Pages

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Chuyên gia TQ: 'Sẽ không có chiến tranh'

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam đã có va chạm
Một chuyên gia dầu khí hàng đầu của Trung Quốc nói Bắc Kinh sẽ không khai hỏa trước ở Biển Đông.

Câu hỏi đầu tiên BBC đặt ra cho ông Bành trong phỏng vấn tối 13/5 giờ Bắc Kinh là 'Ông nghĩ thế nào về thời điểm và địa điểm mà công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc đặt giàn khoan của họ'
Ông Bành Xương Vĩ, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Chính trị Dầu khí Quốc tế thuộc Đại học Dầu khí Trung Quốc, cũng nói với BBC tiếng Việt và tiếng Trung rằng Trung Quốc nên đạt thỏa thuận ngầm với "người anh em Việt Nam".

Ông Bành Xương Vĩ: Hành động của CNOOC có lẽ không liên quan tới chuyến thăm mới kết thúc tới bốn quốc gia Đông và Đông Nam Á của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Thực tế là giàn khoan 981 đã trưởng thành về mặt kỹ thuật từ hai năm nay rồi. Đó có thể là sự trùng lặp tình cờ khi chúng ta bắt đầu thăm dò dầu tại vùng biển ngoài khơi Tây Sa (Hoàng Sa) mà chúng ta cho rằng nằm trong đường chín đoạn ngay sau chuyến thăm bốn nước của ông Obama.
Hồi 2005, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam ký thỏa thuận về cùng khai thác dầu khí ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nhưng nó không được đưa vào thực hiện. Nhìn lại lịch sử trong những năm 1970, 1980 và 1990 chúng ta mất nhiều đảo trong khu vực đường chín đoạn.
Trong thập niên 1980, CNOOC đạt được một số thỏa thuận với các công ty dầu khí phương Tây về chuyện cùng khai thác. Nhưng do nhiều yếu tố, Trung Quốc đã không thực hiện các hợp đồng hợp tác với các hãng nước ngoài.
"Giờ, khi chúng ta bắt đầu thăm dò dầu khi tại nơi mà chúng ta coi là lãnh hải của chúng ta, chúng ta gặp sự ngăn cản từ cảnh sát biển Việt Nam. Điều này không có vẻ gì là thân thiện cả."
Ông Bành Xương Vĩ
Tuy nhiên [cũng] trong thập niên 1980, nhiều quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đã bắt đầu khai thác dầu khí chung với các công ty phương Tây. Khi đó Trung Quốc đã không dùng vũ lực để bảo vệ lợi ích dầu khí trên biển trong khu vực đường chín đoạn. Chúng ta đã không dùng vũ lực để ngăn các nước đó lấy trộm dầu nhờ sự hợp tác với các công ty dầu khí đa quốc gia.
Giờ, khi chúng ta bắt đầu thăm dò dầu khi tại nơi mà chúng ta coi là lãnh hải của chúng ta, chúng ta gặp sự ngăn cản từ cảnh sát biển Việt Nam. Điều này không có vẻ gì là thân thiện cả.
Thực tế là chúng ta đã có sự hợp tác tốt từ Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ. Và Trung Quốc cùng Việt Nam là năm nước xã hội chủ nghĩa duy nhất còn lại trên thế giới. Trên cơ sở cùng chung ý thức hệ, chúng ta cần hiệu chỉnh quan điểm của mỗi bên trong khi vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia của mỗi chúng ta.
Khi Việt Nam tiến hành khai thác dầu khí cùng với các nước khác ở gần đường chín đoạn, Trung Quốc đã không phản ứng thái quá. Bởi vậy sự can thiệp của Việt Nam vào hoạt động của giàn khoan 981 là không đúng mực và thiếu hợp lý.
BBC: Liệu CNOOC có xin ý kiến của chính phủ Trung Quốc trước khi có hoạt động như vừa rồi không?
CNOOC sẽ phải thông báo cho một số bộ, chẳng hạn bộ ngoại giao, cục hải dương, trước khi tiến hành các hoạt động thăm dò lớn ở vùng này. Có thể họ đã làm như vậy. Nhưng cũng có thể họ không làm thế vì đây là hoạt động bình thường của họ trong lãnh hải của chính Trung Quốc.
BBC: Ông có nghĩ là CNOOC và chính quyền Trung Quốc cùng phối hợp hành động?
Phía Việt Nam có thể nghĩ rằng CNOOC và chính quyền Trung Quốc đang cùng nhau thử thách quyết tâm của Việt Nam. Tuy nhiên, với tư cách là một học giả Trung Quốc, tôi không nghĩ rằng CNOOC và chính quyền Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận ngầm như thế.
Biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi tại Việt Nam để phản đối hành động của Trung Quốc
CNOOC lên kế hoạch cho các hoạt động như vậy theo lịch hoạt động bình thường của họ. Họ sẽ không làm như vậy chỉ vì đây là thời điểm nhạy cảm khi ông Obama vừa thăm các nước ở Tây Thái Bình Dương.
BBC: Một số chuyên gia đặt nghi vấn về tính hợp pháp của những gì CNOOC làm vì giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 120 hải lý và như vậy nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam?
Phía Việt Nam nghĩ rằng cần phải theo Công ước về Luật biển UNCLOS, vốn hình thành năm 1982 và có hiệu lực năm 1992, và các quy định của Công ước về thềm lục địa. Nhưng quan điểm của Trung Quốc là dựa trên các chứng cứ lịch sử.
Nếu chúng ta có sản xuất được dầu từ các vùng biển rất gần với Việt Nam và cách đảo Hải Nam 1.000 km, chuyên chở dầu về cũng rất đắt đỏ. Chúng ta thăm dò vùng đó một phần để bù lại những lợi ích hàng hải mà chúng ta đã mất trong những năm 1980 và 1990.
"Phía Việt Nam nghĩ rằng cần phải theo Công ước về Luật biển UNCLOS, vốn hình thành năm 1982 và có hiệu lực năm 1992, và các quy định của Công ước về thềm lục địa. Nhưng quan điểm của Trung Quốc là dựa trên các chứng cứ lịch sử."
Ông Bành Xương Vĩ
Tôi nghĩ rằng Trung Quốc và Việt Nam cần đàm phán cấp cao nhằm giải quyết tranh chấp, giống như việc giải quyết tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ.
Từ cách nhìn của CNOOC, dĩ nhiên họ nghĩ rằng chính quyền có nghĩa vụ phải bảo vệ lợi ích của các công ty dầu khí trong khu vực đường chín đoạn.
BBC: Ông có thực sự nghĩ rằng ở đó có đủ dầu và sẽ có lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí thăm dò, khai thác và vận chuyển về đất liền?
Tôi không phải là chuyên gia địa chất dầu khí hải dương. Hoạt động thăm dò của CNOOC không phải để chuẩn bị khai thác quy mô lớn mà chỉ để thăm dò về trữ lượng dầu khí ở đó. Nó có thể là hoạt động sản xuất thử nghiệm. Nếu họ không có bất kỳ thông tin địa chất nào họ có thể tiến hành thăm dò từ đầu.
BBC: Liệu việc thăm dò này là nhằm để khẳng định chủ quyền hay vì lợi ích dầu khí?
Hai mục tiêu này có thể chồng lấp nhau. Tôi nghĩ rằng CNOOC chủ yếu quan tâm tới lợi ích dầu khí. Với tư cách là công ty dầu, họ chịu trách nhiệm về chuyện tìm dầu ngoài khơi. Trong nhiều năm qua, người ta hay nói: "CNOOC được thành lập cách đây 30 năm nhưng chưa bao giờ ra Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) tìm dầu.
Ông Bành nói CNOOC chịu sức ép phải ra Biển Đông
Họ mới chỉ sản xuất dầu ở Biển Hoa Đông và Vịnh Bột Hải. Ngay cả ở đó họ cũng để các hãng nước ngoài cùng khai thác. Đáng ra chúng ta phải khai thác dầu cùng với các hãng dầu phương Tây ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) mà chúng ta có chủ quyền từ lâu. CNOOC chịu sức ép phải làm vậy.
BBC: Liệu có nguy cơ chiến tranh sẽ xảy ra vì dầu không?
Đánh giá của tôi là những chạm trán quy mô nhỏ trong đó cảnh sát biển hai bên chĩa vòi rồng vào nhau sẽ còn tiếp diễn và trở thành hiện tượng thường xuyên xảy ra. Nhưng phía Trung Quốc sẽ không bao giờ nổ súng trước. Trung Quốc có lẽ sẽ không cho hải quân tham gia những hành động như thế. Tranh chấp trước hết sẽ được giải quyết ở cấp độ cảnh sát biển. Sẽ không có chiến tranh.
Lý thuyết phương Tây nói chiến tranh không bao giờ xảy ra giữa các nền dân chủ. Nhưng đã từng có nhiều cuộc chiến giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Tôi nghĩ thế hệ lãnh đạo thứ năm của chúng ta sẽ có phán đoán tốt. Từ quan điểm chiến lược, chúng ta cần có thỏa thuận ngầm với người anh em Việt Nam của chúng ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét