Pages

Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

Dân biểu Mỹ ép VN về quyền của công nhân

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman đã từng tới Việt Nam.
153 Dân biểu đảng Dân chủ hối thúc Đại diện Thương mại Hoa Kỳ gây sức ép đàm phán quyền người lao động tại bốn nước tham gia TPP trong đó có Việt Nam.
BấmLá thư gửi ông Froman hôm 29/05 đề nghị các cuộc đàm phán TPP đang diễn ra bao gồm một khuôn khổ tăng cường bảo vệ quyền cho người lao động đặc biệt tại các nước như Việt Nam, Malaysia, Brunei, và Mexico, là những nơi được mô tả là có "bề dầy về vi phạm quyền của người lao động”.


“Chính quyền [Hoa Kỳ] phải tránh chấp nhận các điều kiện và tiêu chuẩn lao động không đầy đủ", các dân biểu Hoa Kỳ viết trong thư.
"Chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn thị trường Mỹ bị tràn ngập với hàng nhập khẩu được sản xuất bởi công nhân bị tước đoạt nhân phẩm và các quyền cá nhân.
Các báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy thực trạng lạm dụng đáng kể các quyền của người lao động tại các nước trong đó có Việt Nam.
Một số vi phạm được nhắc tới gồm lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, người lao động có mang thai và phân biệt đối xử vì giới tính.
Ngoài ra các điều kiện làm việc khắc nghiệt có ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn, làm việc quá nhiều giờ và tiền lương đầy đủ là các điểm được nêu.
Bức thư gửi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman lấy Việt Nam như một ví dụ chính.
Công đoàn độc lập
Ông Trương Đình Tuyển được nêu tên trong bức thư của các Dân biểu Mỹ.
Các dân biểu đảng Dân chủ Hoa Kỳ dẫn chiếu tới tin từ truyền thông Việt Nam trích lời ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam và cố vấn cao cấp cho chính phủ Việt Nam trong các các cuộc đàm phán quốc tế, nói rằng ‘Việt Nam sẽ không chấp nhận một yêu cầu trong TPP nói rằng người lao động phải được phép thành lập các công đoàn lao động độc lập, mà thay vào đó sẽ chấp nhận một thỏa hiệp theo đó giao một số quyền cho công đoàn cấp địa phương.
"Trong khi chúng tôi vui mừng nhận thấy quan chức Việt Nam đang bắt đầu nhận ra rằng tiếp tục vi phạm trắng trợn tiêu chuẩn lao động cơ bản - mà Bộ Lao động và Nhà nước Hoa Kỳ ghi chép được - là không thể chấp nhận được, chúng tôi lo ngại rằng ông Tuyên dường như tin rằng các biện pháp nửa vời đã là đủ rồi.
"Điều đó là không ổn. Tất cả các quốc gia thành viên TPP, bao gồm Việt Nam, phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động TPP, bao gồm cả nghĩa vụ liên quan đến tự do lập hội và thương lượng tập thể .
"Việt Nam phải làm rất nhiều việc để đạt được một mức độ tối thiểu có thể chấp nhận được về sự tôn trọng quyền của người lao động khi trở thành một đối tác mậu dịch của Hoa Kỳ"
Thư của 153 Dân biểu Đảng Dân chủ
"Ở các nước như Việt Nam nơi công nhân đã phải đối mặt với lạm dụng quá mức thì phải có kế hoạch bắt buộc và được thực thi nhằm đưa luật lao động của những nước này tuân thủ các chuẩn mực lao động TPP.
“Rõ ràng là Việt Nam phải làm rất nhiều việc để đạt được một mức độ tối thiểu có thể chấp nhận được về sự tôn trọng quyền của người lao động khi trở thành một đối tác mậu dịch của Hoa Kỳ’ bức thư nêu rõ’’.
Điểm đáng chú ý là các dân biểu Hoa Kỳ nói tới việc pháp luật Việt Nam yêu cầu tất cả các công đoàn trong cả nước phải liên kết với Tổng Liên đoàn Lao động, trong đó mô tả chính cơ quan này là “một thành viên của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam".
Do đó, bức thư nêu rõ, thực trạng này đã vi phạm quyền của người lao động trong việc thành lập và gia nhập công đoàn lao động độc lập với lựa chọn của riêng mình.
Bộ Lao động Hoa kỳ trong khi đó liệt kê Việt Nam là một trong những chỉ bốn quốc gia nơi họ có lý do để tin rằng sản phẩm may mặc có thể đã được sản xuất bởi lao động bị cưỡng bức hoặc sử dụng lao động là trẻ em.
Ngoài Việt Nam bị nêu như trường hợp điển hình, ba quốc gia khác tham gia đàm phán TPP bị nêu tên là Malaysia, Brunei và Mexico.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét