∇ Nghe Bài Này
|
Đào sâu vấn đề này, giáo sư ông Nguyễn Minh Hòa, chuyên khoa Đô Thị Học, Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra một cái nhìn tổng quan để tiếp đó phân tích về những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam :
Giáo Sư Nguyễn Minh Hòa: Việt Nam hiện nay thì đúng là đang có vấn đề rất nghiêm trọng. Cụ thể Việt Nam đang phát triển, cái đô thị hóa, cái nền tảng của cơ sở công nghiệp vẫn còn rất là sơ khai. Công nghiệp Việt Nam đang sử dụng cái công nghệ lạc hậu, sử dụng các loại máy móc, sử dụng công nghệ không được tốt lắm cho nên khí thải khá là nhiều. Chất thải, gồm những chất thải rắn của công nghiệp, thì làm cho ô nhiễm môi trường nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn… và làm gia tăng nhiệt độ lên.
Những cái đó tại Việt Nam đang diễn ra, và tôi nghĩ rằng những nước đang tiến hành đô thị hóa theo chiều rộng và công nghiệp hóa bắt đầu mới ở giai đoạn đầu thì tình trạng đó diễn ra khá là phổ biến . Tôi nghĩ Trung Quốc cũng có điều này và ở Thái Lan cũng vậy thôi.
Công nghiệp VN đang sử dụng cái công nghệ lạc hậu, sử dụng các loại máy móc, sử dụng công nghệ không được tốt lắm cho nên khí thải khá là nhiều. Chất thải, gồm những chất thải rắn của công nghiệp, thì làm cho ô nhiễm môi trường nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn…GS Nguyễn Minh Hòa
Thanh Trúc: Thưa giáo sư có thể giải thích thêm về mức độ của sự lạc hậu hay sơ khai trong công nghệ khiến gây ô nhiễm môi trường như ông vừa đề cập tới?
GS Nguyễn Minh Hòa: Tức là hiện nay Việt Nam đang vướng phải một mâu thuẫn rất nghiêm trọng. Mâu thuẫn ở cái chỗ là hàng năm số lượng lao động trên thị trường rất nhiều, người lao động hàng năm dôi ra. Nếu như Việt Nam sử dụng các công nghệ mới, các kỹ thuật mới thì nó sẽ nảy sinh một loạt vấn để hệ quả là số người thất nghiệp nhiều hơn.
Ví dụ tôi dùng một cái máy cũ, một cái máy dệt cũ hay là một công nghệ cũ thì tôi mới sử dụng được nhiều lao động. Còn nếu tôi sử dụng một công nghệ mới thì lao động ít hơn, mà lao động ít hơn thì số người thất nghiệp sẽ nhiều hơn. Số người thất nghiệp nhiều hơn sẽ dẫn đến hệ quả về xã hội, ví dụ vấn đề an ninh, tệ nạn xã hội …rất nhiều.
Tôi lấy ví dụ hiện nay, các nhà máy lắp ráp xe hơi của Việt Nam, lắp ráp TV, lắp ráp máy tính…đều hầu hết, có lẽ đến 50% làm bằng tay. Nhưng nếu chúng tôi sử dụng một loại công nghệ mới hoàn toàn tự động hóa thì số công nhân của chúng tôi sẽ thất nghiệp. Vì điều đó cho nên buộc lòng phải sử dụng các loại công nghệ hơi cũ một chút để có thể tuyển dụng được nhiều lao động. Đó là một thực tế của các nước chậm phát triển, như chúng tôi phải giải quyết bài toán giữa nguồn dân lực đôi dư và sử dụng công nghệ , dẫn đến hệ quả là ô nhiễm sẽ tăng nhiều hơn.
Thanh Trúc: Qua những thực tế ông vừa phân tích thì phải chăng ông đang muốn nhấn mạnh rằng trong thời đại ngày nay khi nói đến ô nhiễm môi trường thì nguyên nhân không chỉ đơn giản là thiên nhiên mà còn bao gồm nhiều yếu tố khoa học, nhân văn và xã hội, nghĩa là sinh hoạt của con người giữ một vai trò quyết định?
Nếu chúng tôi sử dụng một loại công nghệ mới hoàn toàn tự động hóa thì số công nhân của chúng tôi sẽ thất nghiệp. Vì điều đó cho nên buộc lòng phải sử dụng các loại công nghệ hơi cũ một chút để có thể tuyển dụng được nhiều lao động. Đó là một thực tế của các nước chậm phát triểnGS Nguyễn Minh Hòa
GS Nguyễn Minh Hòa: Tôi lấy một cách đơn giản nhất là các giòng sông và các kênh rạch ở Việt Nam hiện nay đang chết dần. Chúng tôi gọi đó là những giòng sông chết. Hãy biết từ xa xưa cho đến giờ không phải chỉ người Việt Nam mà người Châu Á là làm nông nghiệp lúa nước, họ sống dọc theo kênh rạch. Giòng sông là nguồn nước để tưới tiêu, để tồng trọt, để cấy hái, để nuôi trồng đánh bắt thủy sản. Khi các giòng sông ấy đã bị ô nhiễm quá năng thì người dân không còn kế sinh nhai nữa. Không còn sinh nhai nữa thì người ta sẽ phải bỏ nông thôn về đô thị để sống, bỏ làng mạc đi những vùng khác để sống, dẫn đến nền nông nghiệp bị trì trệ.
Thế khi về đô thì thì tình trạng thành phố cũng không tốt hơn, các giòng kênh cũng bị ô nhiễm, đất đai cũng bị ổ nhiễm, rồi thì rác rất là nhiều. Hiện nay tại các thành phố ở Việt Nam thì cái phương pháp tốt nhất chỉ là chôn lấp thôi, hầu hết là chôn lấp chứ không có phương pháp nào khác cả. Cái chôn lấp đó làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều vùng đang dùng nước giếng, giếng nước khoan đó bị ô nhiễm. Còn chuyện khác nữa, khoảng hai mươi ba mươi năm về trước, khi Việt Nam bắt đầu công nghiệp hóa thì nhận thức chưa đến. Nhận thức còn thấp cho nên đã cho quá nhiều nhà máy ở đầu những giòng sông như sông Đồng Nai sông Sài Gòn. Đáng lẽ ở những đầu nguồn nước đó thì những nhà máy hóa chất, nhà máy sản xuất xà bông, nhà máy thuộc da…không được để ở đầu nguồn. Thế nhưng vì các nhà quản lý nhận thức chưa được cho nên mới để nó ở đầu nguồn. Cho nên bây giờ sông Sài Gòn cũng bị ô nhiễm, sông Đồng Nai cũng bị ô nhiễm, dẫn đến việc là tiền xử lý nước cao lên và cuối cùng người dân phải trả tiền nước cao hơn. Nói một cách dễ hiểu nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam nói chung không chỉ ở trong nước, không khí, rác thải, tiếng ồn mà còn nhiều cái khác nữa làm cho môi trường bị hủy hoại rất nặng nề so với khoảng hai ba mươi năm về trước.
Tôi lấy ví dụ như sông Hồng chẳng hạn, là chảy từ phía bên kia biên giới qua VN. Nước sông Hồng bây giờ khác hồi xưa lắm rồi, bây giờ nước mang nhiếu chất độc hại, khi thí nó màu xanh khi thì nó màu đen chứ không phải sông Hồng đỏ nặng phù sa nữa. Bảo vệ cái môi trường đó đôi khi nó là vấn đề của toàn cầu và vấn đề của liên quốc giaGS Nguyễn Minh Hòa
Thanh Trúc: Cách hay nhất, theo giáo sư, là nhà nước cần áp dụng biện pháp gì đối với các tập đoàn hay tổng công ty do chính nhà nước kiểm soát và quản lý mà đã gây ô nhiễm môi trường?
GS Nguyễn Minh Hòa: Cần phải nghiên khắc và cần phải mạnh tay cho dù những đơn vị đó có mang lại lợi nhuận hoặc đóng thuế cho nhà nước rất cao. Cái thứ hai là phải rà soát lại các điều luật liên quan đến chính sách bảo vệ môi trường. Tôi nghĩ chính sách đó hiện nay vẫn chưa hoàn thiện, vẫn còn những điểm mà tạo ra kẽ hở mà một số người lợi dụng để mang lại lợi nhuận cho mình. Sau nữa là phải tiến hành giáo dục và tuyên truyền, đặc biệt đối với học sinh và các thế hệ nhỏ.
Tuy nhiên tôi cũng phải nói bảo vệ môi trường hiện nay không hoàn toàn là chỉ có người Việt Nam mơi bảo vệ được mình mà còn có vấn đề quốc tế. Tôi lấy ví dụ như sông Hồng chẳng hạn, là chảy từ phía bên kia biên giới qua Việt Nam. Nước sông Hồng bây giờ khác hồi xưa lắm rồi, bây giờ nước mang nhiếu chất độc hại, khi thí nó màu xanh khi thì nó màu đen chứ không phải sông Hồng đỏ nặng phù sa nữa. Bảo vệ cái môi trường đó đôi khi nó là vấn đề của toàn cầu và vấn đề của liên quốc gia.
Hay nếu biết được rằng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay tình trạng ô nhiễm từ nguồn thuốc trừ sâu ngấm trong đất khá là cao. Tại sao như vậy? Cách đây một số năm về trước, khi nước triều lên rồi khi rút ra thì nó mang theo dư lượng thuốc trừ sâu và hóa chất ra ngoài biển thì nó giảm bớt cái ô nhiễm đó đi. Thế nhưng bây giờ những giòng sông ở thượng nguồn, mà có những giòng sông chảy từ Trung Quốc rồi qua Lào, qua Kampuchia rồi mới đến Việt Nam, thì người ta làm qua nhiều các đập thủy điện. Những đập thủy điện đó người ta đã chặn lại nước để người ta giữ người ta làm chạy tuốc bin. Nước chảy từ thượng nguồn xuống đến đồng bằng sông Cửu Long hiện bị giảm đi rất là nhiều. Thậm chí vì nó giảm đi cho nên nước mặn từ ngoài biển đi vào trong đất liền, đến cả gần 100 kilômét mà trước kia thì không có hiện tượng đó.
Tôi muốn nói rằng vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ có chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam, mà nó là bài toán liên vùng và liên quốc gia. Thực sự đây là vấn đề rất phức tạp, có lẽ Việt Nam cũng phải xem xét lại chính sách của mình trong vấn đề môi trường, không chỉ giới hạn trong đất nước mà còn phải nhìn ra xa hơn và rộng hơn trong mối quan hệ quốc tế để giải quyết vấn đề môi trường của toàn cầu.
Xin cảm ơn về thời giờ của giáo sư Nguyễn Minh Hòa
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét