Pages

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

‘Sáp nhập Crimea không xong đâu’


Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp ở The Hague mà không có Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phát biểu rằng việc Nga sáp nhập Crimea chưa phải là ‘sự đã rồi’ vì cộng đồng quốc tế không công nhận nhưng ông cũng thừa nhận rằng trên thực địa ‘quân đội Nga đang kiểm soát Crimea’.
Ông cũng bày tỏ quan ngại về việc Nga tập trung quân tại biên giới với Ukraine nhưng thừa nhận rằng Moscow có quyền triển khai quân đội bên trong lãnh thổ của họ.

Ông nói ông cảm thấy ‘khích lệ’ trước việc các nước châu Âu sẵn sàng xem xét các biện pháp trừng phạt Nga vốn cũng sẽ gây thiệt hại cho nước họ.

Hành động của kẻ yếu?

Tổng thống Obama đưa ra phát biểu này bên lề cuộc họp G7 tại The Hague, Hà Lan.
Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức Nga sau khi Moscow sáp nhập khu tự trị Crimea của Ukraine.
“Tùy vào Nga có hành động có trách nhiệm và chứng tỏ rằng mình sẵn sàng tuân thủ luật lệ quốc tế hay không,” ông nói, “Nếu họ không làm được, thì họ sẽ lãnh hậu quả.”
Tổng thống Mỹ cũng bình luận rằng hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine.
Theo ông thì một số hành động trừng phạt đang được thảo luận có thể ‘gây đình trệ một số nền kinh tế hoặc một số ngành công nghiệp của chúng tôi’ nhưng ông cảm thấy khích lệ trước ‘quyết tâm và sự sẵn sàng của tất cả các nước để xem xét các cách mà họ có thể tham gia.”
Hành động của Nga không thể hiện sức mạnh mà là thế yếu của họ ở Ukraine.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ông hy vọng Quỹ Tiền tệ Quốc tế sẽ nhanh chóng chốt lại một gói cứu trợ dành cho Ukraine để gúp nước này tổ chức bầu cử thành công vào tháng Năm.
Hôm thứ Hai ngày 24/3, nhóm G7 gồm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới, đã ra thông cáo lên án Nga và tuyên bố loại nước này ra khỏi G8.
Phóng viên BBC Steve Rosenberg từ Moscow cho biết những lo ngại về những lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn đang làm gia tăng lo lắng về kinh tế Nga.
Theo thứ trưởng Kinh tế Nga, dòng tiền rời khỏi nước Nga cho đến hết tháng Ba được dự kiến vào khoảng 70 tỷ Mỹ kim. Điều này có nghĩa là chỉ trong ba tháng đầu năm Nga chảy máu một số vốn còn nhiều hơn cả năm 2013, theo Rosenberg.
Nhiều nhà đầu tư nước ngoài giờ đây nghĩ rằng Moscow đang xem trọng địa chính trị và tinh thần dân tộc hơn là thị trường ổn định.
Hôm 24/3, người đứng đầu ngân hàng Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, cảnh báo rằng Nga đang đứng trước nguy cơ suy thoái.
Khả năng cấm vận xuất khẩu năng lượng của Nga cũng được nêu ra và đã có lời kêu gọi Mỹ nới lỏng hạn chế xuất khẩu khí đốt của họ.
Hôm 25/3, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania đã kêu gọi Thượng viện Mỹ tăng cường xuất khẩu khí đốt sang châu Âu.
Ông Jaroslav Neverovic nói nước ông đã phải ‘trả giá chính trị’ vì lệ thuộc hoàn toàn vào cung cấp khí đốt của Nga.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét