Pages

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Trung Quốc gắn vệ tinh cho tàu đánh cá “vơ vét” cá biển Đông


Đăng Bởi Một Thế Giới

Ảnh: Ngư dân TQ giấu mặt ở cảng Đàm Môn

Hãng tin Reuters ghi nhận chính quyền Trung Quốc tài trợ mạnh cho các ngư dân, để họ dấn sâu hơn xuống biển Đông và khai thác luồng cá mới, khi nguồn hải sản dự trữ gần bờ của họ đang mỏng dần.

Tại đảo Hải Nam (Nam TQ) là địa chỉ mới của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sau 75 ngày hạ đặt phi pháp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, một thuyền trưởng tàu đánh cá chỉ chiếc tàu cũ của ông ta cho phóng viên Reuters thấy.
Nhưng đó là một chiếc tàu kỹ thuật cao: gắn hệ thống vệ tinh định vị, cho phép ông ta kết nối trực tiếp với tàu tuần duyên TQ, để dễ liên lạc nếu tàu ông ta bị thời tiết xấu, hoặc bị tàu tuần duyên Philippines và Việt Nam bắt nếu ông ta đánh bắt trong biển Đông mà TQ đã ngang ngược tuyên bố độc chiếm. 


Tính đến cuối năm 2013, vệ tinh Beidou “made in China” đã được gắn trên hơn 50.000 tàu đánh cá TQ, theo số liệu chính thức. Tại đảo Hải Nam, hướng đi vào biển Đông của TQ, các thuyền trưởng chỉ phải không dưới 10 % kinh phí lắp đặt Beidou (Bách Độ) vì chính phủ trả thay số tiền còn lại.

Đội tàu đánh cá neo ở cảng Đông Phương
Chính quyền Hải Nam khuyến khích ngư dân đưa tàu đến các vùng tranh chấp, theo nhiều ngư dân ở cảng Đàm Môn trả lời phỏng vấn Reuters. Họ cũng cho biết chính phủ bán nhiên liệu trợ giá để họ thực hiện các chuyến đánh bắt xa bờ này.

Đây là “chiêu” để dàn tàu đánh cá tư nhân và của các công ty ngư nghiệp tới các “điểm nóng” tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. Gần đây nhất, tàu đánh cá TQ cũng tham gia đâm va tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở gần nơi TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981.
Những cách giải thích cho hành vi hung hăng này của TQ là họ muốn có sự hiện diện chiến lươc đáng kể trên biển Đông, một tuyến hàng có giá trị thương mại 5 ngàn tỷ USD/năm, hoặc vì Bắc Kinh muốn tăng sản lượng dầu khí xa bờ.
Nhiều chuyên gia nói hiếm có lời đánh giá về tầm quan trọng của nguồn hải sản biển Đông đối với dân TQ. Báo cáo năm 2014 của Tổ chức lương nông (FAO) nêu mức tiêu thụ cá mỗi đầu người TQ năm 2010 là 35, 1 kg, gần gấp đôi mức tiêu thụ cá trung bình của thế giới (18,9 kg).
Giáo sư Alan Dupont về khoa An ninh quốc tế thuộc đại học New South Wales (Úc) nói: “Hải sản rất quan trọng trong cách sống của người TQ. Tôi nghĩ đây là điều mà nhiều người không nghĩ đến khi họ chứng kiến các cuộc tranh chấp biển Đông. Rõ ràng lực lượng tàu đánh cá TQ được khuyến khích đánh bắt trong các vùng biển tranh chấp. Tôi nghĩ nay nó trở nên một chủ trương, và Bắc Kinh khuyến khích ngư dân làm thế vì các lý do địa-chính trị, kinh tế và thương mại”.

Tín hiệu hiểm nghèo

Với 16 vệ tinh TQ trên quỹ đạo vùng châu Á - Thái Bình Dương hồi cuối năm 2012 và sẽ còn có thêm nữa, hệ thống vệ tinh định vị Beidou mới được phóng 19 tháng được cho là đối thủ của vệ tinh định vị toàn cầu (GPS) của Mỹ và Glonass của Nga.Quân đội TQ cũng đã sử dụng Beidou.
Hiện chưa rõ ngư dân TQ có thường xuyên dùng Beidou để nhờ giúp đỡ hay không. Không ngư dân nào ở Đàm Môn cho Reuters biết họ đã phát tín hiệu hiểm nguy hay chưa.
Giới truyền thông TQ cho biết: ngư dân có thể dùng hệ thống này để báo động với chính quyền, rằng máy tàu bị trục trặc, hoặc họ gặp phải các cơ quan hàng hải của nước ngoài: việc ấn nít khẩn sẽ phát tin ngay về chính quyền TQ, vì Beidou truyền dữ liệu về vị trí, có thể chỉ chính các vị trí của một tàu.
Hệ thống thông tin ngắn của Beidou cũng cho phép người sử dụng liên lạc với gia đình, bạn bè, và với các ngư dân khác.

Một bè cá tiếp cận tàu cá ở cảng Đàm Môn
Hồi tháng 5, khi chính quyền Philippines bắt một tàu đánh cá ở một bãi cạn tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, họ nhanh chóng tắt hệ thống Beidou, theo Tân Hoa Xã lúc đó cho biết. Nhưng một quan chức cấp cao của cảnh sát Philippines cãi lại nói tàu này không có vệ tinh định vị. Hiện 9 ngư dân đánh cá TQ đang chờ hầu tòa ở Philippines vì đánh bắt loài rùa quý.

Zhang Jie, phó chi cục trưởng chi cục hải sự Hải Nam nói: ông không có thông tin chính xác về ích lợi của Beidou, nhưng nói các ngư dân được khuyến khích đánh cá ở bất kỳ vùng biển nào của TQ.
Cùng lúc, Zhang nói với Reuters, rằng ông không tin chính phủ TQ muốn ngư dân gây sự với các nước khác.
Các cơ quan khác ở Hải Nam, như phòng ngư nghiệp, cùng Ủy ban vệ tinh định vĩ TQ (cơ quan điều hành Beidou) từ chối trả lời câu hỏi của Reuters. Tương tự nơi Bộ Ngoại giao TQ và Cục hải sự TQ. Cục này chịu trách nhiệm dân sự về các vấn đề hàng hải gồm tàu đánh cá và tàu tuần duyên.

Tập Cận Bình ủng hộ ngư dân TQ 

Từ lúc ông Tập nắm quyền lực hồi tháng 3.2013, Bắc Kinh liên tục thị uy trên biển Đông, tuyên bố chủ quyền 90 % vùng biển 3,5 triệu km vuông này, trong khi Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.
Cuối năm 2013, TQ đem tàu sân bay duy nhất Liêu Ninh ra biển Đông lần đầu tiên, trong lúc tàu tuần duyên của họ chặn hải quân Philppines cung cấp hậu cần cho một vị trí quân sự tại một bãi cạn mà Philippines tuyên bố chủ quyền trong vùng biển quần đảo Trường Sa.
Các hành vi hung hăng của TQ trên biển Đông đã khiến Mỹ chỉ trích, Thượng viện Mỹ ra nghị quyết phản đối việc đưa giàn khoan vào EEZ của Việt Nam, TQ vẫn ngang ngược nói họ có quyền tiến hành các hoạt động bình thường trên vùng biển của họ.
Chỉ vài tuần sau khi làm chủ tịch TQ, ông Tập “bất ngờ thăm Đàm Môn” theo báo giới TQ. Ở đó, ông nói với các ngư dân rằng chính phủ sẽ còn làm nhiều việc để bảo vệ họ khi họ đánh bắt ở các vùng biển tranh chấp.
Nhiều ngư dân (giấu tên vì sợ bị hỏi tại sao lại nói chuyện nhạy cảm với nhà báo nước ngoài) nói chính quyền Hải Nam khuyến khích họ đánh cá thật xa, như đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam 1.110 km về phía nam.
Mỗi chuyến đi, các thuyền trưởng nhận nhiên liệu trợ giá, mỗi ngày từ 2.000 đến 3.000 Nhân dân tệ (320 đến 480 USD) khi sử dụng động cơ 500 mã lực. Một thuyền trưởng nói: “Chính quyền ủng hộ đánh cá tại biển Đông để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ”.
Họ còn các lý do khác để đánh bắt ở biển Đông: nghiên cứu của Cục hải sự TQ hồi tháng 10.2012 nêu: nguồn cá ở vùng biển TQ đang cạn kiệt dần.
Zhang Hongzhou, nhà nghiên cứu ở Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam của đại học công nghệ Nanyang (Singapore) nói: “Ngay từ lúc này, tôi có thể nói việc tranh chấp nguồn cá là nguyên nhân chính của vụ căng thẳng giữa TQ và các nước khác”.

Công ty ngư nghiệp bắt phóng viên !

Ít nhất một công ty ngư nghiệp lớn của TQ cũng giương cờ trong vùng biển tranh chấp và hưởng lợi từ sự hỗ trợ của chính phủ:
Hồi cuối tháng 2, Shandong Homey Aquatic Development Co Ltd (có đăng ký tham gia thị trường chứng khoán Thượng Hải) tuyên bố lập đội tàu đánh cá lưới rà 8 chiếc, mỗi chiếc dài 55 mét, hoạt động ở thành phố cảng Đông Phương (đảo Hải Nam). Doanh số bán hải sản hàng năm của công ty này là 150 triệu USD.
Trên trang web của công ty nêu: quyết định đóng tàu là “đáp ứng lời kêu gọi của chính phủ, nhằm phát triển biển Đông và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ”.
6 tuần sau, chính quyền Đông Phương nói Shandong Homey được tài trợ 2 triệu Nhân dân tệ (322.500 USD) cho mỗi chiếc tàu lưới rà. Các quan chức từ chối bình luận về thông tin này.
Reuters nêu Shandong Homey có thể cần số tiền này để sửa tàu.
Hồi cuối tháng 5, chính phủ Việt Nam tố cáo một tàu lưới ra đâm va làm chìm một tàu gỗ của ngư dân Việt Nam ở gần nơi TQ hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981, nhưng TQ lại nói tàu Việt Nam đâm va tàu của họ !
Việt Nam đã quay video vụ đâm va ngày 26.5 này, nhưng Reuters cho rằng chất lượng quay phim kém, mắt thường không thể nhìn rõ số tàu trên sườn tàu TQ. Cảnh sát biển Việt Nam nói số hiệu tàu TQ là 11209.
Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân 42 tuổi của chiếc tàu gỗ bị đâm chìm và ông cùng 9 thủy thủ được cứu, nói với Reuters tại Đà Nẵng, rằng số tàu TQ là 11202, vì ông nhìn rõ hơn.
Trang web của chính quyền Đông Phương nêu hai chiếc 11202 và 11209 cùng 6 chiếc khác đều là nhóm tàu lưới rà mới của Shandong Homey.
Tại cảng Đông Phương, nhiều tàu Shandong Homey được neo, có cả hai chiếc 11202 và 11209. Cả hai chiếc này đều giống chiếc tàu lưới rà đâm va tàu Việt Nam trên đoạn băng video.

Chiếc 11202 vào cảng Đông Phương
Shandong Homey từ chối bình luận. Một nhân viên ở cảng nói nhóm tàu trên rời cảng Đông Phương hồi đầu tháng 6 và không nói gì thêm.

Sau đó, nhiều nhân viên công ty Shandong Homey vây một phóng viên Reuters, đòi giải thích tại sao anh hỏi về tàu của họ. Rồi họ giao phóng viên này cho công an, lực lượng này chỉ tạm giữ phóng viên rồi thả…
Trần Trí (lược dịch) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét