∇ Nghe Bài Này
|
Trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Trần Vũ Hải, người theo dõi chặt chẽ vụ án này, nói việc ông Sang lên tiếng cũng ‘hợp lý’.
Theo luật sư Hải giải thích thì ông Sang, mặc dù đứng đầu hành pháp, nhưng đồng thời cũng là trưởng Ban chỉ đạo cải cách tư pháp và ‘có vai trò nhất định’ trong việc bổ nhiệm các thẩm phán.
Với lại, công văn chỉ đạo của ông Sang, theo ông Hải, chỉ mang tính ‘chung chung’.
“Đây là thông lệ chưa hay lắm ở Việt Nam. Các cơ quan chưa thật sự độc lập,” ông Hải nói, “Nhưng có thể chấp nhận được.”
“Tính độc lập của các tòa án ở Việt Nam chỉ tương đối thôi. Địa phương tìm cách xét xử theo hướng có lợi cho công an nhưng mà có chủ tịch nước chỉ đạo rồi thì họ phải tìm cách xem xét lại,” ông nói.
Luật sư Hải nói thẩm phán trong phiên tòa nào cũng có thể có áp lực, có thể từ dư luận của quần chúng, từ ý kiến của các luật sư hay các vị đại biểu Quốc hội.
“Thẩm phán có bản lĩnh là biết có áp lực đó nhưng vẫn xử đúng luật.”
“Thẩm phán tòa án địa phương chịu áp lực từ phía công an sở tại, chính quyền địa phương lớn hơn so với áp lực từ dư luận nên họ nghiêng về phía công an Tuy Hòa,” ông nói.
Nhưng với chỉ đạo mới của chủ tịch nước thì theo ông Hải tòa án phúc thẩm vụ án này sẽ ‘không có áp lực để làm sai nhưng có áp lực phải làm đúng’.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét