Pages

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Một vài quan điểm về xây dựng xã hội dân chủ ở Việt Nam


Xây dựng một xã hội hạnh phúc là mục đích của mọi người, mọi xã hội hiện tại. Lịch sử loài người đã cho thấy một xã hội độc tài, chuyên chế mà hậu duệ của nó là độc đảng, toàn trị đã không đem lại hạnh phúc cho con người. Trái với nó mô hình xã hội dân chủ - đa nguyên, đa đảng đã đưa nhiều quốc gia từ nghèo làn, lạc hậu trở thành phát triển và thịnh vượng nhất trên hành tinh.

Xã hội dân chủ là mục tiêu mà mọi chế độ chính trị, nhà nước, đảng phái đều thừa nhận hiện nay nhưng chỉ có khác nhau ở thực tâm mà thôi. Về mặt logic xã hội dân chủ và xã hội toàn trị là phủ nhận nhau. Thực tế xã hội Việt Nam hôm nay đang là một xã hội độc đảng, toàn trị. Để có một xã hội hạnh phúc cho mọi người dân Việt Nam thì cần phải xây dựng một xã hội dân chủ. Nhưng về hành động và ngay cả từ nhận thức mọi người cũng còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Tôi xin nêu ra các quan điểm cá nhân sau đây.

1-    Xây dựng xã hội dân sự: Để đòi các “quyền con người” được hiến pháp 2013 công nhận hoặc chưa công nhận. Thành lập các hội, đoàn, nhóm độc lập của các giới, các ngành nghề, tùy quy mô, hình thức công khai hoặc chưa công khai. Hoạt động dù rất hạn chế nhưng phải thiết thực chứ không theo chủ trương của nhà yêu nước Nguyễn Thái Học trước đây là “Không thành công thì cũng thành nhân”.

2-    Thức tỉnh người dân về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia: Tránh cực đoan, lạm dụng. Độc lập dân tộc, lợi ích dân tộc đã từng bị lợi dụng để phục vụ cho động cơ cướp đoạt chính quyền từ tay của nhân dân. Ngọn cờ độc lập dân tộc không đưa đến một xã hội dân chủ mà chỉ là thủ đoạn lừa bịp, dẫn tới đổ máu hòng xây dựng một thể chế toàn trị. Những người đấu tranh dân chủ dễ xa vào cái bẫy này hoặc do chính mình tạo nên rồi dẫn đến bế tắc.

3-    Khôi phục và khẳng định quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng: Tránh cực đoan, lạm dụng.

4-    Vai trò cá nhân và tập thể: Cá nhân là quan trọng nhưng yếu tố tập thể mới là quyết định.
5-    Quan điểm về vấn đề hoạt động công khai và chưa công khai: Duy trì cả hai hình thức và tiến tới công khai khi điều kiện cho chín mùi.

6-    Quan điểm về vấn đề chuyển hóa từ nội bộ và mâu thuẫn của bộ máy chính quyền: Đảng cộng sản Việt Nam và bộ máy chính quyền được xây dựng trên cơ sở của dối trá, thủ đoạn. Các cá nhân trong bộ máy hầu như không còn nhân cách để thực hiện việc chuyển hóa sang một xã hội dân chủ. Tự chuyển hóa sẽ không phải là nhân tố quyết định hay hy vọng đến cho việc xây dựng xã hội dân chủ ở Việt Nam.

7-    Có quan điểm phù hợp và tận dụng cơ hội từ Campuchia, Trung Quốc: Campuchia có đa đảng, dân chủ sẽ tác động tích cực đến Việt Nam. Việc kích động mâu thuẫn dân tộc với người Việt để tranh gianh quyền lực chính trị của các đảng phái ở Campuchia đang diễn ra. Nhưng bất luận, nếu xảy ra cách mạng dân chủ ở Campuchia để rồi nhà nước Campuchia không còn là một nhà nước độc tài như hiện nay thì có lợi cho phong trào dân chủ ở Việt Nam. Người Việt Nam không nên xa vào cái bẫy dân tộc cực đoan để đánh mất mục tiêu dân chủ. Trong vấn đề lợi ích dân tộc, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam với Trung Quốc cũng vậy, người đấu tranh dân chủ cần tỏ thái độ buộc nhà nước phải thực hiện trọng trách của mình và không quên mục tiêu cuối cùng là dân chủ.

8-    Sụp đổ của kinh tế - xã hội: Kinh tế suy sụp sẽ làm cho chính quyền chịu sự tác động của bên ngoài nhiều hơn có thể từ Trung Quốc hoặc từ phương Tây chứ không thể là nhân tố quyết định dẫn đến cách mạng dân chủ ở Việt Nam. Người dân Việt Nam phải xây dựng cho mình các yếu tố cần thiết cho một xã hội dân chủ chứ không phải chờ đợi cái ngày “thiên tai” làm cho chế độ toàn trị, độc đảng sụp đổ.

Tháng 03/2014,

Hải Tiến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét