Pages

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

'Người Việt thích làm ăn với Nhật’

Các doanh nghiệp Nhật quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau do đó có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường này, ông Phạm Hoàng Hà, phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group), nói với BBC.
“Từ hàng tiêu dùng nhỏ, đặc thù ở Việt Nam như tăm tre, móc quần áo, cho đến các sản phẩm đòi hỏi đầu tư công nghệ xử l‎ý cao hơn…đều là những mặt hàng mà các doanh nghiệp Nhật quan tâm,”

“Với người Nhật thì họ có tính bền bỉ, kiên nhẫn, dành thời gian tìm hiểu đối tác rất kỹ. Nhưng một khi đã tìm hiểu xong thì việc thực thi rất nhanh. Việc này giúp giảm bớt những vấn đề gặp phải khi tiến hành dự án. Người Nhật rất
 chung thủy với đối tác.”Ông Hà cũng lưu ý về cách làm ăn với đối tác Nhật mà theo ông là khác biệt so với các nước khác.

Ông Hà cho biết thêm là các doanh nghiệp Nhật có được nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ khi làm ăn với nước ngoài, và họ sẵn sàng hỗ trợ tài chính cho đối tác nếu cần.
“Trong cách cư xử người Nhật có nhiều nét tương đồng với chúng ta, và có tính nhân văn cao. Cho nên người Việt Nam rất thích làm ăn với người Nhật.”
Bà Nguyễn thị Thu Hiền, Giám đốc Haprosimex, một công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, cũng đồng tình với ý kiến trên.
“Khi muốn đặt chân vào thị trường Nhật thì quy mô, chất lượng sản phẩm là rất khác so với thị trường Âu-Mỹ. Đối tác Nhật thường đặt hàng với số lượng nhỏ lẻ, yêu cầu chất lượng cao, nhưng khi đã có hợp đồng thì tính bền vững rất cao.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản từ 16-19/3
Thị trường châu Âu và Mỹ thường yêu cầu số lượng lớn, nhiều khi vượt quá khả năng đáp ứng của DN, và đòi hỏi DN phải hợp tác với các DN khác.”

‘Đối tác thương mại hàng đầu’

Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu với Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 25.26 tỷ đô la trong năm 2013, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc ở khu vực châu Á.
"Với người Nhật thì họ có tính bền bỉ, kiên nhẫn, dành thời gian tìm hiểu đối tác rất kỹ. Nhưng một khi đã tìm hiểu xong thì việc thực thi rất nhanh. "
Phạm Hoàng Hà, phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group)
Trong hai tháng đầu năm 2014, thương mại hai nước tăng 15% so với năm trước, đạt mức hơn 4 tỷ đô la, theosố liệu mới công bốcủa Tổng cục Hải quan.
Nhật Bản cũng là thị trường khu vực hiếm hoi mà Việt Nam có thặng dư thương mại khoảng 2 tỷ đô la năm 2013. Việt Nam nhập siêu đến 24 tỷ đô la từ Trung Quốc và 14 tỷ đô la từ Hàn Quốc.
Về mặt đầu tư, hiện có hơn 2.000 công ty chi nhánh (bao gồm cả các văn phòng đại diện) hoạt động tại Việt Nam, trưởng đại diện Tổ chức Thúc đẩy Ngoại Thương Nhật Bản (JETRO) Atsusuke Kawada nói với BBC.
“Nhật là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam trong hai năm liên tiếp. Trong khu vực ASEAN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật xem Việt Nam là điểm đến đầu tư quan trọng nhất cùng với Thái Lan.”
Trong năm 2013, tổng lượng đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt 5.7 tỉ USD, ông Kawada cho biết.
Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội nói với BBC rằng Việt Nam được giới công ty Nhật xem là điểm đến đầu tư quan trọng của họ tại Đông Nam Á mặc dù Chính phủ Việt Nam cần cải thiện tính minh bạch trong hệ thống pháp luật.
Văn hóa Nhật cũng có ảnh hưởng tại Việt Nam
Trả lời Nguyễn Hoàng của BBC tiếng Việt tại Hà Nội, ông Atsusuke Kawada cũng mô tả về điều ông gọi là “người hai nước có cùng lối suy nghĩ”.

Không có nhận xét nào: