Pages

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Dấn thân cho quyền tự do ngôn luận

VRNs (04.07.2014) – Sài Gòn – Hôm 04.07.2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã chính thức thành lập giữa bối cảnh các tổ chức ‘xã hội dân sự độc lập Việt Nam’ đang phát triển với gần 20 tổ chức, như ông Phạm Chí Dũng, cựu cán bộ Thành Ủy Tp.Hồ Chí Minh và là cựu đảng viên Cộng sản trong hơn 20 năm mô tả.

Theo Tuyên bố thành lập HNBĐLVN, ông Phạm Chí Dũng giữ vai trò chủ tịch Hội. Vị chủ tịch HNBĐLVN cũng nhận định về tình hình báo chí tại Việt Nam. Ông nói: “Báo chí nhà nước với hơn 800 tờ báo, chiếm số đông và vượt hẳn về mặt số lượng so với lề dân và truyền thông xã hội, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với chất lượng phản biện xã hội của lề dân”.
Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch HNBĐLVN đang thuyết trình trước các hội viên
Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch HNBĐLVN đang thuyết trình trước các hội viên
Theo Đài Á Châu Tự Do, tổ chức RSF (tức Phóng Viên Không Biên Giới) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia trên thế giới, trong phúc trình mang tên Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 công bố vào tháng Hai vừa qua tại Washington.

Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức RSF đánh giá Việt Nam đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao.
Cũng trong bản phúc trình, tổ chức trên cho biết Việt Nam đang giam giữ 34 người viết blog để thể hiện quan điểm của mình.
Ông Dũng, tiến sĩ kinh tế và hiện là nhà báo độc lập nói tiếp: “Việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là ý nguyện của đa số các nhà báo, không chỉ các nhà báo tự do mà kể cả những nhà báo nhà nước”.
Ông cho rằng trong số hơn 17.000 nhà báo nhà nước hiện nay, ‘cũng phải đến vài chục phần trăm đồng ý với tư cách độc lập của báo chí Việt Nam, thoát khỏi vòng kim cô của ban Tuyên giáo Trung Ương để thể hiện sự đa nguyên, dân chủ, tự do và không thể có sự tuyên truyền một chiều’.
Gần 40 cá nhân, đa số trong nước đã ghi danh gia nhập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.
Tổ chức này tự miêu tả mình “độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính …”

Việt Nam Thời báo
Ông Phạm Chí Dũng cho biết thêm, ‘tạo ra quyền tự do ngôn luận của các nhà báo độc lập, bằng cách xây dựng những diễn đàn ngôn luận’ là hoạt động quan trọng nhất trong 3 hoạt động chính của HNBĐLVN.
Hoạt động thứ hai là trang báo ‘Việt Nam Thời báo’, và hoạt động thứ ba là đào tạo ‘những cây viết trẻ kế thừa chuyên nghiệp’.
Ông Ngô Nhật Đăng, ủy viên ban lãnh đạo HNBĐLVN cũng nói: ‘Việt Nam Thời báo ước mong và cố gắng trở thành một tờ báo đại diện cho toàn dân’, ‘một nền báo chí của sự thật’ giữa sự ‘định hướng từ phía nhà nước hoặc tài phiệt’ ngay cả ở những đất nước dân chủ.
Tháng 9 năm 2012, Tòa án Việt Nam đã kết án 3 blogger là ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày; bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải tổng cộng 26 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.
Theo tờ Công an Nhân dân, 3 nhân vật này cũng như nhiều blogger khác vào năm 2007, đã thành lập ‘Câu lạc bộ nhà báo tự do’.
Đứng trước nguy cơ có thể bị truy tố bởi nhà cầm quyền tương tự như trường hợp trên, ông Ngô Nhật Đăng khẳng định: “Anh Hải Điếu Cày, Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần là những người đi bước đầu tiên. Đó là tấm gương mà chúng tôi noi theo”.
“Việc ra một tờ báo [độc lập] trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Những người có trách nhiệm công dân phải gánh trách nhiệm đấy, và tất nhiên làm những việc đấy thì chúng tôi chấp nhận tất cả mọi thứ hệ lụy và coi chuyện như thế là tất nhiên”.

Các nhà báo và blogger là hội viên của HNBĐLVN. (Từ trái sáng) Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tu nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà báo Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Ngô Nhật Đăng
Các nhà báo và blogger là hội viên của HNBĐLVN. (Từ trái sáng) Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tu nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà báo Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Ngô Nhật Đăng
Lớp trẻ Việt Nam ‘rất thiếu thông tin’
Khuyến khích giới trẻ, ông Đăng cho biết tiếp: “Tất cả mọi sự đổi mới, thay đổi xã hội, nói rộng hơn nữa là tất cả các cuộc cách mạng thì lực lượng chính đó là lớp trẻ”.
“Chúng tôi là lớp người đi trước, chúng tôi nguyện làm những viên gạch lót đường để cho lớp trẻ đi lên. Và tương lai đất nước, có tự do dân chủ hay không thì phần quyết định chính là trong tay các bạn trẻ”.
Bà Vũ Thị Phương Anh, tiến sĩ Giáo dục học và có gần 30 năm làm việc trong môi trường nhà nước cũng góp lời, trong vai trò là nhà giáo: ‘Tôi thấy thanh niên và sinh viên nói chung rất thiếu thông tin. Họ rất non nớc so với [lớp trẻ] cùng lứa tuổi trong khu vực.’
Bà Anh nói: “Một trong những lý do mà họ thiếu thông tin là vì báo chí của mình bị kiểm soát quá kỹ. Giáo dục và truyền thông báo chí chỉ phản ánh có một quan điểm, không đầy đủ”.
Vì thế, bà Anh cho biết bà tham gia HNBĐLVN “để có một kênh nói lên sự thật và nói lên một quan điểm khác”.
“Làm việc lâu năm trong hệ thống [giáo dục] thì thấy cũng có nhiều cái mà mình cần phản biện”, bà nói thêm.
Đức Thiện, VRNs
Ảnh Phạm Đức Hiệp, VRNs

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét