∇ Nghe Bài Này
|
Người Việt ở Campuchia luôn theo dõi tình hình VN
Hành động các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc và hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã khiến cộng đồng người Việt tại Campuchia tỏ ra bức xúc. Họ cáo buộc Trung Quốc đã và đang xâm chiếm Việt Nam bằng những hành động đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam và chiếm đóng ở quần đảo Việt Nam.
Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam là ông Châu Văn Chi cho biết hầu hết người Việt sống tại Campuchia đã theo dõi tình hình trong nước và lo lắng trước những hành động của Trung Quốc xâm phạm trắn trợn đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ông Chi coi việc các tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản và đe dọa tính mạng là hành động ngang ngược.
Ông Châu Văn Chi nói với RFA: “Đối với bà con cộng đồng gốc Việt Nam tại Campuchia, sau khi nhận được tin qua báo đài ở trong nước cũng như báo đài của các cộng đồng quốc tế thì chúng tôi rất phản ứng trong việc Trung Quốc đã đưa giàn khoan và vi phạm vào lãnh hải của tổ quốc Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam là ông Châu Văn Chi cho biết hầu hết người Việt sống tại Campuchia đã theo dõi tình hình trong nước và lo lắng trước những hành động của Trung Quốc xâm phạm trắn trợn đến chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Ông Chi coi việc các tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản và đe dọa tính mạng là hành động ngang ngược.
Ông Châu Văn Chi nói với RFA: “Đối với bà con cộng đồng gốc Việt Nam tại Campuchia, sau khi nhận được tin qua báo đài ở trong nước cũng như báo đài của các cộng đồng quốc tế thì chúng tôi rất phản ứng trong việc Trung Quốc đã đưa giàn khoan và vi phạm vào lãnh hải của tổ quốc Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Hầu hết người Việt sống tại Campuchia đã theo dõi tình hình trong nước và lo lắng trước những hành động của Trung Quốc xâm phạm trắn trợn đến chủ quyền biển đảo Việt NamÔng Châu Văn Chi
Bà con cộng đồng người Campuchia gốc Việt Nam cũng muốn tham gia đóng góp ý kiến với Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam; cùng lên án sự ngang ngược của Trung Quốc đã vi phạm luật quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ và nhân dân Việt Nam, cộng đồng người Campuchia gốc Việt đoàn kết lại và đấu tranh lên án vấn đề Trung Quốc vi phạm chủ quyền, lãnh hải Việt Nam. Đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế cũng như chính phủ Việt Nam đưa sự việc này ra trước LHQ.”
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thậm chí còn dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Cộng đồng người Việt tại Campuchia cho rằng đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp Quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trong đó Trung Quốc đã tham gia ký kết.
Bà Ngô Thị Hoa, người Việt kiều Campuchia cho rằng Trung Quốc đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm trong lãnh thổ Việt Nam, thậm chí còn dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981.
Cộng đồng người Việt tại Campuchia cho rằng đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp Quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trong đó Trung Quốc đã tham gia ký kết.
Bà Ngô Thị Hoa, người Việt kiều Campuchia cho rằng Trung Quốc đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Bà Ngô Thị Hoa chia sẻ: “Tôi muốn Trung Quốc rút khỏi Việt Nam để cho dân Việt Nam ổn định đời sống làm ăn tại đảo Hoàng Sa. Những người Việt Nam chúng tôi ở đây rất ủng hộ hành động chính phủ. Từ thợ hồ, người bán bánh mì đều ủng hộ Việt Nam, trước sự đau lòng do Trung Quốc qua xâm chiếm Việt Nam.
Sau khi thấy tin tức Trung Quốc hạ đặt giàn khoan và dùng vòi rồng tấn công người Việt Nam, chúng tôi ở đây rất đau lòng. Chúng tôi thấy hành động đó không đúng vì đất nước Việt Nam của chúng tôi đang ổn định, đời sống anh em tôi đang làm ăn, hòa bình, tự do. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc rút khỏi Việt Nam, kêu gọi Quốc tế ủng hộ Việt Nam, quan tâm đến Việt Nam để Trung Quốc rút khỏi Việt Nam.”
Tôi muốn Trung Quốc rút khỏi Việt Nam để cho dân Việt Nam ổn định đời sống làm ăn tại đảo Hoàng Sa. Những người Việt Nam chúng tôi ở đây rất ủng hộ hành động chính phủ. Từ thợ hồ, người bán bánh mì đều ủng hộ Việt Nam, trước sự đau lòng do Trung Quốc qua xâm chiếm Việt NamBà Ngô Thị Hoa
Xâm chiếm chứ không còn là khiêu khích
Còn ông Trần Văn Đắc, 66 tuổi, sống ở Phnom Penh coi hành động của Trung Quốc hiện nay là xâm chiếm chứ không còn khiêu khích. Ông cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp vì không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa nếu không có sự thỏa thuận của các quốc gia ven biển.
Ông Trần Văn Đắc nói: “Đất nước của mình bị xâm chiếm mọi người dân đau đớn. Trung Quốc ỷ đất nước mình nhỏ, nó muốn ăn hiếp, xâm chiếm, nó muốn lấy Trường Sa và Hoàng Sa của mình mà lấy không được. Không hiểu vùng đó sao mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan được lúc tàu chiến của mình tuần hành mỗi ngày. Lúc nó mới kéo vào nếu mình phát giác được thì đâu đến nỗi…bây giờ nó để rồi. Hành động này sẽ làm thiệt thòi đến dân đánh cá, sống gần biển, không dám đến gần vì sợ tàu chiến đụng chìm chết. Nếu có tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Campuchia, thì chúng tôi sẽ tham gia vì quyền lợi chung của đất nước.”
Cách đây hai năm, Campuchia đã cố tình diễn giải sai ý định của các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông trong thời gian nước này làm Chủ tịch ASEAN đã khiến khối ASEAN ít đoàn kết hơn khi không thể đưa ra được thỏa thuận chung nào về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Nay, chính phủ Campuchia thân với Trung Quốc cũng có thể thẳng tay đàn áp nếu cộng đồng người Việt dám xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vì lý do vi phạm lệnh cấm tụ tập và gây mất trật tự an ninh xã hội như đã từng làm đối với các tổ chức dân sự, dân oan và người ủng hộ phe đối lập.
Còn ông Trần Văn Đắc, 66 tuổi, sống ở Phnom Penh coi hành động của Trung Quốc hiện nay là xâm chiếm chứ không còn khiêu khích. Ông cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp vì không ai có quyền tiến hành thăm dò thềm lục địa hay khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa nếu không có sự thỏa thuận của các quốc gia ven biển.
Ông Trần Văn Đắc nói: “Đất nước của mình bị xâm chiếm mọi người dân đau đớn. Trung Quốc ỷ đất nước mình nhỏ, nó muốn ăn hiếp, xâm chiếm, nó muốn lấy Trường Sa và Hoàng Sa của mình mà lấy không được. Không hiểu vùng đó sao mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan được lúc tàu chiến của mình tuần hành mỗi ngày. Lúc nó mới kéo vào nếu mình phát giác được thì đâu đến nỗi…bây giờ nó để rồi. Hành động này sẽ làm thiệt thòi đến dân đánh cá, sống gần biển, không dám đến gần vì sợ tàu chiến đụng chìm chết. Nếu có tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại Campuchia, thì chúng tôi sẽ tham gia vì quyền lợi chung của đất nước.”
Cách đây hai năm, Campuchia đã cố tình diễn giải sai ý định của các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông trong thời gian nước này làm Chủ tịch ASEAN đã khiến khối ASEAN ít đoàn kết hơn khi không thể đưa ra được thỏa thuận chung nào về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.
Nay, chính phủ Campuchia thân với Trung Quốc cũng có thể thẳng tay đàn áp nếu cộng đồng người Việt dám xuống đường biểu tình chống Trung Quốc vì lý do vi phạm lệnh cấm tụ tập và gây mất trật tự an ninh xã hội như đã từng làm đối với các tổ chức dân sự, dân oan và người ủng hộ phe đối lập.
Trung Quốc ỷ đất nước mình nhỏ, nó muốn ăn hiếp, xâm chiếm, nó muốn lấy Trường Sa và Hoàng Sa của mình mà lấy không được. Không hiểu vùng đó sao mà TQ hạ đặt giàn khoan được lúc tàu chiến của mình tuần hành mỗi ngày. Lúc nó mới kéo vào nếu mình phát giác được thì đâu đến nỗiÔng Trần Văn Đắc
Liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc, ông Phay Siphan, người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia khẳng với RFA rằng chính phủ xứ chùa Tháp không ủng hộ bên nào trong tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chính sách ngoại giao của Campuchia nhất trí thúc giục hai bên đàm phán và giải quyết vấn đề một cách hòa bình, phù hợp với Tuyên bố hành xử trên Biển Đông (DOC).
Ông Phay Siphan phát biểu: “Chúng tôi yêu cầu hai bên hết sức kiềm chế đừng để xung đột vũ trang, bạo lực xảy ra. Chấm dứt các hành động giao chiến bằng vòi rồng, khiêu khích lẫn nhau. Hai bên tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng những Tuyên bố chung và thỏa thuận cam kết tại các cuộc họp.”
Trong khi đó, linh mục Pô Hoàng từ tỉnh Prey Veng nhận định việc Trung Quốc đâm thẳng vào mũi tàu Cảnh sát biển Việt Nam khiến mũi tàu này bị trầy xước vào sáng ngày 13/5 đó là hành động chiếm lấy biển đảo nhưng người Việt ở tình này ít quan tâm đến vấn đề ở Việt Nam.
Linh mục Hoàng nói tiếp: “Bên đây không bị ảnh hưởng gì về vấn đề ngoài Biển Đông. Theo tôi thấy, bà con người Việt ở đây chỉ quan tâm đến chính trị, đất nước, công việc làm ăn, lo âu về vấn đề có quốc tịch Campuchia. Họ theo dõi đảng trong nước ai thắng ai đuổi người Việt như thế nào thôi còn chuyện ở Việt Nam thì họ không hiểu nhiều hay để ý nhiều. Rất ít bà con người Việt theo dõi vấn đề ở Biển Đông.”
Đến lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn cản lực lượng tàu Việt Nam chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bằng các tàu hải giám, tàu hộ vệ tên lửa và cả máy bay tuần thám.
Theo Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam nếu Trung Quốc không rút giàn khoan thì hơn 5.000 hội viên người Campuchia gốc Việt sẵn sàng tham gia đóng góp cùng nhân dân trong nước để đuổi Trung Quốc, đặc biệt Hội đã dự kiến có hành động cụ thể để phản đối Trung Quốc gây hấn
.
Ông Phay Siphan phát biểu: “Chúng tôi yêu cầu hai bên hết sức kiềm chế đừng để xung đột vũ trang, bạo lực xảy ra. Chấm dứt các hành động giao chiến bằng vòi rồng, khiêu khích lẫn nhau. Hai bên tăng cường hợp tác và tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng những Tuyên bố chung và thỏa thuận cam kết tại các cuộc họp.”
Trong khi đó, linh mục Pô Hoàng từ tỉnh Prey Veng nhận định việc Trung Quốc đâm thẳng vào mũi tàu Cảnh sát biển Việt Nam khiến mũi tàu này bị trầy xước vào sáng ngày 13/5 đó là hành động chiếm lấy biển đảo nhưng người Việt ở tình này ít quan tâm đến vấn đề ở Việt Nam.
Linh mục Hoàng nói tiếp: “Bên đây không bị ảnh hưởng gì về vấn đề ngoài Biển Đông. Theo tôi thấy, bà con người Việt ở đây chỉ quan tâm đến chính trị, đất nước, công việc làm ăn, lo âu về vấn đề có quốc tịch Campuchia. Họ theo dõi đảng trong nước ai thắng ai đuổi người Việt như thế nào thôi còn chuyện ở Việt Nam thì họ không hiểu nhiều hay để ý nhiều. Rất ít bà con người Việt theo dõi vấn đề ở Biển Đông.”
Đến lúc này, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngăn cản lực lượng tàu Việt Nam chấp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam bằng các tàu hải giám, tàu hộ vệ tên lửa và cả máy bay tuần thám.
Theo Chủ tịch Tổng hội người Campuchia gốc Việt Nam nếu Trung Quốc không rút giàn khoan thì hơn 5.000 hội viên người Campuchia gốc Việt sẵn sàng tham gia đóng góp cùng nhân dân trong nước để đuổi Trung Quốc, đặc biệt Hội đã dự kiến có hành động cụ thể để phản đối Trung Quốc gây hấn
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét