Pages

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Việt Nam: từ phát pháo mở màn đến đôi mắt lửa


anhmat
Đôi mắt “lửa”
Chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì là cuộc gặp cấp cao đầu tiên của lãnh đạo hai nước Việt – Trung kể từ sau khi nước này hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 sâu vào vùng biển nước ta. Với truyền thống mến khách, chân thành và vị tha, người Việt Nam muốn Trung Quốc có cách ứng xử tích cực, thiện chí như những gì mà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc đã không dưới một lần công khai tuyên bố trước dư luận. Tuy nhiên, những tin tức mà phía Trung Quốc thông qua truyền thông công bố cho thấy lập trường của họ chỉ muốn ép Việt Nam lùi bước. Chưa kể là trong khi ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam đã xuất hiện thông tin Trung Quốc đưa tiếp giàn khoan thứ hai vào Biển Đông.

Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng lớn hơn hất đi. Sự ngang ngược của Trung Quốc buộc Việt Nam phải mạnh tay hơn…
Trong cuốn hồi ký viết về ông Dương Khiết Trì, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chia sẻ: “Ngay phiên mở màn phiên họp ASEAN tại Hà Nội ngày 22/07/2011, Việt Nam là người phát pháo. Mặc cho Trung Quốc phản đối ý định thảo luận về Biển Đông trong khuôn khổ hội nghị, Việt Nam vẫn nêu ra vấn đề tranh chấp. Rồi lần lượt từng Bộ trưởng các nước đứng lên bày tỏ mối quan ngại và khuyến cáo sử dụng giải pháp đa phương và hợp tác để giải quyết các bất đồng lãnh thổ. Đến cuối tuyên bố, tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái cả mặt! Ông ta yêu cầu ngưng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang những người láng giềng châu Á, ông ta nhắc lại rằng “Trung Quốc là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại”. Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục. Phát pháo mở màn của Việt Nam dù không thể giải quyết được những bất đồng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Nhưng trong những năm sau đó, các nhà ngoại giao khu vực vẫn xem hội nghị trên là một bước ngoặt, đối với tư cách lãnh đạo của Mỹ tại châu Á cũng như với cú sốc chống lại tham vọng thái quá của Trung Quốc”.
U.S. Secretary of State Hillary Clinton speaks with China's Foreign Minister Yang Jiechi before a bilateral meeting in Nusa Dua
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và đồng nhiệm Trung Quốc Dương Khiết Trì trong lần gặp mặt tại Diễn đàn khu vực ASEAN ARF 2011 (Reuters)

Nay ông Dương Khiết Trì một lần nữa đại diện cho chính quyền Trung Quốc đến Việt Nam vẫn với thái độ của kẻ bề trên. Tuy nhiên, ông một lần nữa lúng túng khi đụng phải đôi mắt lửa của Việt Nam.
Hình ảnh Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong buổi hội đàm với ông Dương Khiết Trì càng gây ấn tượng mạnh hơn. Từ cái bắt tay đầutiên khi bước vào đến cái bắt tay chụp ảnh theo thủ tục ngoại giao, phía sau là lá cờ của Tổ quốc hàm chứa đầy đủ ý chí, tính cương quyết, sự rắn rỏi, thái độ làm chủ. Một ánh mắt có lửa, một ánh mắt không vô tình chút nào, nó được chuẩn bị kỹ càng như một văn bản, hơn thế như một thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam với chính Trung Quốc, với dư luận Thế giới, với cả người dân Việt, báo trước sự không khoan nhượng nào trong cuộc hội đàm. Còn ông Dương Khiết Trì thì có một cái nhìn cúi mày đầy thâm hiểm, nhưng thiếu tự tin, không dám nhìn thẳng vào đôi mắt chính nghĩa.
Và ngay sau đó, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã dứt khoát và mạnh mẽ nói với ông Dương Khiết Trì rằng: “Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam”. Rút giàn khoan là điều kiện tiên quyết, sau đó bàn gì thì bàn.
nguyentandung-duongkhiettri
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì trong buổi họp chiều 18-6 tại Hà Nội – Ảnh: Nguyễn Khánh
Thực chất, chuyến công tác mang danh nghĩa “thường niên” của ông Dương Khiết Trì chứng tỏ Trung Quốc đã mất kiên nhẫn và “buộc phải ném đá dò đường”. Chuyến thăm này cũng là phép thử thái độ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ về vấn đề chủ quyền. Câu trả lời là cái bắt tay và ánh mắt của Bộ trưởng Phạm Bình Minh và tuyên bố của Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng: “lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Ðông là không thay đổi và không thể thay đổi”.
Một tín hiệu đáng chú ý nữa là cụm từ “16 chữ vàng và 4 tốt” không hề được nhắc đến trong suốt các buổi hội đàm mà thay vào đó là thái độ được thể hiện mạnh mẽ hơn. Chúng ta đã nhất quán không chấp nhận bất cứ điều kiện gì nếu Trung Quốc không rút giàn khoan, khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa là không thay đổi và không thể thay đổi.
“Dù Trung Quốc có ba cái rất giỏi, đó là ru ngủ, ly gián, giương đông kích tây. Nhưng điều quan trọng là các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rất tỉnh táo và kiên quyết lập trường” – Giáo sư Vũ Minh Giang nói.
Từ phát pháo mở màn đến đôi mắt lửa của Việt Nam chính là câu trả lời cho giới chức Trung Quốc hiểu rằng, Việt Nam là quốc gia luôn yêu chuộng hòa bình, nhưng lịch sử chỉ ra rằng, đến một ngưỡng nào đó, nhân dân Việt Nam sẽ nhất tề đứng dậy. Do vậy, đừng dồn Việt Nam đến chân tường. Nếu cân đo nỗi sợ, thì có lẽ, nước sợ chiến tranh không phải là Việt Nam mà là Trung Quốc, mặc dù Việt Nam không bao giờ muốn chiến tranh.
Theo NTD

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét