Pages

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Nhập nhằng


o-china-diaoyu-facebookNhạc sĩ Tuấn Khanh
Dân Luận: Nếu nhà nước này lắng nghe tiếng nói của Lê Chí Quang những năm 2000, của Điếu Cày những năm 2007 thì có lẽ giàn khoan đã không hiện diện ở trong lãnh hải của Việt Nam năm 2014.
Thông điệp đòi hỏi trả lại quyền con người cho người dân gắn bó mật thiết với chính sách đối ngoại và đối nội của Việt Nam, ảnh hưởng tới tương quan lực lượng giữa VN và TQ. Do đó không thể nói nó không có liên quan tới cuộc biểu tình này, và đem nó vào cuộc biểu tình là “nhập nhằng” chuyện nọ sang chuyện kia.

Ngay sau cuộc biểu tình ngày 11/5, có vài ý kiến cho rằng việc vừa chống Trung Quốc, vừa đòi tự do cho người yêu nước là loại “nhập nhằng”. Tôi thấy mình cần viết ra ở đây vài dòng về ý này.
Tôi tin trong chiến thuật của một cuộc biểu tình, việc gom nhiều mục đích trong một lần có thể là chưa hợp lý, thậm chí có thể là sai lầm thời điểm. Uyển chuyển và thông minh là điều được trân trọng. Nhưng miệt thị “nhập nhằng” là không đúng, và thật đáng xấu hổ cho suy nghĩ này.
Nếu nói là “nhập nhằng”, xin hãy nhìn vào Nhà nước với chiến thuật nhập nhằng vừa kêu gọi mọi người một lòng xuống đường chống TQ, vừa tới nhà nhiều người luôn chống TQ để ngăn chận họ.
Yêu nước và kêu gọi nhìn nhận những người bị cầm tù oan khuất vì yêu nước, không thể gọi là nhập nhằng!
Miến Điện sẽ chẳng bao giờ có dân chủ thật sự khi tuyên bố mở cửa nhưng vẫn giam lỏng bà Aung San Suu Kyi.
Nam Phi sẽ không bao giờ tự do nếu tuyên bố giải thể chế độ Aparthied, nhưng tiếp tục cầm tù Nelson Mandela.
Tạm không nhắc đến những người đang bị cầm tù chỉ là phần tạm thời nín nhịn cho việc lớn trước mắt, nhưng chắc chắn không thể bỏ qua, nếu gọi là minh bạch trong việc đoàn kết một lòng chống giặc.
Tự mình làm ngơ, tự mình hài lòng với 2 chữ “nhập nhằng” là phản bội và khốn nạn với những người đi đầu chống giặc, nhất là đối với những kẻ hôm nay được chút ơn huệ tự do, vỗ ngực anh hùng và gọi kẻ khác là “nhập nhằng”.
Nhiều năm trước khi báo chí nói đến Trung Quốc xâm lược, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã đứng trước Nhà Hát Lớn Sài Gòn giăng biểu ngữ tố cáo Bắc Kinh. Anh đang ở trong tù.
Trước khi mọi người vỗ tay hát bài xuống đường, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình… đã hát câu chống ngoại xâm. Giờ thì những người đó cũng đang ngồi tù.
Và còn nhiều người như vậy nữa, đang bị quên lãng trong làn sóng hãnh tiến được phép, làn sóng kiêu hùng nhưng hết sức đậm đà chất vong ân bội nghĩa.
Một dân tộc tử tế không thể viết lại chữ hy sinh bằng chữ “nhập nhằng”. Một quốc gia không bao giờ có đủ sức mạnh chung nhất, khi tự mình chia rẽ bằng 2 chữ “nhập nhằng”.
1969418_634879759900377_3235230898303036763_n.jpg

1 nhận xét:

  1. người Việt già đau khổlúc 22:22 11 tháng 5, 2014

    Tuy là ví von nhưng cũng đúng nhiều lắm đấy .Tui có cha có mẹ nhưng 2 cụ chỉ biết hưởng thụ theo ý riêng như cụ ông thì cứ bia ôm,cứ vay tiền đề đóm,cứ hà khắc với con cái-mẹ thì cứ spa,shopping,tụ tập bài bạc và cũng hà khắc với các con .Đùng một cái,tên hàng xóm xách cuốc vào vườn nhà đào trộm sắn,khoai .Mọi người con phải cùng 2 cụ "đoàn kết" đuổi nó ra bằng mọi cách .Nhưng đoàn kết kiểu nhất thời này ,lâu dài có đuổi được nó không ?Xin các vị thành lão,các vị hưu trí đảng và các vị có học hàm học vị lương cao lộc lắm giải thích cho bọn em yên lòng hoặc cần thiết chưa "đổi mới tư duy" triệt để và hợp logic hơn cho mai hậu ?

    Trả lờiXóa