Pages

Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Rủi ro khi bàn quan hệ Việt - Trung

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Vụ giàn khoan đặt ra cho Bộ Chính trị Việt Nam nhiều câu hỏi về đối sách với Trung Quốc.
Gần đây, có bạn giới thiệu một bài viết mới của Tiến sỹBấmBấmZachary Abuza có tựa đề “Việt Nam oằn dưới áp lực của Trung Quốc.”
Bài của TS Abuza đưa ra những khẳng định rất lớn theo đúng tinh thần của tựa đề đó dựa vào một phân tích có vẻ có bằng chứng tin cậy.

Dưới đây, tôi sẽ giải tích tại sao tôi thấy
 Về nguyên tắc, tôi luôn luôn cố gắng coi trọng bất cứ phân tích nào có nội dung đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có khi tính chất suy đoán, thiếu cơ sở, giật gân của một bài lên mức quá đáng, thậm chí đến mức làm cho chúng ta giật mình và lo về tiêu chuẩn chuyên nghiệp của tác giả. Rất tiếc tôi thấy bài này là một trường hợp như vậy.

Bấmbài của Abuza, dù ban đầu là hấp dẫn về cách viết, cuối cùng là một bài thiếu trách nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, không giúp người đọc hiểu tình trạng thực tế của Việt Nam và vì thế làm hại đối với cộng đồng toàn cầu.

"Khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh"
TS. Jonathan London
Những yếu tố trong bài của TS Abuza mà ban đầu làm cho nó đáng đọc là giới thiệu một số nhận xét vừa phải, một số thông tin được tin trước khi giới thiệu những khẳng định choáng ngợp và những chi tiết viết một cách có vẻ là có thật. Nhưng, càng đọc càng thấy bài có nhiều vấn đề và đọc xong có nhiều cảm giác không hay và không vui.
Nói một cách ngắn gọn, bài viết nhầm lẫn những mặt bề ngoài với thực chất, nhầm lẫn thực tế và tiểu thuyết, và vẽ ra một bức tranh quá đen trắng trong khi thực tế tình hình hiện nay phức tạp hơn nhiều và rất có thể trái ngựơc với những câu chuyện tưởng tượng của tác giả. Nói thế, không có nghĩa là bài không có giá trị. Giá trị của nó là nêu những nguy cơ trong việc phân tích chính trị.

Nhầm lẫn bề ngoài với thực tế

Trước hết, hãy bắt đầu với bối cảnh chiến lược chung mà TS Abuza vẽ ra trong phần đầu bài. Dù có những yếu tố đáng đồng ý, tôi chưa chấp nhận một số nét phân tích của ông. Những sự bất đồng ở đây có lẽ không lớn lắm.
Chẳng hạn, khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh. Dù đồng ý Việt Nam đã chưa đủ hiệu quả trong việc đối phó với Bắc Kinh (và thậm chí chấp nhận nó một phần vì những bất đồng nội bộ). Nhận xét rằng những hành động của Trung Quốc chưa đến mức khiến ASEAN đoàn kết là một nhận xét có ít giá trị, vì chúng ta đều biết ASEAN sẽ chẳng bao giờ chống lại Trung Quốc một cách thống nhất.
Hải quân Trung Quốc
Các động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ra những quan ngại về an ninh khu vực.
Lập trường Bắc Kinh “có lẽ” đã “thành công” trong việc thuyết phục những nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông rằng Mỹ là đối tác không tin cậy rõ ràng là không có giá trị và, dù sao, là không có sức thuyết phục. (Philippines không tin Mỹ sao?) Dù không ít người thấy phản ứng của Mỹ về tranh chấp Biển Đông là quá nhẹ và không kịp thời, riêng tôi lại cho rằng cách tiếp cận của Mỹ đến nay là khá tốt, dù có một số điểm yếu.
Cuối cùng, nếu ông Abuza cho rằng “thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là hành động của Trung Quốc đã phơi bày bất đồng lớn trong giới chóp bu Đảng Cộng Sản”, tôi lại thấy thiệt hại chính là nó buộc Bộ Chính trị phải tìm cách đối phó những bất đồng đó, thay đổi hay điều chỉnh phương hướng chiến lược của đất nước về nhiều mặt. Làm thế trong một bối cảnh mà có nhièu bất đồng là cực kỳ khó khăn. Nói cách khác, thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội, không phải là “phơi bày bất đồng lớn” mà là nâng cao áp lực để làm những bước phải làm mà rất khó làm đối với phương hướng của đất nước.

Về cuộc họp của Bộ Chính trị

Nếu những vấn đề nói trên được xem không lớn lắm thì những nội dung thú vị nhất và có vấn đề nhất là khi TS Abuza đề cập những quá trình nội bộ của Bộ Chính trị, đặc biệt những gì “đã xảy ra” sau khi phái viên Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã về nước.
Tôi phải khẳng định ngay tôi không có tiếp cận được những thông tin về nội bộ của Bộ Chính Trị (dù có lần tôi đã xin một viên chức an ninh tạo điều kiện cho tôi quan sát những gặp gỡ của Bộ để tránh việc có những hiểu lầm về chính trị ở Việt Nam). Trong những đoạn này, TS Abuza đã miêu tả khá chi tiết về lập luận của hai phái. Một, theo ông, là gồm các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã có quan điểm phải kiện Bắc Kinh, gần Mỹ, Nhật hơn, v.v. Trong khi phái kia có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và những người khác.

"Theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị"
TS. Jonathan London
Tôi không rõ ai đưa thông tin cho Abuza và chẳng biết những khẳng định chi tiết của tiến sỹ có cơ sở nào. Nhưng về cơ bản, tôi không tin những cuộc họp này (tức ngay sau khi phái viên Trung Quốc rời Hà Nội) đã có tính quyết định trong hồ sơ Biển Đông. Cụ thể hơn, theo tôi được hiểu, đã có những cuộc họp trong thời gian đó, và đã có những kết quả khác hẳn so với khẳng định của Abuza. Hơn nữa, theo tôi hiểu (và tôi sẵn sàng thừa nhận tôi có thể sai), Bộ Chính trị vẫn chưa bàn toàn diện và chưa có quyết định rõ nét nào. Vì sai ở nhiều chỗ, vì chưa nắm bắt tình hình, quan điểm của tiến sỹ không thể tin.
Thực vậy, càng đọc những đoạn này càng cảm thấy gần đây (không biết bao lâu), tiến sỹ đã nói chuyện với ai đó và đã phát triển một sự hiểu biết mơ hồ về tình hình ngay sau Dương Khiết Trì của Trung Quốc về nước. Vào đầu tháng Sáu, theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị. Khi TS Abuza viết rằng phái không chống lại Trung Quốc “có vẻ lý luận”, tôi thấy phân tích của TS Abuza không dựa vào bằng chứng cụ thể nào mà chỉ dựa vào tin đồn, thậm chí những tin đồn lỗi thời.
Viết cho rõ hơn, tôi không chấp nhận lý lẽ rằng phái bảo thủ đã bác bỏ đề nghị kiện Trung Quốc. Hơn nữa, khi TS Abuza xác định những ai đã ủng hộ phái này (từ Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, v.v.), tôi đã rất lo lắng. Có lẽ kiểu “phân tích” này sẽ hấp dẫn với một số người nhưng tôi thì chưa tin. Tôi biết một người biết nhiều hơn mình (và chắc chắn biết hơn TS Abuza) lại có danh sách khác. Tôi cũng không thấy “phái muốn kiện” đang bị xem như những người ngây thơ về phản ứng của Trung Quốc.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản VN
Tác giả cho rằng một số nhận định của TS. Zachary Abuza về Bộ chính trị ĐCSVN là thiếu cơ sở.
Khác với Abuza, chúng ta chưa có bằng chứng rằng Bộ Chính trị đã thông qua một quyết định nào để giảm căng thẳng, hoặc, cụ thể hơn, đã không có một quyết định dài hạn nào. (Liệu đã có một thỏa hiệp bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc rút giàn khoan Hải dương 981 thì suy đoán mãi mà vẫn không thể biết).

Còn quá sớm

Nói chung, chuyện tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề cực lớn và còn quá sớm để khẳng định những tranh chấp sẽ phát triển ra sao. Có quá nhiều tác nhân cùng chuyển động một lúc.
Về việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã không đi Washington mà chỉ có ông Phạm Quang Nghị đi, tôi thấy là đáng tiếc và thực sự phản ánh những đặc trưng kỳ lạ của nền chính trị Việt Nam. Song, tôi không nghĩ rằng chúng ta đã biết nhiều về nội dung sâu sắc của quan hệ Việt - Mỹ đến nay.
Đương nhiên chính phủ Mỹ rất (nếu không muốn nói là quá) cẩn thận trong hồ sơ Trung Quốc. Việc có những gặp gỡ “lặng lẽ” chưa chắc có nghĩa là những gặp gỡ này là chưa quan trọng. Việc có một phái viên tổng thống Mỹ sang Hà Nội, dù chưa phải là chuyến thăm ồn ào, vẫn cho thấy có một trao đổi ở cấp cao nhất giữa hai “chế độ.”

"Dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên VN phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà VN có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ"
TS. Jonathan London
Về phần kết luận, khẳng định của TS Abuza rằng “đại đa số trong Bộ Chính trị không sẵn sàng chống lại Trung Quốc” cũng khó chấp nhận. Ông Abuza nêu bốn lý do như (1) những cái giá kinh tế phải trả là quá cao; (2) giả định Việt Nam sẽ thua trong mọi xung đột trên biển; (3) ai đó hy vọng là nếu Việt Nam hy sinh Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng hơn đàm phán về Trường Sa; và (4) sự xem trọng quan hệ giữa hai đảng trong mắt những nhân vật như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Riêng đối với khẳng định đáng lưu ý của Abuza rằng Việt Nam đã có một quyết định để giảm căng thẳng và “đại đa số người Việt Nam có thể chưa biết về quyết định” đó, tôi phản ứng như sau. Dù tôi không phủ nhận những căng thẳng đã giảm, chúng ta chẳng có cơ sở để khẳng định đã có một quyết định như TS Abuza đã hàm ý. Tôi không cho rằng đã có kết cục nào rõ ràng.
Đối với Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên Việt Nam phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà Việt Nam có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ.
Cuối cùng, tôi không đồng ý với ý kiến nói những hội nghị trung ương sắp tới sẽ không thể ra những quyết định lớn vì, như một trong những người phát ngôn ‘hay nhất, hiệu quả nhất’ của Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói, nhiều cái phụ thuộc vào động thái của Bắc Kinh.

Kết luận

Nói chung, tôi thấy bài của Abuza là đáng đọc. Nhưng tính đáng đọc này không phải là vì bài viết này hay.
Quan hệ Việt - Trung
Theo tác giả chưa nên kết luận sớm về đường lối của VN trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay.
Đáng đọc vì nó tái nhắc nhở chúng ta về những rủi ro trong việc phân tích chính trị.
Nhìn một cách tổng thể, tôi rất hồ nghi về phân tích trong bài trong khi cách viết (đầy những suy đoán quá đáng cho đến những thông tin sai lệch) là rất đáng tiếc.
Còn quá sớm và viết một bài mà thiếu cơ sở như vậy là chẳng có ích trong việc tìm hiểu tình trạng thực tế.
Đáng tiếc nhất là tôi đã mất cả một buổi sáng để đề cập bài này trong khi tôi có những công việc quan trọng hơn nhiều, như viết bài về hệ thống giáo dục, y tế của Việt Nam và đi ăn trưa! Và mất công ‘đánh’ một người Mỹ về chuyện Việt Nam!
Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, Phó giáo sư về Kinh tế chính trị học so sánh, đang giảng dạy ở Đại học Thành thị Hong Kong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét