Pages

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Cuộc cách mạng suýt thành công

Thiên An Môn là cuộc cách mạng đã gần thành công. Nó làm lay chuyển chế độ Trung Quốc tới tận gốc rễ.
Theo một nghĩa nào đó thì cuộc cách mạng này khác với quan niệm của đa số người phương Tây về nó.

Nhưng một vài khía cạnh quan trọng khác đã bị lãng quên.
Tất nhiên, khía cạnh trung tâm của Thiên An Môn là vụ quân đội Trung Quốc lạnh lùng bắn vào các sinh viên không bạo lực đêm 3-4 tháng Sáu 1989.

Một trong số đó là sự ủng hộ sinh viên sẵn tồn tại trong hệ thống chính trị của Trung Quốc cao tới đâu.
Một mặt khác nữa là bạo lực nổ ra từ những người dân thường trên khắp Trung Quốc do sự giận dữ đối với hệ thống Cộng sản.
Tôi đã dành cả tháng trời đi bộ loanh quanh quảng trường, lắng nghe các sinh viên đang chiếm cứ nơi này.
Lúc đó họ chắc chắn rằng lãnh đạo Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, chính trị gia độc tài tự bản năng, chưa bao giờ là người muốn cam kết đổi mới, đã hết đời.

'Tử địa thực sự'

Trung Quốc cho xe tăng tới phá nát lều trại của những người biểu tình đòi dân chủ
Nhưng không. Sau một tháng chính quyền Trung Quốc bị tê liệt, ông Đặng cuối cùng cũng tìm được một vị tướng và ép quân lính phải chuẩn bị xả súng vào đám sinh viên và dẹp sạch quảng trường.
Đêm hôm đó tôi thu người dưới một bức tường thấp và chứng kiến vụ bắn giết bắt đầu. Nhóm làm phim và tôi cuối cùng cũng phải rời quảng trường khi không còn đủ băng ghi hình. Chúng tôi trốn vào Khách sạn Bắc Kinh.
Từ trên ban công của căn phòng ở tầng bảy, chúng tôi quan sát những người lính bắn hết loạt đạn này tới loạt đạn khác vào đám đông trên Đại lộ Trường An. Tôi đếm thấy có 46 người chết và ít nhất 80 người bị thương.
Cũng từ ban công này, người quay phim của BBC ghi lại một số hình ảnh nổi tiếng nhất về vụ thảm sát: thân thể người được chở đằng sau xe đạp kéo và mang tới bệnh viện, một phụ nữ gào khóc trên phố khi bị trúng đạn, một người đàn ông mang theo túi mua hàng đứng chắn trước dãy xe tăng.
Tới ngày nay, chính phủ Trung Quốc vẫn giữ quan điểm rằng không một ai chết trên Quảng trường Thiên An Môn.
Điều này có thể là đúng nếu xét theo nghĩa đen, bởi vì nơi người ta bị giết không phải trên chính quảng trường mà là Đại lộ Trường An, chạy dọc phía trước quảng trường.

Đào sâu chôn chặt

Trung Quốc chính thức coi Thiên An Môn là vụ bạo động phản cách mạng
Không có vụ thảm sát, Đặng Tiểu Bình sẽ không thể tiếp tục cầm quyền.
Giai đoạn đầu của cuộc biểu tình, hồi tháng Năm, thậm chí rất nhiều quan chức cao cấp trong đảng đã quay lại chống ông.
Tôi dõi theo hàng triệu người hân hoan chen nhau vào quảng trường, trong khi hơn một chục xe diễu hành từ từ tiến qua, nó cho thấy cấu trúc chính của nhà nước Trung Quốc.
Có xe mang theo tướng lĩnh quân đội, thẩm phán và các đại diện của cấu trúc hệ thống đảng. Thậm chí có cả một người từ lực lượng cản sát mật.
Các quan chức trên xe đều vẫy tay và hô to yêu cầu ông Đặng Tiểu Bình rời đảng.
Ngày nay, bất kỳ khi nào tôi gặp các quan chức của Trung Quốc, tôi vẫn luôn tự hỏi liệu họ có từng ở Quảng trường Thiên An Môn ngày hôm đó, ủng hộ sinh viên.
"Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn."
Trải qua nhiều năm, những quan chức này đã tìm cách leo lên trong hệ thống, họ đã đưa ra rất nhiều thay đổi mà các sinh viên đòi hỏi.
Nhưng người ta vẫn không thể nào tự chọn lấy chính phủ cho mình, hoặc thậm chí bảo vệ quyền lợi của mình để làm được điều đó một cách quá công khai.
Điều đó là bởi vì hệ thống chính trị Trung Quốc đã nhận diện sự kiện 3-4 tháng Sáu 1989 là bạo động phản cách mạng.
Đêm hôm đó, không chỉ có các sinh viên biểu tình ôn hòa trên đường phố. Có nhiều đám đông những người dân thường thuộc tầng lớp lao động, đã xông ra và tấn công quân lính, cảnh sát, an ninh mật và bất kỳ biểu hiện nào của giới cầm quyền Cộng sản mà họ tìm thấy.
Đi xe qua Bắc Kinh vào ngày hôm sau, tôi nhìn thấy hết tòa nhà cháy này tới tòa nhà khác, và các thân thể cảnh sát, quan chức bị cháy đen vẫn nằm trên mặt đất.
Rất nhiều quan chức Trung Quốc vẫn thực sự tin rằng Trung Quốc chỉ có thể đứng vững nhờ một chính phủ cứng rắn.
Nếu ai cũng được phép nói và yêu cầu tự do hoàn toàn, người ta tranh luận rằng, hệ thống này sẽ sụp đổ và Trung Quốc sẽ dễ dàng bị chia rẽ.
Dù những người nắm quyền 25 năm trước nghĩ gì đi nữa, giờ đây họ tin rằng cách duy nhất bảo vệ tương lai của Trung Quốc là đào sâu chôn chặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét