Pages

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Suy thoái đạo đức hiện nay

Thanh Quang, phóng viên RFA

Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn

Những hình ảnh đau lòng của người dân Việt: tranh thủ hôi của khi xe tải chở bia gặp nạn
(Ảnh cắt ra từ clip)

Nghe Bài Này
Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Hồi tháng 9 năm ngóai, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt thế giới !
Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán
báo Đất Việt
VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngòai”.
Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, ">Nửa đêm dân ra hôi bánh kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt.
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Files photos
Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều  người Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay tại các nước ngòai ?
Tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo...
báo Sankei Shimbun
Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?
Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này, mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục, cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã hội văn minh.
Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá
GS Nguyễn Thế Hùng
Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc
GS Nguyễn Thanh Giang
“Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng ngại.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng khẳng định chính cái "Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống." và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp.
GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi “ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói, theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét