∇ Nghe Bài Này
|
Công luận thể hiện qua báo chí và các diễn đàn trên mạng từng rất nôn nóng về việc chính quyền Việt Nam khởi kiện Trung Quốc xâm lấn biển đảo, đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam từ hơn 1 tháng qua.
Người dân Việt Nam sau những tuần lễ phấn khởi bắt đầu chuyển sang thái độ sốt ruột và hoài nghi về khả năng Việt Nam làm quyết liệt, khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật biển hoặc Tòa án Công lý Quốc tế để bảo vệ chủ quyền vùng biển của mình.
Không đồng thuận và thiếu quyết tâm
Trước đó các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, về việc không đánh đổi chủ quyền đất nước lấy hữu nghị viển vông và xem xét việc sử dụng biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc, đã làm cho nhân dân tưởng rằng việc loan báo chính thức khởi kiện sẽ sớm diễn ra. Điều mong đợi là sẽ có vụ kiện ngay trong lúc giàn khoan HD 981 và lực lượng tàu vũ trang máy bay bảo vệ của Trung Quốc đang quấy rối trên vùng biển Việt Nam. Phía Trung Quốc từng nói là giàn khoan sẽ hoạt động thăm dò địa chất từ 2/5 tới 15/8/2014. Liệu trong vòng 2 tháng sắp tới Việt Nam sẽ khởi kiện hay không, đây là câu hỏi chờ đợi được giải đáp.
Trả lời Nam Nguyên tối 11/6/2014 TS Trần Đình Bá, thành viên Hội khoa học kinh tế Việt Nam từ Hà Nội nhận định:
Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện.
-TS Phạm Chí Dũng
“ Mọi người rất sốt ruột về vấn đề chủ quyền biển Đông, Việt Nam khẳng định có quyền chủ quyền, quyền tài phán thì Trung Quốc cũng nói như vậy. Cho nên bây giờ nên đưa ra phân xử để bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp đấu tranh hòa bình. Tôi cũng như mọi người dân Việt Nam mong muốn là nhân sự kiện này phải kiên quyết đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm. Đây là cơ hội đưa ra tòa án quốc tế để đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, với nỗi hận 4 thập kỷ qua nhân dân Việt Nam muốn đòi lại vùng đất của cha ông mà bao nhiêu thế hệ đã gìn giữ.”
Sự chậm trễ khởi kiện Trung Quốc mà quyền quyết định thuộc Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy một sự thiếu đồng thuận ở thượng tầng chính trị. TS Phạm Chí Dũng, nhà bình luận độc lập hiện sống và làm việc tại TP.HCM nhận định:
“Đơn giản là ngay từ đầu nhà nước Việt Nam không quyết tâm kiện và họ làm điều đó chẳng qua là vì áp lực dư luận, áp lực của số đông và áp lực của những người trong chính nội bộ của họ mà thôi, nhưng mà họ không quyết tâm kiện. Đó là chưa biết họ có củng cố hồ sơ cho có những cơ sở chắc chắn đủ để kiện Trung Quốc hay không. Nhưng mà tinh thần yếu kém trong việc chuẩn bị hồ sơ và thiếu quyết tâm đã làm giảm sút đáng kể nhiệt huyết của những người đi kiện.
Nếu đưa ra tòa án quốc tế thì tôi nghĩ việc này không thể thành công ngay được, thậm chí nhiều khả năng sẽ kéo dài rất lâu. Trong khi đó, chúng ta thấy được sự rạn nứt chia rẽ khá lớn ngay trong nội bộ nhà nước Việt Nam, về các quan điểm khác nhau, đường lối đối ngoại khác nhau. Và trong vụ kiện với Trung Quốc cũng đặc biệt xuất hiện những quan điểm trái chiều, đó là một sự giằng kéo và rất có thể làm cho vụ kiện này sẽ không đi tới được.”
Chưa kiện hay không kiện?
Trong khi đó, TS Nguyễn Quang A thuộc nhóm chủ trương Diễn đàn Xã hội Dân sự nêu nghi vấn về việc nhà nước Việt Nam nghe theo khuyến cáo của Trung Quốc là không được khởi kiện. Từ Hà Nội, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“ Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.”
Tôi không hiểu giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những điều gì ngầm với nhau hay không và có thể có cái gì đó mà họ dọa là họ sẽ đưa ra, thì có thể rất là mất mặt…Và chần chừ ngày nào về việc khởi kiện Trung Quốc thì Việt nam thực sự đầu hàng từ ngày đó.
-TS Nguyễn Quang A
Trên báo chí Việt Nam nhiều giới chức nhà nước vẫn còn lập đi lập lại tình hữu nghị 16 chữ vàng và 4 tốt giữa Việt Nam và Trung Quốc và cho rằng việc khởi kiện giống như đổ bát nước đầy xuống đất. Ngoài ra nhiều giới chức nhà nước còn lo ngại Trung Quốc cấm vận kinh tế nếu Hà Nội muốn thoát vòng kềm tỏa của Bắc Kinh.
TS Trần Đình Bá từ Hà Nội bày tỏ ý kiến:
“ Nói tình hữu nghị thì họ đã không làm những chuyện vượt quá đạo lý quốc tế, ví dụ như đâm tàu vào ngư dân hành động rất man rợ mà cả thế giới người ta lên án, khi xem băng ghi hình ai cũng phẫn nộ. Tính mạng của ngư dân trên biển làm sao để bảo vệ? Bây giờ phải kiên quyết đấu tranh bằng pháp lý, Trung Quốc cũng phải có lương tâm để nhận ra vấn đề, họ là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thì càng phải gương mẫu chấp hành Luật biển, trong quan hệ quốc tế không thể dùng uy thế nước lớn ép nước nhỏ, bắt nạt nước nhỏ. Thời thế bây giờ là của thế giới phẳng, mọi việc đều công khai với quốc tế và đưa lên màn hình, mọi việc không thể giấu diếm được nữa. Nguyện vọng của bao nhiêu người Việt Nam đều mong muốn đưa ra giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.”
Giới luật gia, học giả trí thức tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài đã bày tỏ rất nhiều ý kiến về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế thềm lục địa Việt Nam. Qua vụ giàn khoan HD 981 Việt Nam có thể kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc hoặc Tòa án Công lý Quốc tế. Philippines thừa biết vụ kiện không mang lại những kết quả cụ thể vì Trung Quốc không ra tòa hoặc phán quyết không có tính cách ràng buộc nhưng Manila vẫn kiên quyết hành động.
Những vướng mắc liên quan đến công hàm Phạm Văn Đồng 1958, hoặc thỏa thuận bí mật Thành Đô 1990 được cho là những rào cản trên con đường khởi kiện của Việt Nam. Tuy vậy đã có rất nhiều góp ý để hóa giải công hàm Phạm Văn Đồng hoặc chỉ kiện về giàn khoan hạ đặt bất hợp pháp mà không kiện về chủ quyền. Về rào cản thứ hai, nếu như không có một thỏa thuận ngầm tại Hội nghị Thành Đô 1990 như lời đồn đại, thì vì cớ gì mà Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam lại không dám công khai thông tin về Hội nghị này dù đã trải qua 24 năm
.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét