Nhật báo Le Monde nhắc lại tiểu sử của Chu Vĩnh Khang. Sinh năm 1942 tại nông thôn phía bắc Thượng Hải, ông Chu đậu vào học viện dầu hỏa Bắc Kinh vào năm 1961. Sau đó nổ ra cuộc Cách mạng Văn hóa và các trường đại học đóng cửa, nên ông được phân bổ làm kỹ thuật viên tại một khu vực khai thác dầu mỏ tại phía đông bắc Trung Quốc.
Chính tại đây, ông đã từng bước thăng tiến đến chức vụ giám đốc tập đoàn dầu hỏa Petrochina. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài nguyên vào năm 1998. Tiếp đến, ông lãnh đạo tỉnh Sơn Đông và chính tại đây, ông đã thành lập lãnh địa chính trị của mình, trước khi nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Trong bài viết đề tựa : « Trung Quốc : thất bại nặng nề của con hổ Chu » trên nhật báo Le Figaro, tờ báo nhận định, khi triệt hạ cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đang phô trương quyền lực của mình và khẳng định, quyền lực từ nay không bị phân tán, mà tập trung trong tay ông.
Ông Chu Vĩnh khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”. Hồ sơ điều tra về ông Chu như một cú sấm sét, đến mức phá vỡ điều kiêng kỵ của chế độ Cộng sản Trung Quốc, đó là các cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc không bao giờ bị triệt hạ.
Một đòn cảnh cáo
Le Figaro nhận thấy, chính nhờ vào tài xử sự và các biện pháp mạnh tay đã đưa ông Chu lên nắm chức lãnh đạo ngành an ninh với sự tiến cử của ông Giang Trạch Dân. Đây là một chức vụ quan trọng, do ông Chu nắm trong tay các nguồn thông tin, các phương tiện trấn áp và chính điều đó đã trở thành mối đe dọa cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi ông Chu Vĩnh Khang lại thân cận với ông Bạc Hy Lai, hoàng tử đỏ cũng đã bị hạ bệ vào năm ngoái và lãnh án chung thân vì tội tham nhũng. Do đó, kết cuộc của họ Bạc phần nào cũng ảnh hưởng đến số phận của « con hổ » Chu Vĩnh Khang.
Đồng thời theo La Croix, chiến dịch chống tham nhũng được xem là có mục đích chính trị. Việc tập trung mọi quyền lực trong tay Chủ tịch gây lo ngại cho giới trí thức trong nội bộ đảng vì nó « ngăn cản mọi viễn cảnh cải tổ chính trị ». Theo Jean-Luc Domenach, nghiên cứu gia tại Ceri (trung tâm nghiên cứu quốc tế), công chúng Trung Quốc đang lên án sự tàn bạo của cảnh sát. Để đáp lại yêu cầu của dân chúng, ông Tập đã làm suy yếu sức mạnh của ngành cảnh sát bằng cách hứa đóng các trại lao cải. Hạ bệ ông Chu cũng là cách làm hài lòng dân chúng.
Như đã biết, ông Chu Vĩnh Khang vốn là ông chủ trong ngành công nghiệp dầu hỏa. Vụ triệt hạ ông Chu đưa ra một thông điệp cảnh cáo với các nhóm lợi ích đang điều hành lãnh vực rằng ngành công nghiệp này vẫn phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Le Figaro cho biết, thất bại của ông Chu đang gây hoang mang, hoảng hốt cho các cán bộ quan chức Trung Quốc. Jean-Philippe Béja, giám đốc trung tâm nghiên cứu CNRS nhận định : « Ông Tập Cận Bình muốn cho thấy cả hỗ cũng không thoát. Vấn đề đặt ra là có những tên tuổi đầy quyền lực nào sắp tới sẽ cùng chung số phận như ông Chu ». Từ nhiều tháng nay, nhiều quan chức cấp cao đang lo sợ mình sẽ là nạn nhân của chiến dịch « bàn tay sạch ».
Le Figaro phân tích, chiến dịch diệt trừ « cả ruồi lẫn hỗ » của Chủ tịch Tập Cận Bình, một cụm từ mà ông mượn ý của Mao Trạch Đông, là một công cụ để lấy lòng dân, đồng thời làm suy yếu đối thủ tiềm tàng. Tuy nhiên, vụ hạ bệ ông Chu chỉ là một đòn cảnh cáo. Le Figaro nhấn mạnh, chiến dịch của ông Tập cũng đầy rủi ro. Giáo sư Joseph Cheng thuộc đại học Hồng Kông, dự đoán : « từ nay, ông Tập Cận Bình sẽ làm dịu tình hình, vì nếu ông đi quá xa, các đối thủ của ông có nguy cơ hợp lực với nhau để chống lại ông ». Là con trai của bạn Mao Trạch Đông, cho tới lúc này, ông Tập Cận Bình chưa động đến các hoàng tử đỏ. Ông Chu Vĩnh Khang là người có quyền lực, tham nhũng, không được lòng dân và không phải là hoàng tử đỏ.
Trung Quốc tập trận chung với Mỹ
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Le Monde quan tâm đến việc lần đầu tiên nước này tham gia cuộc tập trận đa quốc gia trên biển lớn nhất thế giới, mang tên RIMPAC (Rim of Pacific, Vành đai Thái Bình Dương).
Theo chuyên gia tại đại học Thượng Hải, Hoa Kỳ, ý thức được sự cần thiết của việc hợp tác hơn là cô lập, một bài học mà Hoa Kỳ đã rút ra từ thời chiến tranh lạnh, nên họ đã mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận này. Theo Le Monde, trao đổi trong lĩnh vực hải quân cho phép cả hai nước hợp tác thành công, trong khi vẫn tồn tại nhiều vấn đề tranh cãi, đặc biệt quanh vụ gián điệp mạng và các căng thẳng thương mại.
Theo quan điểm của Andrei Chang, chủ biên tạp chí Kanwa chuyên về quốc phòng tại Châu Á đặt trụ sở tại Hồng Kông, việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia cho thấy tính hai mặt trong chính sách của Mỹ.
Đó là vừa muốn hợp tác vừa cố gắng giảm sự lớn mạnh của Trung Quốc. « Qua hành động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy sức mạnh của mình tại Thái Bình Dương và hải quân Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ cho nên Trung Quốc hãy tránh ra một bên ».
"Khủng bố" tại Tân Cương
Khủng bố lại nổ ra tại vùng tự trị Tân Cương hôm thứ hai. Theo Libération, cảnh sát Trung Quốc đã giết hàng chục người tấn công Duy Ngô Nhĩ. Libération nhận định, vụ tấn công này càng nêu bật sự căng thẳng tại một vùng đất tự trị rộng lớn, thường xuyên bị các cuộc xung đột sắc tộc khuấy động.
Tân Cương được xem là có địa lý chiến lược quan trọng vì giáp ranh với nhiều nước và giàu tài nguyên. Vùng tự trị này có 45% dân là người Duy Ngô Nhĩ, trước đây chiếm đa số tại tình này.
Từ nhiều năm nay, dân tộc này trở thành đối tượng của chính sách đồng hóa của Bắc Kinh làm cho một bộ phận dân chúng tại Tân Cương trở nên cực đoan. Trung Quốc đã cấm người Hồi giáo Tân Cương nhịn ăn trong mùa chay ramadan, đặc biệt các viên chức, giáo viên, sinh viên.
Mặc dù đã tung ra chiến dịch chống khủng bố nhưng Bắc Kinh vẫn khó ngăn cản được những cuộc bạo động do xung đột sắc tộc tại « miền viễn Tây Trung Quốc ». Người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương thừa nhận không được ưu tiên có việc làm như người Hán. Họ e ngại tiếng nói và văn hóa của họ sẽ bị mất gốc.
Châu Âu trừng phạt, Mátxcơva đe dọa
Nhìn sang thời sự tại Châu Âu, Mátxcơva vẫn tiếp tục thách thức Bruxelles. Đối với Le Figaro, « Nga đang giảm thiểu hậu quả của các trừng phạt ». Bruxelles đã quyết định cấm vận vũ khí và trao đổi các công nghệ khai thác và sản xuất dầu hỏa. Ngược lại, Mátxcơva hứa hẹn « tăng giá trên thị trường năng lượng tại Châu Âu, đồng thời cáo buộc Châu Âu theo đuôi Hoa Kỳ ».
Ông Herman Van Rompuy và José Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban Châu Âu phát biểu: “Các biện pháp trừng phạt của Châu Âu là một tín hiệu mạnh gửi đến các lãnh đạo Nga: gây bất ổn cho Ukraina hay cho bất kỳ quốc gia láng giềng Đông Âu nào thì phải nhận cái giá nặng nề cho nền kinh tế (…). Châu Âu sẵn sàng xem xét lại các quyết định và nối lại đàm phán với Nga, khi nước này bắt đầu hợp tác tìm ra giải pháp cho khủng hoảng tại Ukraina ».
Pháp : hiện tượng đi chung xe hơi đang thịnh hành
Vào lúc mà chi phí đi lại ngày càng đắt, kinh tế èo uột, khủng hoảng chưa dứt, trào lưu đi chung xe hiện đang rất thịnh hành tại Pháp. Theo Le Figaro, hàng tháng, một triệu hành khách, tức tương đương với 2000 đoàn tàu TGV, sử dụng hình thức đi chung xe hơi này, thông qua trang web của công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là BlaBlacar.
Trang web của công ty Bablacar cho phép hành khách đặt chỗ trước trên mạng và đóng trước 10% chi phí đi lại khi giữ chỗ. Công ty này cho biết sẵn sằng đầu tư mọi lợi nhuận để phát triển tuyến đường đi quốc tế. Loại hình đi lại này đã trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF).
Một số hành khách cho Le Figaro biết, nguyên nhân lựa chọn phương tiện này trước tiên là tài chính. Giá cả loại giao thông này rẻ hơn rất nhiều so với vé tàu. Cả tài xế và hành khách đều có lợi, đặc biệt cho các tuyến đường gần và trung bình. Tuy nhiên, công ty BlaBlacar không đòi hỏi chứng minh một loại giấy tờ nào như bảo hiểm, bằng lái. Họ chỉ đòi tài xế khẳng định sở hữu những giấy tờ đó đang còn hạn sử dụng.
Ngoài ra, đi chung xe còn giúp giảm lượng ô tô trên đường và là phương tiện giúp giảm khí thải CO2. Tuy nhiên, một số cho rằng không muốn đi chung xe với một người mà họ không quen biết, phải chịu đựng họ trong suốt quãng đường. Một số không tin tưởng tay lái của tài xế và họ muốn đích thân cầm vô lăng xe hơi riêng của họ.
Chính tại đây, ông đã từng bước thăng tiến đến chức vụ giám đốc tập đoàn dầu hỏa Petrochina. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm bộ trưởng tài nguyên vào năm 1998. Tiếp đến, ông lãnh đạo tỉnh Sơn Đông và chính tại đây, ông đã thành lập lãnh địa chính trị của mình, trước khi nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền trung ương Bắc Kinh.
Trong bài viết đề tựa : « Trung Quốc : thất bại nặng nề của con hổ Chu » trên nhật báo Le Figaro, tờ báo nhận định, khi triệt hạ cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đang phô trương quyền lực của mình và khẳng định, quyền lực từ nay không bị phân tán, mà tập trung trong tay ông.
Ông Chu Vĩnh khang bị cáo buộc “vi phạm kỷ luật đảng nghiêm trọng”. Hồ sơ điều tra về ông Chu như một cú sấm sét, đến mức phá vỡ điều kiêng kỵ của chế độ Cộng sản Trung Quốc, đó là các cựu Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc không bao giờ bị triệt hạ.
Một đòn cảnh cáo
Le Figaro nhận thấy, chính nhờ vào tài xử sự và các biện pháp mạnh tay đã đưa ông Chu lên nắm chức lãnh đạo ngành an ninh với sự tiến cử của ông Giang Trạch Dân. Đây là một chức vụ quan trọng, do ông Chu nắm trong tay các nguồn thông tin, các phương tiện trấn áp và chính điều đó đã trở thành mối đe dọa cho Chủ tịch Tập Cận Bình. Tình hình càng nghiêm trọng hơn khi ông Chu Vĩnh Khang lại thân cận với ông Bạc Hy Lai, hoàng tử đỏ cũng đã bị hạ bệ vào năm ngoái và lãnh án chung thân vì tội tham nhũng. Do đó, kết cuộc của họ Bạc phần nào cũng ảnh hưởng đến số phận của « con hổ » Chu Vĩnh Khang.
Đồng thời theo La Croix, chiến dịch chống tham nhũng được xem là có mục đích chính trị. Việc tập trung mọi quyền lực trong tay Chủ tịch gây lo ngại cho giới trí thức trong nội bộ đảng vì nó « ngăn cản mọi viễn cảnh cải tổ chính trị ». Theo Jean-Luc Domenach, nghiên cứu gia tại Ceri (trung tâm nghiên cứu quốc tế), công chúng Trung Quốc đang lên án sự tàn bạo của cảnh sát. Để đáp lại yêu cầu của dân chúng, ông Tập đã làm suy yếu sức mạnh của ngành cảnh sát bằng cách hứa đóng các trại lao cải. Hạ bệ ông Chu cũng là cách làm hài lòng dân chúng.
Như đã biết, ông Chu Vĩnh Khang vốn là ông chủ trong ngành công nghiệp dầu hỏa. Vụ triệt hạ ông Chu đưa ra một thông điệp cảnh cáo với các nhóm lợi ích đang điều hành lãnh vực rằng ngành công nghiệp này vẫn phải nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Le Figaro cho biết, thất bại của ông Chu đang gây hoang mang, hoảng hốt cho các cán bộ quan chức Trung Quốc. Jean-Philippe Béja, giám đốc trung tâm nghiên cứu CNRS nhận định : « Ông Tập Cận Bình muốn cho thấy cả hỗ cũng không thoát. Vấn đề đặt ra là có những tên tuổi đầy quyền lực nào sắp tới sẽ cùng chung số phận như ông Chu ». Từ nhiều tháng nay, nhiều quan chức cấp cao đang lo sợ mình sẽ là nạn nhân của chiến dịch « bàn tay sạch ».
Le Figaro phân tích, chiến dịch diệt trừ « cả ruồi lẫn hỗ » của Chủ tịch Tập Cận Bình, một cụm từ mà ông mượn ý của Mao Trạch Đông, là một công cụ để lấy lòng dân, đồng thời làm suy yếu đối thủ tiềm tàng. Tuy nhiên, vụ hạ bệ ông Chu chỉ là một đòn cảnh cáo. Le Figaro nhấn mạnh, chiến dịch của ông Tập cũng đầy rủi ro. Giáo sư Joseph Cheng thuộc đại học Hồng Kông, dự đoán : « từ nay, ông Tập Cận Bình sẽ làm dịu tình hình, vì nếu ông đi quá xa, các đối thủ của ông có nguy cơ hợp lực với nhau để chống lại ông ». Là con trai của bạn Mao Trạch Đông, cho tới lúc này, ông Tập Cận Bình chưa động đến các hoàng tử đỏ. Ông Chu Vĩnh Khang là người có quyền lực, tham nhũng, không được lòng dân và không phải là hoàng tử đỏ.
Trung Quốc tập trận chung với Mỹ
Cũng liên quan đến Trung Quốc, nhật báo Le Monde quan tâm đến việc lần đầu tiên nước này tham gia cuộc tập trận đa quốc gia trên biển lớn nhất thế giới, mang tên RIMPAC (Rim of Pacific, Vành đai Thái Bình Dương).
Theo chuyên gia tại đại học Thượng Hải, Hoa Kỳ, ý thức được sự cần thiết của việc hợp tác hơn là cô lập, một bài học mà Hoa Kỳ đã rút ra từ thời chiến tranh lạnh, nên họ đã mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận này. Theo Le Monde, trao đổi trong lĩnh vực hải quân cho phép cả hai nước hợp tác thành công, trong khi vẫn tồn tại nhiều vấn đề tranh cãi, đặc biệt quanh vụ gián điệp mạng và các căng thẳng thương mại.
Theo quan điểm của Andrei Chang, chủ biên tạp chí Kanwa chuyên về quốc phòng tại Châu Á đặt trụ sở tại Hồng Kông, việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia cho thấy tính hai mặt trong chính sách của Mỹ.
Đó là vừa muốn hợp tác vừa cố gắng giảm sự lớn mạnh của Trung Quốc. « Qua hành động này, Hoa Kỳ muốn cho Trung Quốc thấy sức mạnh của mình tại Thái Bình Dương và hải quân Trung Quốc vẫn còn thua xa Hoa Kỳ cho nên Trung Quốc hãy tránh ra một bên ».
"Khủng bố" tại Tân Cương
Khủng bố lại nổ ra tại vùng tự trị Tân Cương hôm thứ hai. Theo Libération, cảnh sát Trung Quốc đã giết hàng chục người tấn công Duy Ngô Nhĩ. Libération nhận định, vụ tấn công này càng nêu bật sự căng thẳng tại một vùng đất tự trị rộng lớn, thường xuyên bị các cuộc xung đột sắc tộc khuấy động.
Tân Cương được xem là có địa lý chiến lược quan trọng vì giáp ranh với nhiều nước và giàu tài nguyên. Vùng tự trị này có 45% dân là người Duy Ngô Nhĩ, trước đây chiếm đa số tại tình này.
Từ nhiều năm nay, dân tộc này trở thành đối tượng của chính sách đồng hóa của Bắc Kinh làm cho một bộ phận dân chúng tại Tân Cương trở nên cực đoan. Trung Quốc đã cấm người Hồi giáo Tân Cương nhịn ăn trong mùa chay ramadan, đặc biệt các viên chức, giáo viên, sinh viên.
Mặc dù đã tung ra chiến dịch chống khủng bố nhưng Bắc Kinh vẫn khó ngăn cản được những cuộc bạo động do xung đột sắc tộc tại « miền viễn Tây Trung Quốc ». Người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương thừa nhận không được ưu tiên có việc làm như người Hán. Họ e ngại tiếng nói và văn hóa của họ sẽ bị mất gốc.
Châu Âu trừng phạt, Mátxcơva đe dọa
Nhìn sang thời sự tại Châu Âu, Mátxcơva vẫn tiếp tục thách thức Bruxelles. Đối với Le Figaro, « Nga đang giảm thiểu hậu quả của các trừng phạt ». Bruxelles đã quyết định cấm vận vũ khí và trao đổi các công nghệ khai thác và sản xuất dầu hỏa. Ngược lại, Mátxcơva hứa hẹn « tăng giá trên thị trường năng lượng tại Châu Âu, đồng thời cáo buộc Châu Âu theo đuôi Hoa Kỳ ».
Ông Herman Van Rompuy và José Manuel Barroso, Chủ tịch Hội đồng và Ủy ban Châu Âu phát biểu: “Các biện pháp trừng phạt của Châu Âu là một tín hiệu mạnh gửi đến các lãnh đạo Nga: gây bất ổn cho Ukraina hay cho bất kỳ quốc gia láng giềng Đông Âu nào thì phải nhận cái giá nặng nề cho nền kinh tế (…). Châu Âu sẵn sàng xem xét lại các quyết định và nối lại đàm phán với Nga, khi nước này bắt đầu hợp tác tìm ra giải pháp cho khủng hoảng tại Ukraina ».
Pháp : hiện tượng đi chung xe hơi đang thịnh hành
Vào lúc mà chi phí đi lại ngày càng đắt, kinh tế èo uột, khủng hoảng chưa dứt, trào lưu đi chung xe hiện đang rất thịnh hành tại Pháp. Theo Le Figaro, hàng tháng, một triệu hành khách, tức tương đương với 2000 đoàn tàu TGV, sử dụng hình thức đi chung xe hơi này, thông qua trang web của công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là BlaBlacar.
Trang web của công ty Bablacar cho phép hành khách đặt chỗ trước trên mạng và đóng trước 10% chi phí đi lại khi giữ chỗ. Công ty này cho biết sẵn sằng đầu tư mọi lợi nhuận để phát triển tuyến đường đi quốc tế. Loại hình đi lại này đã trở thành đối thủ cạnh tranh thực sự của công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF).
Một số hành khách cho Le Figaro biết, nguyên nhân lựa chọn phương tiện này trước tiên là tài chính. Giá cả loại giao thông này rẻ hơn rất nhiều so với vé tàu. Cả tài xế và hành khách đều có lợi, đặc biệt cho các tuyến đường gần và trung bình. Tuy nhiên, công ty BlaBlacar không đòi hỏi chứng minh một loại giấy tờ nào như bảo hiểm, bằng lái. Họ chỉ đòi tài xế khẳng định sở hữu những giấy tờ đó đang còn hạn sử dụng.
Ngoài ra, đi chung xe còn giúp giảm lượng ô tô trên đường và là phương tiện giúp giảm khí thải CO2. Tuy nhiên, một số cho rằng không muốn đi chung xe với một người mà họ không quen biết, phải chịu đựng họ trong suốt quãng đường. Một số không tin tưởng tay lái của tài xế và họ muốn đích thân cầm vô lăng xe hơi riêng của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét