PTI cũng trích dẫn lời một chuyên gia về an ninh khu vực tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng : « Chúng tôi đã có khả năng xây đảo nhân tạo từ nhiều năm nay, nhưng chúng đã không làm vì không muốn gây quá nhiều tranh cãi ».
Cũng theo chuyên gia này, năm nay được xem là « thời điểm bước ngoặt », với việc Bắc Kinh xác quyết mạnh mẽ hơn những đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, thể hiện qua việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực mà theo Hà Nội thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Tuy nhiên, chuyên gia nói trên nhìn nhận rằng việc xây đảo nhân tạo có thể gây tác động « tiêu cực » trong khu vực, nhất là vào lúc mà Trung Quốc không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Tòa án này vừa yêu cầu Bắc Kinh trong vòng 6 tháng, tức từ đây đến ngày 15/12/214, phải cung cấp những bằng chứng cho những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khuôn khổ thủ tục xét đơn kiện của Philippines. Nhưng Tân Hoa Xã cho rằng, tòa án nói trên, được thành lập trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Luật Biển ( UNCLOS ), không có thẩm quyền trên các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực.
Hôm thứ 5 05/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye, để có dịp làm rõ cơ sở pháp lý của những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhân dịp này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi các bên tranh chấp nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và nên tự kềm chế, không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình.
Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 05/06, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ có những hành động « thiết thực » hơn trên vấn đề Biển Đông. Ông Bình nói : « Chúng tôi mong muốn Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực, giải quyết tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.
Ngay ngày hôm đó, theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục « cương quyết ngăn chặn hành động gây nguy hại tới giàn khoan Trung Quốc của phía Việt Nam ». Ông Hồng Lỗi khẳng định rằng tính đến thời điểm này, « tàu Việt Nam đã đâm hơn 1.200 lần vào tàu công vụ Trung Quốc thi hành nhiệm vụ hộ tống và đảm bảo an ninh tại hiện trường ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố như trên mặc dù đài truyền hình Nhà nước Việt Nam trước đó vừa cho công bố một đoạn video chiếu cảnh một tàu cá Trung Quốc cố tình đâm chìm một tàu của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông ngày 26/05, một hành động mà Hà Nội xem là « phi nhân ».
Cũng theo chuyên gia này, năm nay được xem là « thời điểm bước ngoặt », với việc Bắc Kinh xác quyết mạnh mẽ hơn những đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, thể hiện qua việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến khu vực mà theo Hà Nội thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Tuy nhiên, chuyên gia nói trên nhìn nhận rằng việc xây đảo nhân tạo có thể gây tác động « tiêu cực » trong khu vực, nhất là vào lúc mà Trung Quốc không công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Tòa án này vừa yêu cầu Bắc Kinh trong vòng 6 tháng, tức từ đây đến ngày 15/12/214, phải cung cấp những bằng chứng cho những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trong khuôn khổ thủ tục xét đơn kiện của Philippines. Nhưng Tân Hoa Xã cho rằng, tòa án nói trên, được thành lập trong khuôn khổ Công ước Quốc tế về Luật Biển ( UNCLOS ), không có thẩm quyền trên các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực.
Hôm thứ 5 05/06 vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi Bắc Kinh chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án Trọng tài La Haye, để có dịp làm rõ cơ sở pháp lý của những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhân dịp này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi các bên tranh chấp nhanh chóng đạt đến một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và nên tự kềm chế, không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình.
Trong cuộc họp báo quốc tế ngày 05/06, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã kêu gọi Hoa Kỳ có những hành động « thiết thực » hơn trên vấn đề Biển Đông. Ông Bình nói : « Chúng tôi mong muốn Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn, đóng góp vào an ninh, an toàn hàng hải khu vực, giải quyết tranh chấp của khu vực thông qua luật pháp quốc tế.
Ngay ngày hôm đó, theo Tân Hoa xã, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố Trung Quốc sẽ tiếp tục « cương quyết ngăn chặn hành động gây nguy hại tới giàn khoan Trung Quốc của phía Việt Nam ». Ông Hồng Lỗi khẳng định rằng tính đến thời điểm này, « tàu Việt Nam đã đâm hơn 1.200 lần vào tàu công vụ Trung Quốc thi hành nhiệm vụ hộ tống và đảm bảo an ninh tại hiện trường ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố như trên mặc dù đài truyền hình Nhà nước Việt Nam trước đó vừa cho công bố một đoạn video chiếu cảnh một tàu cá Trung Quốc cố tình đâm chìm một tàu của ngư dân Việt Nam trên Biển Đông ngày 26/05, một hành động mà Hà Nội xem là « phi nhân ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét