Pages

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

AP: Cho phép biểu tình là một bài toán đối với Việt Nam

VRNs (11.05.2014) – Hà Nội - Tác giả Chris Brummitt của AP nhận định, sự tức giận của người Việt Nam với Trung Quốc đã lên mức cao nhất trong nhiều năm sau khi Bắc Kinh triển khai một giàn khoan dầu ở vùng biển tranh chấp. Việc này cũng đặt ra một câu hỏi khó cho các nhà lãnh đạo Việt Nam: Họ nên cho phép ở mức độ nào những cuộc biểu tình công cộng, đế nó không trở thành những cuộc biểu tình chống lại chế độ độc quyền của họ?
140510010Ở một mức độ, Đảng Cộng sản cầm quyền muốn khai thác hình ảnh tức giận trên đường phố để khuếch đại sự phẫn nộ của chính nó với Trung Quốc, đồng thời thu hút sự cảm thông từ quốc tế, sau khi tàu hải quân của hai nước đã vướng vào một bế tắc căng thẳng gần giàn khoan ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Tuy nhiên chính phủ Việt Nam theo bản năng, sẽ vẫn ngờ vực mọi loại tụ tập công cộng nào, những thứ ít nhiều có nguy cơ đe dọa đến trật tự công cộng. Và chính phủ cũng biết rằng, các thành viên của phong trào bất đồng chính kiến ​​trong nước đã có sẵn tinh thần chống Trung Quốc vững chắc, và họ đã sử dụng vấn đề này để huy động sự hỗ trợ trong quá khứ.
Hai quốc gia châu Á này có một lịch sử xung đột từ 1.000 năm trước. Trong quá khứ gần đây, các lực lượng hải quân đã có hai cuộc đụng độ chết người ở biển Đông. Tất cả đã tạo nên một giếng sâu mất lòng tin giữa người dân Việt Nam đối với Trung Quốc.
“Đây là thời điểm để Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét lại tất cả các chính sách của mình đối với Bắc Kinh … Việt Nam phải ngay lập tức từ bỏ Bắc Kinh như một hình mẫu kinh tế và chính trị,” ông Huy Đức, một trong những blogger nổi tiếng nhất của Việt Nam đã viết trong một bài viết gần đây. “Hy vọng rằng, sự cố giàn khoan 981 sẽ đánh thức Đảng Cộng sản Việt Nam biết đứng về phía người dân và ngăn chặn sự bành trướng Bắc Kinh.”
140510011
Một tuyên bố kêu gọi biểu tình được lưu hành rộng rãi trên các facebook và blog bất đồng chính kiến cũng khẳng định: “chúng ta không thể tiếp tục thỏa hiệp [với TQ] và trở nên …tội lỗi với các anh hùng tổ tiên.”
Jonathon London, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Hồng Kông thì nói: “nhà nước đang ở một vị trí thực sự khó khăn. Bằng cách bày tỏ sự phản đối cứng rắn với Trung Quốc, nó cũng có thể gây ra nhiều biểu hiện bất đồng chính kiến ​​từ những người dân Việt Nam dưới nhiều hình thức. Chắc chắn sẽ có một số chồng chéo giữa những người muốn bày tỏ sự tức giận với Trung Quốc, và những người đang kêu gọi cải cách cơ bản.”
Tác giả bài viết nhận định tiếp, giờ đây Việt Nam thấy mình cần cầu xin quốc tế, nhưng nó không có bất kỳ liên minh vững chắc nào với một quốc gia mạnh mẽ để có thể khiến Trung Quốc lắng nghe một cách cẩn thận hơn. Việt Nam cũng không thể đủ khả năng làm bất cứ điều gì khiến mối quan hệ với Bắc Kinh bị đổ vỡ nghiêm trọng, vì Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của đất nước.
Tuy nhiên, lập luận trên không đúng với mọi người. Ông Nguyễn Quang A, một học giả từng tham dự thường xuyên các cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong quá khứ cho biết: “Bạn không thể sử dụng [khái niệm] tầm quan trọng trong mối quan hệ như một cái cớ để không làm bất cứ điều gì. Tôi nghĩ rằng việc họ [chính phủ] cử các tàu bảo vệ bờ biển là tốt, nhưng họ phải mạnh mẽ hơn trên các lĩnh vực ngoại giao và pháp lý.”
Pv.VRNs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét