Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Một tư liệu lịch sử: 30/4/1975 Biên Hòa đã không thất thủ


Chuẩn tướng Trần Quang Khôi - Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh.
Chuẩn tướng Trần Quang Khôi – Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh
Một tư liệu quý qua cuộc phỏng vấn Chuẩn tướng (1) Quân lực VNCH Trần Quang Khôi – chỉ huy Lữ đoàn 3 Kỵ binh có nhiệm vụ phòng thủ thành phố Biên Hòa vào những ngày cuối cuộc chiến 1975:
“Có không ít bài viết lờ mờ hoặc viết sai về một số sự kiện trong cuộc chiến. Đặc biệt khi viết về Biên Hòa thì không có bên nào nói đúng. Ai cũng biết Biên Hòa là vị trí chiến lược số 1 của Miền Nam Việt Nam, phi trường Biên Hòa còn là nơi đặt bản doanh BTL/Quân đoàn III và Vùng III Chiến Thuật, đầu não của bộ máy quân sự miền Đông. Biên Hòa là cửa ngõ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc thủ đô Sài Gòn. Để mất Biên Hòa là mất Sài Gòn, mất miền Nam VN.

Nhưng cho đến bây giờ, tôi chưa thấy một tài liệu nào nói rõ về Biên Hòa trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN. Thế mà tôi vẫn giữ im lặng cho đến ngày hôm nay, vì nghĩ rằng cuối cùng rồi sự thật lịch sử cũng được phơi bày…”
(Theo “Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi : 5 Ngày Cuối Cùng Của Cuộc Chiến Tranh Việt Nam “ )
***
“Đã sang ngày 28 tháng 4, như Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo, hầu hết các hướng phát triển thuận lợi, các binh đoàn chủ lực đã tới trước cửa ngõ Sài Gòn, Còn ở hướng đông, Quân đoàn 4 chúng tôi vẫn gặp phải khó khăn trong nhiệm vụ phát triển về hướng Biên Hoà, vì địch lập tại đây một tuyến phòng thủ và cũng tại đây lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, địch cấu trúc các tuyến hào chống tăng  để chặn đối phương.
1510790_699727460048838_291856589_n
Ngoài hầm hào, rào kẽm gai bãi mìn chống bộ binh ở các căn cứ, đồn bót sẵn có từ trước, địch đã thiết kế những trận địa mới, đào hào, rải mìn chống tăng, đưa các xe tăng M.41, M.48 nằm sâu dưới các ụ đất, các hầm hào có bao cát bao quanh, chĩa nòng pháo về các con đường tiến của xe tăng ta. Ngoài ra địch còn biến các dãy phố, nhà dân, công sở, nhà thờ, trường học, bệnh viện thành trận địa. Chúng chất lên đó những bao cát thành lô cốt, hoả điểm, thành những ổ đề kháng lợi hại. Chúng đặt súng M.72 hoả tiễn chống tăng, súng máy 12,7 ly, ĐKZ 57 trên những tháp chuông, cửa sổ nhà tầng, sẵn sàng nhả đạn, chặn đường tiến của ta. ” ( trích Hồi ký Hoàng Cầm ).
02_M113
***
Lữ đoàn 3 cùng Liên đoàn 33 Biệt động quân, Trung đoàn 8 Bộ binh – thuộc sư đoàn 5, cũng như Địa phương quân và Nghĩa quân Biên Hòa đã  chặn đứng cuộc tấn công vào Biên Hòa của quân đội Bắc Việt – Sư đoàn 341  do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy.  Họ đã đứng vững, bảo vệ thành công thành phố Biên Hòa đến ngày 30/04/1975.
04_M113
arvntqk3
Đến rạng sáng ngày 30/04/1975 quân đội  Bắc Việt rút lui bỏ Biên Hòa, đi đường vòng qua Biên Hòa để hợp quân đánh vào Sài Gòn. Chuẩn tướng Trần Quang Khôi đã quyết định chia Lực Lượng Xung Kích Quân đoàn 3 thành ba cánh quân trong vòng trật tự, quân phục chỉnh tề, tác phong nghiêm chỉnh, không hề nao núng rời thành phố Biên Hòa về giải cứu thủ đô Sài Gòn. Trên đường hành quân thì nghe lời kêu gọi ngưng chiến đấu của Tổng thống Dương Văn Minh.
09_TGQLVNCH1975
Chiến Xa M-41 và Thiết Vận Xa M-113.
***
Theo Wikipedia tiếng Việt thì:
Ngày 29/4/1975 vào khoảng 18 giờ,địch quân bắt đầu xâm nhập vào vị trí từ Mạn Bắc và Ðông Bắc đụng phải Chiến Ðoàn 322 và 315 và bị đẩy lui. Tình hình sau đó trở nên khá yên tĩnh.Khoảng 23:45 giờ khuya: địch quân lại bắt đầu pháo kích dữ dội vào thành Phố Biên Hòa và đồng thời tập trung một lực lượng gồm bộ binh và chiến xa tấn công vào hướng Bộ Tư Lệnh QÐIII. Chiến Ðoàn 315 xông ra chặn địch và Cộng quân phải rút lui. Lúc 03:00 giờ sáng: địch lại pháo kích dữ dội và chính xác hơn vào TP Biên Hòa. Ðoàn chiến xa của địch vừa xuất hiện đã bị bắn hạ và chúng tháo chạy ngược ra xa lộ Biên Hòa. Kể từ đó, TP Biên Hòa lại trở lại yên tĩnh.”
***
Trước đó, cuộc lui binh rối loạn ở Vùng I Chiến Thuật miền Trung đã ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra, những tin tức về sự thất thủ chưa xác thực với tình hình chiến sự ở các thành phố lớn như Nha Trang, Đà Lạt…  của các đài nước ngoài như BBC cũng gây ảnh hưởng hoang mang không ít.
Đến khi chuẩn tướng Trần Quang Khôi được tỵ nạn chính trị sang Hoa Kỳ sau 17 năm tù đày trong trại cải tạo CS, tướng lĩnh Mỹ mới biết sự thật rằng Biên Hòa không hề thất thủ.
Trong khi Liên Xô và Trung Quốc tăng cường viện trợ thêm nhiều khí tài tối tân cho đồng minh Cộng Sản của mình là quân đội Bắc Việt cho cuộc chiến Việt Nam, thì chính phủ Hoa Kỳ đã cắt giảm rất lớn và đột ngột viện trợ cho quân lực VNCH – sau khi đã rút hết quân đội Mỹ ra khỏi VN. Quân viện VNCH đã bị hạn chế đáng kể : “Hồi đó mỗi khẩu pháo 105 ly bắn 1000 trái hoặc không hạn chế. Sau đó chỉ được bắn 6 trái một ngày… ”
Theo lời kể của Chuẩn tướng VNCH Trần Quang Khôi: Sau cuộc chiến 75, trong hồi ký ” Đại thắng mùa Xuân ” của Đại tướng Bắc Việt Văn Tiến Dũng đã không nhắc đến trận Biên Hòa. Ngay cả Thượng tướng Hoàng Cầm – người chỉ huy trực tiếp đánh chiếm Biên Hòa không thành công, cũng đã im lặng. Mãi đến năm 1995, khi Chuẩn tướng Trần Quang Khôi công khai nhắc đến trận chiến này, Thượng tướng Hoàng Cầm mới cải biên trong Hồi ký của ông về sự thật này.
Trong hồi ký ” Chặng đường mười nghìn ngày  ” ( in lần thứ hai ) của Thượng tướng Hoàng Cầm khi tấn công Hố Nai – Biên Hòa có đoạn:
“ Ngoài hầm hào, rào kẽm gai bãi mìn chống bộ binh ở các căn cứ, đồn bót sẵn có từ trước, địch đã thiết kế những trận địa mới, đào hào, rải mìn chống tăng, đưa các xe tăng M.41, M.48 nằm sâu dưới các ụ đất, các hầm hào có bao cát bao quanh, chĩa nòng pháo về các con đường tiến của xe tăng ta. Ngoài ra địch còn biến các dãy phố, nhà dân, công sở, nhà thờ, trường học, bệnh viện thành trận địa. Chúng chất lên đó những bao cát thành lô cốt, hoả điểm, thành những ổ đề kháng lợi hại. Chúng đặt súng M.72 hoả tiễn chống tăng, súng máy 12,7 ly, ĐKZ 57 trên những tháp chuông, cửa sổ nhà tầng, sẵn sàng nhả đạn, chặn đường tiến của ta.”
Về vấn đề Sư đoàn 341 của Thượng tướng Hoàng Cầm bỏ Biên Hòa, đi đường vòng hợp quân tấn công Sài Gòn được viết một cách khéo léo như sau:
“ Nhưng địch ở đây – căn cứ Biên Hoà – khu vực phòng thủ mạnh nhất của địch trước cửa ngõ Sài Gòn vẫn tiếp tục chống trả, kể cả những tên đang lẩn lút. Các đơn vị Quân đoàn chưa vượt sang tây sông Đồng Nai. Bốn giờ sáng, phân đội đi đầu của Sư đoàn 7 tiến đến cầu sắt xe lửa Biên Hoà nhưng tăng không qua được vì cầu này yếu, trọng tải chỉ đảm bảo xe 12 tấn. Cầu Mới bị địch phá.
Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hoà trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị:
- Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp.
- Sư đoàn 341 vòng qua phía bắc, đánh chiếm sân bay Biên Hoà.
- Sư đoàn 7 đột phá từ Hố Nai, đập vỡ lá chắn địch ở ngã ba Tam Hiệp, cố gắng đưa đội hình sang tây sông Đồng Nai trong đêm.
Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu nguỵ rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hoà… Sau khi điện xin ý kiến và được Bộ chỉ huy chiến dịch chấp thuận về trường hợp Sư đoàn 7 không theo kế hoạch cũ, tôi ra lệnh, lúc ấy là 6 giờ 30 sáng ngày 30-4-1975
***
Bài viết của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi cũng có đoạn:
“ Bây giờ là 08 giờ 30 ngày 30-4-75, tôi kết luận buổi họp: “Biên Hòa không còn là mục tiêu tấn công của địch nữa. Tôi nghĩ rằng giờ này các lực lượng chủ lực cộng sản BV đang tập trung tấn công Sài Gòn. Rõ ràng chúng bỏ Biên Hòa, dồn lực lượng đánh vào Thủ Ðô. Chúng ta mất liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu. Bây giờ tôi quyết định kéo toàn bộ Lực Lượng Xung Kích Quân Ðoàn III về tiếp cứu Sài Gòn.”
Quân lính Nam Việt Nam và nhóm phóng viên truyền hình Phương Tây tìm chỗ trú ẩn trước đạn pháo của người Bắc Việt ở cầu Tân Cảng, Sài Gòn, 28 tháng Tư 1975. Hình AP Photo Hoanh.
Dưới đây là trích đoạn bài viết ( đã bị xóa ) của tờ báo Quân Đội Nhân Dân, viết về Chuẩn tướng Trần Quang Khôi:
“ Khoảng 5 ngày trước khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, Trần Quang Khôi vẫn “thể hiện” với quân lính và cấp trên sự “can trường” của mình. Sáng 30-4-1975, khi thấy Biên Hòa đã không còn là mục tiêu bị tấn công bởi Quân Giải phóng đang tập trung tiến về Sài Gòn, trong “canh bạc” cuối, Trần Quang Khôi đã họp bàn với chỉ huy các đơn vị thuộc lực lượng xung kích Quân đoàn 3 để đi đến quyết định: Kéo toàn bộ lực lượng về tiếp cứu Sài Gòn. ”
Huỳnh Minh Tú – tham khảo và biên tập từ nhiều nguồn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét