tổng thống đương nhiệm) khi ông Yanukovych đã bị Quốc hội Ukraina thông qua bỏ phiếu bãi bỏ tư cách tổng thống vào ngày 22 tháng 2 với 328 trên 340 phiếu thuận. Quốc hội Ukraina cũng bỏ phiếu trả tự do ngay tức thời cho lãnh tụ đối lập đang bị bỏ tù là cựu Thủ tướng bà Yulia Tymoshenko vì bản án chính trị 7 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước” (Tương tự như điều 88-BLHS của nhà nước CHXHCN/VN ).

Ukrainian opposition leader Yulia Tymoshenko addresses anti-government protesters gathered in the Independence Square in Kiev February 22, 2014. REUTERS-Vasily Fedosenko
“nền độc tài đã sụp đổ”, bà Tymoshenko (cựu Thủ tướng Ukraina) nói sau khi rời nhà tù .
Khởi điểm xuất phát từ việc ông Yanukovych trước đó trong lộ trình gia nhập Liên minh Châu Âu đã bất ngờ từ chối ký kết hiệp định liên kết giữa Ukraina và EU (Ukraine–European Union Association Agreement) để quay sang tìm sự trợ giúp từ phía Nga hầu nhận được khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD cũng như kết hợp quan hệ chặt chẽ hơn với nước Nga, nhưng công luận Ukraina cho rằng tiềm ẩn nguyên nhân sâu xa âm ỉ từ trước, khi ông Yanukovych là lãnh đạo đảng đối lập lúc ra tranh cử tổng thống, ông Yanukovych đã vượt qua vòng 1 trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010, tranh cử với bà Tymoshenko . Trong vòng hai,  ông Yanukovych đã thắng cử với tỷ lệ sít sao 48,95% phiếu bầu so với tỷ lệ 45,47%  bầu cho bà Tymoshenko mà dư âm của nó là có sự gian lận không trung thực, tiếp theo vào ngày 11 tháng 10 năm 2011, sau khi ông Yanukovych lên đảm nhiệm chức vụ tổng thống, một toà án Ukraina đã tuyên án bà Tymoshenko bảy năm tù, bà bị kết tội lạm dụng chức vụ trong vị trí thủ tướng khi tiến hành giải quyết tranh chấp khí đốt với Nga vào năm 2009. Việc kết án này bị Liên minh châu Âu và một số tổ chức nhân quyền quốc tế khác nhìn nhận là do thúc đẩy bởi động cơ chính trị .
Gạt qua một bên những uẩn khúc quyền lực, người ta tự hỏi điều gì khiến phần đông 45 triệu dân Ukraina đang giá rét tê cứng người trong mùa đông nhưng dứt khoát lắt đầu từ chối khí đốt, mà nước Nga láng giềng chỉ cần đưa tay mở vòi là tuôn chảy vào Ukraina kèm theo đó là khoản viện trợ tài chính lên tới 15 tỉ USD so với EU chỉ mới hứa 2 tỷ USD sau khi gia nhập .
Tự do Độc Lập và dân chủ – Đó là tiếng thét mà phóng viên các hãng thông tấn quốc tế nghe được vang lên trong đoàn người biểu tình ở thủ đô Kiev .
Lần theo quá khứ lịch sử, tính từ Cách mạng CS Nga năm 1917 và 16 tháng 7 năm 1990 Ngày nhà nước Ukraina tuyên bố Độc Lập có chủ quyền. Hơn 2/3 thế kỷ, Ukraina đã ngụp lặn trong biển khổ trầm luân với hàng triệu người bỏ mạng dưới thời thống trị của CNXH cộng sản Nga mà chi tiết của nó là cả một trường thiên sử liệu khổ ải tàn bạo đớn đau mà không một người dân Ukraina nào không biết .
Hiện tại nước Nga đã vĩnh biệt CNCS, nhưng như con chim một lần bị  tên bắn, Nhân dân Ukraina giờ đây nhìn thấy cành cây cong vẫn cứ run rẩy dù cành cây có điểm những nụ hồng .
Trên đường tháo chạy khỏi thủ đô Kiev ông Yanukovych hiện có mặt tại Kharkiv, gần biên giới nước Nga tuyên bố cho rằng ông và CP của mình bị cuộc nổi dậy bạo động chống lại, là điển hình của một “cuộc đảo chính”. Nhưng ai đảo chính ? Đó là điều rất quan trọng mà ông cựu tổng thống phải chứng minh với nhân dân nước mình và công luận quốc tế khi mà hơn 40 nhà lập pháp thân Nga và chính ông đã từ bỏ vị trí điều hành đất nước trốn chạy khỏi thủ đô . Trong khi toà nhà chính phủ trước đó các đơn vị bảo vệ đã tự giả tán, phía cảnh sát đã không chấp hành lệnh đàn áp nhân dân , đồng thời rút lui toàn bộ các khu vực trọng điểm trong thủ đô, còn lực lượng vũ trang quân đội thì im lặng  bất động .
Một vị tổng thống được dân cử và chính phủ của ông ta điều hành việc nước dựa trên cảm tính cá nhân đầy mưu toan thủ đoạn không theo ý nguyện, lòng dân, bị nhân dân dùng quyền lực tập thể chủ nhân đất nước của chính mình lật đổ thì đó có gọi là “một cuộc đảo chính” bất hợp pháp !
Không hề chút nào, mà tất yếu phải gọi “Đó là quyền lực nhân dân” một quyền lực tối thượng quan trọng nhất trong một quốc gia tự do văn minh dân chủ mà tại Việt Nam đảng CS đang khủng bố tước đoạt quyền này từ người dân bằng tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước”. ở điều 88-BLHS của nhà nước CSVN .
Hoàng Thanh Trúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét