Thế nhưng cuối cùng, ASEAN chỉ đưa ra được một thông cáo chung chung, bày tỏ mối quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi các bên tự kềm chế, không đe dọa hoặc dùng vũ lực và nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình. Bản thông cáo thậm chí không nêu tên quốc gia nào, kể cả Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg News hôm qua trích dẫn nhà nghiên cứu Murray Hierbert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định rằng : « Nhiều nước Đông Nam Á ngần ngại thách thức Trung Quốc bởi vì đây là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà tài trợ lớn nhất đối với các quốc gia như Cam Bốt và Lào. »
Nói cách khác, Việt Nam cũng như Philippines khó mà lôi kéo được sự ủng hộ của các quốc gia vừa nhỏ, vừa không có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.
Tiêu biểu là trường hợp của Cam Bốt. Thủ tướng Hun Sen hôm Chủ nhật vừa qua vừa kết thúc chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại Trung Quốc, được chủ tịch Tập Cận Bình hứa tổng cộng 145 triệu đô la tiền viện trợ và cho vay. Theo tờ Đại Công Báo của Trung Quốc, được xem là một lãnh đạo thân Việt Nam, cách duy nhất để ông Hun Sen giữ được quan hệ tốt với Việt Nam, mà không làm mích lòng Trung Quốc đó là giữ thái độ trung lập trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Bắc Kinh với Hà Nội.
Dẫu sao thì ông Hun Sen vẫn thường tuyên bố rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các quốc gia có liên quan, chứ ông không chấp nhận việc đa phương hóa, quốc tế hóa hồ sơ này. Đây cũng chính là chủ trương của chính quyền Bắc Kinh.
Ngay cả Malaysia cũng sẽ không thể làm khác hơn là giữ thái độ trung lập trước cuộc đối đầu Việt-Trung. Theo tờ nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc kể từ hôm qua, 27/05/2014, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng sẽ được yêu cầu là đứng ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Hà Nội và Manila.
Bản thân Thủ tướng Najib Razak khi trả lời phỏng vấn nhật báo Nikkei của Nhật ngày 22/05 vừa qua cũng đã nhấn mạnh là sẽ không để các tranh chấp Biển Đông làm tổn hại đến « tầm quan trọng chiến lược » quan hệ Trung Quốc-Malaysia.
Về phần Trung Quốc, theo South China Morning Post, cũng đang cố cải thiện hơn nữa quan hệ với Malaysia, quốc gia sẽ nắm chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới.
Nói cách khác, từ cuộc họp thượng đỉnh ở Miến Điện cho đến nay, Bắc Kinh vẫn thực hiện thành công chính sách « chia để trị », để ASEAN không thể lập được một mặt trận thống nhất chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg News hôm qua trích dẫn nhà nghiên cứu Murray Hierbert, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, nhận định rằng : « Nhiều nước Đông Nam Á ngần ngại thách thức Trung Quốc bởi vì đây là đối tác thương mại hàng đầu và là nhà tài trợ lớn nhất đối với các quốc gia như Cam Bốt và Lào. »
Nói cách khác, Việt Nam cũng như Philippines khó mà lôi kéo được sự ủng hộ của các quốc gia vừa nhỏ, vừa không có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc.
Tiêu biểu là trường hợp của Cam Bốt. Thủ tướng Hun Sen hôm Chủ nhật vừa qua vừa kết thúc chuyến viếng thăm kéo dài một tuần tại Trung Quốc, được chủ tịch Tập Cận Bình hứa tổng cộng 145 triệu đô la tiền viện trợ và cho vay. Theo tờ Đại Công Báo của Trung Quốc, được xem là một lãnh đạo thân Việt Nam, cách duy nhất để ông Hun Sen giữ được quan hệ tốt với Việt Nam, mà không làm mích lòng Trung Quốc đó là giữ thái độ trung lập trong cuộc đối đầu hiện nay giữa Bắc Kinh với Hà Nội.
Dẫu sao thì ông Hun Sen vẫn thường tuyên bố rằng tranh chấp chủ quyền Biển Đông chỉ có thể được giải quyết giữa các quốc gia có liên quan, chứ ông không chấp nhận việc đa phương hóa, quốc tế hóa hồ sơ này. Đây cũng chính là chủ trương của chính quyền Bắc Kinh.
Ngay cả Malaysia cũng sẽ không thể làm khác hơn là giữ thái độ trung lập trước cuộc đối đầu Việt-Trung. Theo tờ nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc kể từ hôm qua, 27/05/2014, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng sẽ được yêu cầu là đứng ngoài tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh với Hà Nội và Manila.
Bản thân Thủ tướng Najib Razak khi trả lời phỏng vấn nhật báo Nikkei của Nhật ngày 22/05 vừa qua cũng đã nhấn mạnh là sẽ không để các tranh chấp Biển Đông làm tổn hại đến « tầm quan trọng chiến lược » quan hệ Trung Quốc-Malaysia.
Về phần Trung Quốc, theo South China Morning Post, cũng đang cố cải thiện hơn nữa quan hệ với Malaysia, quốc gia sẽ nắm chức chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm tới.
Nói cách khác, từ cuộc họp thượng đỉnh ở Miến Điện cho đến nay, Bắc Kinh vẫn thực hiện thành công chính sách « chia để trị », để ASEAN không thể lập được một mặt trận thống nhất chống lại tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét