Pages

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Trung Cộng: Độc Cô Cầu Bại trên Biển Đông ?

Qua những tranh chấp hiện nay ở biển Đông, Trung cộng lộ
nguyên hình là kẻ võ biền ngang ngược, muốn làm gì tuỳ thích
 mà không ai có thể ngăn cản được.

Trong những tuần gần đây, các động thái của Trung cộng ở biển Đông đã cho thấy nước này không điếm xỉa gì đến phản ứng của các quốc gia láng giềng.

Xa về phía Bắc ở khu vực nằm gần quần đảo Hoàng sa đang tranh chấp với Việt Nam, Trung cộng kéo một giàn khoan khổng lồ, được bảo vệ bởi một đội tàu hùng hậu, vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) [được công nhận bởi luật biển quốc tế] của Việt Nam. Sự giận dữ ở Việt Nam trước động thái này đã châm ngòi cho các cuộc bạo động mà trong đó hàng trăm công ty đã bị hôi của và đốt phá cộng thêm sáu người Tàu bị chết. Trung cộng đã di tản hàng ngàn công nhân và yêu cầu chính phủ Việt Nam phải bồi thường. Thực tế là chỉ có vài công ty trong số bị nạn là của Trung cộng, phần lớn là các công ty của Đài Loan. Bởi vậy những cuộc bạo động này đã làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam và dường như cho thấy những nguyên nhân bên trong phức tạp hơn chứ không đơn thuần là tinh thần yêu nước trước kẻ thù truyền kiếp.

Đi về phía Nam trong quần đảo Trường sa, những hình ảnh chụp được gần đây cho thấy Trung cộng cũng đang xây dựng những kiến trúc đảo nhân tạo gần đảo Gạc Ma. Các nhà phân tích cho rằng Trung cộng đang xây dựng ở đó một đường băng cho phi cơ. Philippines đã phản đối vì cho rằng rặng san hô này nằm trong EEZ của mình. Rõ ràng là Trung cộng đang làm ngược lại một tuyên bố ký vào năm 2002 giữa nước này vói mười thành viên của ASIAN trong đó kêu gọi các quốc gia không tiến hành các hoạt động xây cất tại các đảo tranh chấp.

Có lẽ tệ hại hơn hết là giờ đây Trung cộng không thèm giải thích những đòi hỏi của mình. Ví dụ như trong vụ giàn khoan, không ai rõ lập luận của các lãnh đạo Trung cộng là gì, liệu có phải vì họ xem vị trí đặt giàn khoan là thuộc EEZ tính từ đảo Hải Nam, hay họ dựa vào quần đảo Hoàng sa chiếm được từ miền Nam Việt Nam vào năm 1974, hay họ dựa vào “đường chín đoạn”, một cái lưỡi bò thè ra để liếm trọn biển Đông mà Trung cộng đòi hỏi dựa trên “chủ quyền lịch sử”. Bản thân đường chín đoạn đã rất mập mờ. Một vài học giả Trung cộng cho rằng có lẽ nó bao hàm một yêu sách chủ quyền lên tất cả các hòn đảo nằm bên trong cái lưỡi bò đó, một cách hiểu mà về lý thuyết có thể ăn khớp với luật biển. Nhưng ngay cả các học giả này cũng không thể khẳng định là đường chín đoạn không bao hàm đòi hỏi chủ quyền trong toàn bộ vùng biển nằm giới hạn bên trong.

Mặc cho những sự trái khoáy này của Trung cộng, tổng thống Aquino vẫn kiềm chế và có vẻ chấp nhận hiện thực. Ông nói: “Họ là 1.3 tỉ người trong khi chúng tôi chỉ là 98 triệu”. Cách thể hiện này lặp lại lời lẽ của một ngoại trưởng Trung cộng khi nhắc nhở các nước ASIAN vào năm 2010 “Trung quốc là một nước lớn, và các nước khác là những nước nhỏ, và đó là thực tế”. Một đánh giá nghiêm túc gần đây chỉ ra rằng cả ba cách tiếp cận mà Philippines đang sử dụng để đối kháng với sự xâm lấn của Trung cộng có rất ít cơ hội thành công, ngoại trừ một điều chắc chắn lả chúng làm cho Trung cộng khó chịu.

Cách tiếp cận đầu tiên là sử dụng các phương tiện luật pháp. Philippines gần đây đã kiện các đòi hỏi chủ quyền của Trung cộng ra một toà án quốc tế về luật biển. Quá trình này sẽ mất hàng tháng, nhưng không chắc là toà sẽn chấp nhận xử, và ngay cả khi toà chấp nhận xử, cũng không chắc rằng các phán xét sẽ có lợi cho Philippines. Và thậm chí ngay cả khi Philippines được toà xử thắng kiện, cũng không có phương cách nào để buộc Trung cộng tuân theo phán xét của toà. Bị tổn thất tính chính danh do phán xét của toà sẽ chỉ làm cho Trung cộng thêm cứng rắn với Aquino và chính phủ của ông.

Cách tiếp cận thứ hai là tạo ra một liên minh chống lại sự bành trướng trên biển của Trung cộng. Ông Aquino đã so sánh chủ nghĩa bành trướng từng bước của Trung cộng với kiểu đe doạ của Phát Xít Đức vào những năm 1930. Aquino nói ông rất hài lòng là bản tuyên bố chung của ASIAN vào tháng này đã thể hiện một cách mạnh mẽ sự lo ngại với những diễn biến gần đây ở biển Đông. Thực tế là, hy vọng của Việt Nam và Philippines về một bản tuyên bố chung điểm mặt Trung cộng là kẻ gây ra những quan ngại đó đã không thành. Những biến cố này có lẽ đã thúc đẩy Philippines và Indonesia trong tuần qua ra tuyên bố về sự đồng thuận giữa hai nước về biên giới trên biển sau hai thập kỷ đàm phán. Nhưng mặc dù đường chín đoạn của Trung cộng xâm lấn vào EEZ của Indonesia, quốc gia này không có đòi hỏi chủ quyền nào trong vùng biển. Đạt được một sự đồng thuận với các bên tranh chấp khác dường như là không khả thi. Ví dụ một trong các bên tranh chấp, Việt Nam, hiện cũng đang đòi hỏi chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường sa, và vào năm 1988 đã có 70 lính Viêt Nam bị giết trong một cuộc giao tranh ngắn với Trung cộng tại đảo Gạc ma.

Cách tiếp cận thứ ba là kêu gọi sự bảo vệ từ đồng minh Hoa Kỳ. Tháng trước khi Barack Obama đến thăm châu Á, Hoa Kỳ và Philippines đã ký một hiệp định tăng cường an ninh giữa hai nước. Nhưng Hoa Kỳ cũng đồng thời tuyên bố là sẽ không đứng về bên nào trong các tranh cãi ở biển Đông. Chắc chắn một điều là Hoa Kỳ sẽ không muốn gây chiến với Trung cộng chỉ vì những bãi ngầm và rặng san hô mà Philippines đòi chủ quyền, đừng nói chi đến Việt Nam, quốc gia hiện không có hiệp ước đồng minh với Hoa Kỳ.

Sống chung với bão

Vậy chì chỉ còn hai khả năng giúp Philippines đương đầu với Trung cộng, hoặc ít nhất cũng làm giảm thiểu những mất mát. Một là tiến tới xây dựng một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct - COC) mang tính ràng buộc để thay thế cho Bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declarations of Conduct - DOC) ký từ năm 2002, trong đó các quốc gia có chủ quyền chồng lắp (cộng thêm Brunei, Malaysia và Đài Loan) đồng ý sẽ tránh gây thêm những khiêu khích như những gì xảy ra trong tháng rồi. Về lý thuyết, một Bộ Qui Tắc như vậy đang được thương thuyết, mặc dù không có chỉ dấu cho thấy Trung cộng mong muốn tiến tới một sự đồng thuận. Khả năng thứ hai dựa vào hy vọng là Trung cộng sẽ nhận ra, theo đúng cách dùng từ của Aquino, là “khả năng nước này [Trung quốc] tiếp tục tăng trưởng phụ thuộc vào thiện chí của phần còn lại của thế giới” - có nghĩa là Trung cộng nên tự kiềm chế. Thực tế cho thấy những hung hăng gần đây của Trung cộng đã không dẫn tới những thiệt hại kinh tế đáng kể cho nước này, vì thế sẽ ít có khả năng là Trung cộng sẽ tự thay đổi. Từ thực tế của Nhật sau thế chiến thứ hai, sự sợ hãi và căm giận không nhất thiết là điều tệ hại cho phát triển kinh tế.

Liêm Nguyễn lược dịch

(Quê Choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét