BÀ ĐỖ THỊ THU HẰNG LÀ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY SONADEZI VÀ CŨNG LÀ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, NHƯNG SAU KHI ĐỂ CÔNG TY GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NHIỀU NĂM LIỀN, ĐẾN NAY VẪN CHƯA HỀ GẶP HAY CÓ MỘT LỜI XIN LỖI BÀ CON. MỘT NGƯỜI DÂN BỊ THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM NGHIÊM TRỌNG CỦA SONADEZI LONG THÀNH BỨC XÚC NÓI NHƯ TRÊN.
Người dân cũng đã gửi đơn tố cáo lần hai đối với bà Đỗ Thị Thu Hằng.
Phủ nhận khiếu nại của dân
Tại buổi tiếp xúc với đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai vào hôm nay 7.3.2014, nhiều người dân xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - bị thiệt hại do ô nhiễm nghiêm trọng của Sonadezi Long Thành, nhưng không được công nhận nằm trong vùng ô nhiễm, bức xúc nói: “Nếu hôm nay chúng tôi không gặp được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thì với cách trả lời của UBND tỉnh như thế này, chắc chắn vấn đề dân khiếu nại Sonadezi Long Thành phải bồi thường đúng sẽ bị cho chìm xuồng luôn”.
Tại buổi tiếp xúc, trả lời thắc mắc của dân “dân gửi đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành tới UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã 5 tháng rồi, mà tại sao vẫn chưa thấy trả lời?”, ông Phạm Nguyễn Hoài Phương, trưởng phòng công tác đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết: thực ra Đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh giải quyết, và UBND tỉnh đã trả lời vào ngày 28.10.2013.
Theo UBND tỉnh, những tính toán thiệt hại của Viện Môi trường và tài nguyên (do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thuê) là phù hợp với thực tế; ban chỉ đạo bồi thường cần tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan giải thích do dân hiểu.
Tuy nhiên, cách trả lời này của ông Phương khiến nhiều người dân càng thêm bức xúc.
Theo diễn tiến vụ việc, sau khi nhận văn bản kiến nghị của Ban chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại vụ Sonadezi vào tháng 4.2013 về những khiếu nại của người dân, đến tháng 7.2013, UBND tỉnh Đồng Nai có công văn trả lời: đối với những hộ dân ngoài vùng ô nhiễm, Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với Viện Môi trường tài nguyên tuyên truyền, giải thích kết quả xác định phạm vi, mức độ thiệt hại là phù hợp thực tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình của người dân.
Theo đó, ngày 3.10.2013, các đơn vị trên đã có buổi tiếp xúc giải thích với người dân. Tuy nhiên, trước phản biện của nhiều bà con, Viện Môi trường tài nguyên đã phải thừa nhận “tính toán còn sai sót so với phạm vi và mức độ thiệt hại thực tế”. Đại diện viện và đại diện UBND huyện Long Thành tại buổi này cũng hứa “tiếp tục kiến nghị lên UBND tỉnh xem xét lại việc đánh giá thiệt hại do ô nhiễm”.
Đến ngày 10.10.2013, hơn 100 hộ dân bị loại ra khỏi vùng ô nhiễm cũng làm đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành gửi UBND tỉnh, đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị xem xét lại vụ việc. Nhưng ngày 28.10.2013, UBND tỉnh đã trả lời đơn chuyển của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với nội dung tương tự hồi tháng 7.2013: tính toán của Viện Môi trường là phù hợp thực tế.
(Báo mới)
Phủ nhận khiếu nại của dân
Tại buổi tiếp xúc với đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai vào hôm nay 7.3.2014, nhiều người dân xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai - bị thiệt hại do ô nhiễm nghiêm trọng của Sonadezi Long Thành, nhưng không được công nhận nằm trong vùng ô nhiễm, bức xúc nói: “Nếu hôm nay chúng tôi không gặp được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thì với cách trả lời của UBND tỉnh như thế này, chắc chắn vấn đề dân khiếu nại Sonadezi Long Thành phải bồi thường đúng sẽ bị cho chìm xuồng luôn”.
Tại buổi tiếp xúc, trả lời thắc mắc của dân “dân gửi đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành tới UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã 5 tháng rồi, mà tại sao vẫn chưa thấy trả lời?”, ông Phạm Nguyễn Hoài Phương, trưởng phòng công tác đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết: thực ra Đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi văn bản kiến nghị UBND tỉnh giải quyết, và UBND tỉnh đã trả lời vào ngày 28.10.2013.
Theo UBND tỉnh, những tính toán thiệt hại của Viện Môi trường và tài nguyên (do Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thuê) là phù hợp với thực tế; ban chỉ đạo bồi thường cần tiếp tục phối hợp các đơn vị liên quan giải thích do dân hiểu.
Tuy nhiên, cách trả lời này của ông Phương khiến nhiều người dân càng thêm bức xúc.
Theo diễn tiến vụ việc, sau khi nhận văn bản kiến nghị của Ban chỉ đạo điều tra, xác minh thiệt hại vụ Sonadezi vào tháng 4.2013 về những khiếu nại của người dân, đến tháng 7.2013, UBND tỉnh Đồng Nai có công văn trả lời: đối với những hộ dân ngoài vùng ô nhiễm, Sở Tài nguyên môi trường phối hợp với Viện Môi trường tài nguyên tuyên truyền, giải thích kết quả xác định phạm vi, mức độ thiệt hại là phù hợp thực tế, nhằm tranh thủ sự đồng tình của người dân.
Theo đó, ngày 3.10.2013, các đơn vị trên đã có buổi tiếp xúc giải thích với người dân. Tuy nhiên, trước phản biện của nhiều bà con, Viện Môi trường tài nguyên đã phải thừa nhận “tính toán còn sai sót so với phạm vi và mức độ thiệt hại thực tế”. Đại diện viện và đại diện UBND huyện Long Thành tại buổi này cũng hứa “tiếp tục kiến nghị lên UBND tỉnh xem xét lại việc đánh giá thiệt hại do ô nhiễm”.
Đến ngày 10.10.2013, hơn 100 hộ dân bị loại ra khỏi vùng ô nhiễm cũng làm đơn khiếu nại Sonadezi Long Thành gửi UBND tỉnh, đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị xem xét lại vụ việc. Nhưng ngày 28.10.2013, UBND tỉnh đã trả lời đơn chuyển của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với nội dung tương tự hồi tháng 7.2013: tính toán của Viện Môi trường là phù hợp thực tế.
“Ngày 28.10.2013 UBND tỉnh trả lời đại biểu Quốc hội là không giải quyết nữa, tức là ngay sau thời gian Viện môi trường vừa thừa nhận có tính toán sai sót với dân, vậy thì khác gì UBND tỉnh phủ nhận khiếu nại của bà con. Báo cáo của UBND tỉnh kiểu này không ổn, là xem thường dân! Nếu hôm nay chúng tôi không lên đây thì khác gì khiếu kiện của chúng tôi sẽ bị cho chìm xuồng luôn!”, Ông Nguyễn Văn Trai, một trong những hộ dân bị thiệt hại, bức xúc.
Người dân cho hay, đến nay bà Hằng vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con |
“Đề nghị bà Đỗ Thị Thu Hằng gặp dân”
Trao đổi với bà con bị thiệt hại, ông Hoài Phương cho biết: xin tiếp nhận tất cả những khiếu nại của bà con, và sẽ nhanh chóng kiến nghị tiếp lên UBND tỉnh giải quyết vụ việc.
Đồng thời, theo đề nghị của người dân, ông Phương khẳng định: sẽ đề nghị bà Đỗ Thị Thu Hằng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sonadezi, đại biểu Quốc hội, thu xếp một buổi tiếp xúc với người dân bị thiệt hại tại xã Tam An.
“Chúng tôi rất chờ đợi điều này. Bà Hằng cũng là đại biểu Quốc hội, nhưng sau khi để công ty gây ra ô nhiễm môi trường nhiều năm liền, đến nay bà vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con”, ông Bùi Văn Em, một người dân bị thiệt hại nói.
Tại buổi tiếp xúc này, ông Hoài Phương cũng đã nhận đơn tố cáo lần hai của bà con bị thiệt hại xã Tam An với bà Đỗ Thị Thu Hằng, và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Sonadezi Long Thành, vì gian dối xả thải bẩn, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại nặng nề cây trồng, vật nuôi của người dân.
Lê Quỳnh
Trao đổi với bà con bị thiệt hại, ông Hoài Phương cho biết: xin tiếp nhận tất cả những khiếu nại của bà con, và sẽ nhanh chóng kiến nghị tiếp lên UBND tỉnh giải quyết vụ việc.
Đồng thời, theo đề nghị của người dân, ông Phương khẳng định: sẽ đề nghị bà Đỗ Thị Thu Hằng, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sonadezi, đại biểu Quốc hội, thu xếp một buổi tiếp xúc với người dân bị thiệt hại tại xã Tam An.
“Chúng tôi rất chờ đợi điều này. Bà Hằng cũng là đại biểu Quốc hội, nhưng sau khi để công ty gây ra ô nhiễm môi trường nhiều năm liền, đến nay bà vẫn chưa hề gặp hay có một lời xin lỗi bà con”, ông Bùi Văn Em, một người dân bị thiệt hại nói.
Tại buổi tiếp xúc này, ông Hoài Phương cũng đã nhận đơn tố cáo lần hai của bà con bị thiệt hại xã Tam An với bà Đỗ Thị Thu Hằng, và Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc Sonadezi Long Thành, vì gian dối xả thải bẩn, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại nặng nề cây trồng, vật nuôi của người dân.
Lê Quỳnh
(Báo mới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét