Pages

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Trung Quốc quan sát kỹ bầu cử Ấn Độ

Bầu cử nghị viện ở Ấn Độ 2014
Bầu cử nghị viện Ấn Độ (từ ngày 7-9/4) đang được Trung Quốc theo sát.
Giới chức Trung Quốc đang quan sát kỹ cuộc bầu cử nghị viện Ấn Độ và ứng viên phe dân tộc chủ nghĩa Narendra Modi, người từng phê phán Bắc Kinh 'có não trạng bành trướng'.

Nói với cử tri, ông phê phán 'não trạng bành trướng của Trung Quốc không phù hợp với thời đại hiện nay', theo báo Anh, tờ Sunday Times hôm 6/04 tường thuật từ Dehli.
Trước kỳ bầu cử ở nền dân chủ lớn nhất thế giới (7-9/04/2014), ông Modi, thủ lĩnh đảng dân tộc chủ nghĩa Ấn (BJP) phát biểu khi đến thăm bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc 'coi là lãnh thổ' của họ.

Hiện là thủ hiến bang Gurajat, nơi duy nhất có tăng trưởng kinh tế hai con số ở Ấn Độ, ông Modi có cơ hội làm thủ tướng Ấn Độ nếu BJP thắng cử.
Phát biểu gần biên giới Trung Quốc, ông Modi cam kết với cử tri sẽ làm tất cả 'để quốc gia lại trở nên hùng mạnh'.
"Cựu lãnh sự Trung Quốc ở Kolkata ông Mao Tư Vệ được báo này trích lời nói nếu ông Modi lên làm thủ tướng, Trung Quốc sẽ nói đó là chuyện nội bộ của Ân Độ"
BJP cũng phê phán chính phủ hiện nay của thủ tướng Manmohan Singh thuộc đảng Quốc Đại là không chú ý đến tăng cường quân bị.
Đảng này cử tướng Vikay Kumar Singh, 62 tuổi làm ứng viên của họ ra tranh cử chức dân biểu tại thủ đô Dehli.

Cứng rắn với Trung Quốc

Ông Vikay Kumar Singh có tiếng là người tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc vì từng công khai viết thơ rằng 'Tôi muốn cho Trung Quốc biết người Ấn Độ sẵn sàng chết vì tổ quốc'.
Theo phóng viên Kamalar Kelka từ Dehli viết cho báo Anh, sau chiến tranh năm 1962, Ấn Độ luôn e dè Trung Quốc và tiếp tục cho chính phủ lưu vong Tây Tạng đóng ở Dharamsala.
Ông Narendra Modi
Ông Narendra Modi từng chỉ trích Trung Quốc có não trạng 'bành trướng'
Hai nước hiện có các điểm tranh chấp lãnh thổ tại Karakoram , Aksai Chin và Arunachal Pradesh.
Giới chức Ấn Độ cũng coi Trung Quốc là đối thủ kinh tế và địa chính trị không chỉ ở vùng Himalayas mà cả từ Vịnh Bengal đến vùng Đông Phi.
Nhưng theo báo Hindustan Times (05/04), dù quan sát kỹ cuộc bầu cử khổng lồ năm nay tại Ấn Độ, nơi gần 850 triệu cử tri đi bỏ phiếu, Trung Quốc cũng có cái nhìn thực tiễn về đảng BJP và ông Narendra Modi.
Cựu lãnh sự Trung Quốc ở Kolkata ông Mao Tư Vệ được báo này trích lời nói nếu ông Modi lên làm thủ tướng, Trung Quốc sẽ nói đó là chuyện nội bộ của Ân Độ.

'Chỉ tăng thêm khó xử'

Nhà ngoại giao Trung Quốc này cũng nhắc rằng ông Modi năm 2011 có 'chuyến thăm rất thành công' sang Trung Quốc và bang Gurajat của ông làm ăn theo mô hình Trung Quốc như một 'Quảng Đông' của Ấn Độ.
"Báo Anh tờ Sunday Times thì cho rằng việc hai cường quốc hạt nhân đông dân nhất châu Á cạnh trạnh sẽ chỉ làm cho các nước Phương Tây thêm khó xử, nhất là khi Trung Quốc và Nhật Bản đã đối đầu cạnh tranh về biển đảo"
Dù vậy, một nhà quan sát Trung Quốc khác, Lan Kiến Tuyết từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Trung Quốc lại cho rằng sau bầu cử, Bắc Kinh sẽ theo dõi kỹ đường lối của tân chính phủ Ấn Độ theo triết lý Shakti (sức mạnh) hay Shanti (hòa bình).
Còn báo Anh tờ Sunday Times thì cho rằng việc hai cường quốc hạt nhân đông dân nhất châu Á cạnh trạnh sẽ chỉ làm cho các nước Phương Tây thêm khó xử, nhất là khi Trung Quốc và Nhật Bản đã đối đầu cạnh tranh về biển đảo.
Ông Modi, năm nay 63 tuổi hiện đang dẫn điểm trước ứng viên thủ tướng của đảng Quốc Đại, Rahul Gandhi, 43 tuổi, thuộc gia tộc Nehru- Gandhi có nhiều người từng làm thủ tướng.
Nhưng chế độ bầu cử ở Ấn Độ không để cử tri bầu trực tiếp thủ tướng mà bầu cho các đảng chính trị.
Đảng nào chiếm đa số trong Quốc hội sẽ đề cử ứng viên thủ tướng để lập nội các cầm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét