Pages

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

DÂN NHÌN THẤY TRUNG QUỐC THẢ CUA ĐỒNG VÀO SÔNG Ở THÁI BÌNH – NHÀ NƯỚC BẢO TIN ĐỒN.


Sự kiện thả cua đồng Trung Quốc vào môi trường sông ngòi Việt Nam, tuy chúng ta, nhiều người chưa chứng kiến qua, nhưng khi người dân sống tại Thái Bình nói tới vấn đề nầy thì nhà nước bảo là TIN ĐỒN.
Vào tháng 12 năm 2013, tờ VietnamNet đưa bản tin “Thực hư tin đồn thả cua Trung Quốc gây vô sinh ra sông”.
Nhà nước ta giỏi đến nổi là KHÔNG CẦN biết thực hư, không cần điều tra, vẫn có thể KHẲNG ĐỊNH là TIN ĐỒN …

Người dân thì nói : ” …chính mắt người dân bản địa đã “bắt quả tang nhóm người lạ mang cả bao tải cua đồng ra sông thả”. Vị trí bắt quả tang thả cua thuộc một khúc sông chảy qua xã Đông Xuân, một vị trí khác thuộc xã Nguyên Xá (cùng thuộc huyện Đông Hưng).”
Nhưng cơ quan chức năng chỉ dựa qua lý luận đơn giản là cua bán giá mắc nên không ai dại gì thả, thành ra nhà nước ta không cần điều tra, khẳng định luôn cho xong…
“Cả tải cua nặng hàng tạ nếu bán cũng phải hàng triệu đồng. Không ai dại mang cả đống tiền đổ xuống sông, xuống ruộng như thế cả… cơ quan chức năng cũng như những người có kinh nghiệm khẳng định đây là tin đồn thất thiệt. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản nước ngọt Phan Nam (huyện Đông Hưng, Thái Bình) cho hay, không có chuyện cua đồng nguồn gốc Trung Quốc gây bệnh được thả ra môi trường. ”
Đúng là nhà nước GIỎI NHẤT THẾ GIỚI, chỉ cần ngồi nhà cũng biết hết mọi chuyện.
Cua đồng Trung Quốc là một loài hủy hoại môi sinh trên hệ thống sông ngòi KHÉT TIẾNG. Nhiều nước trên thế giới đã cảnh báo về vấn đề nầy.
Cua đồng Trung Quốc (Eriocheir sinensis) phần lớn thời gian sống trong nước ngọt, nhưng phải trở về vùng nước mặn, vùng biển để sinh sản. Cua đực và cua cái di cư xuôi theo dòng, gặp nhau giao phối ở các cửa sông thủy triều.
Sự di cư của cua đồng Trung Quốc thường xảy ra vào những ngày cuối của mùa hè. Sau khi giao phối, thì loài cua sẽ đi về hướng ra biển. Vào mùa đông thì loài cua nầy ở trong nước sâu hơn, cho tới mùa xuân thì trở về nước lợ để thải trứng.
Cua con sẽ phát triển, sinh sản ở cửa sông thấp hơn, khi trưởng thành thì từng bước di chuyển ngược dòng vào vùng nước ngọt.
Vì đặc tính có thể di chuyển xa, bám và moi đất trên các cửa sông, nên cua đồng Trung Quốc sẽ là mầm móng nguy hiểm, phá hoại các con đập, cửa sông. Khi cua đột nhập qua được các thửa ruộng khi trời mưa lớn sẽ ở lại để phá hoại mùa màn, cắn nát lúa mạ non của nông dân.
Cua đồng Trung Quốc gây trở ngại rất lớn cho môi trường sinh thái của sông ngòi, vì thế nhà nước cần có chuyên viên điều tra kỹ vấn đề nầy trước khi đi đến kết luận thì đúng hơn là dựa theo giá cua bán để khẳng định là chuyện nầy KHÔNG xảy ra.
Facebook’s Nguyễn Thùy Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét