Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Dự án máy tính bảng nghìn tỷ: Ai hưởng lợi từ việc 'trấn lột' các em học sinh?



Đồng nghiệp Danlambao - Nhiều ngày qua, dư luận tỏ ra hết sức phẫn nộ trước dự án trị giá 4 ngàn tỷ đồng do sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra, theo đó mỗi học sinh tiểu học bị ép mua một máy tính bảng dùng thay cho sách giáo khoa.

Nếu dự án được thông qua, mỗi em học sinh sẽ phải mua một máy tính bảng với giá cắt cổ lên đến 3 triệu đồng. Trên thực tế, giá trị thực của loại máy này chỉ vào khoảng 500 - 700 ngàn/máy.

Sở GD&ĐT TP.HCM bị 'xúi dại'?

Khi vụ việc được phanh phui, dư luận tiếp tục đổ dồn sự chú ý về phía bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC), trực thuộc bộ Giao Thông Vận Tải.

Công ty AIC của bà Nhàn được cho là thủ phạm đã ‘xúi dại’ và móc nối với sở GD&ĐT TP.HCM thực hiện dự án ‘sặc mùi tiền’ như trên. Khi được thông qua, AIC sẽ là công ty nhập khẩu loại máy tính bảng này về để 'chặt chém' các em học sinh. 

Dĩ nhiên, sự tham lam đến mức lú lẫn trước đồng tiền của đám quan chức trong sở GD&ĐT TP.HCM là quá rõ ràng.

Ít ai biết được rằng, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nổi tiếng ở Bắc Ninh với cái tên “Nhàn  đấu”, ám chỉ biệt tài đấu thầu chắc chắn là trúng của bà. 

Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế  AIC là một công ty quy mô, có tiếng tăm trong nhiều lĩnh vực như: y tế, môi trường và giáo dục, đào tạo...

Giới kinh doanh đấu thầu các công trình xử lý rác thải không một ai không biết đến tên tuổi của bà Nhàn. 

Trong một dự án đấu thầu xử lý rác thải ở tỉnh Sơn La, khi công ty AIC bị đánh rớt do giá bỏ thầu cao gấp 3 lần so với giá trúng thầu của một công ty khác tại Nghệ An, bà Nhàn đã lập tức gọi điện thoại đến một ‘ông lớn’ ở trung ương nhờ chị viện.

Cú điện thoại cho ‘ông lớn’ đủ sức dằn mặt ban quản lý đấu thầu. Kết quả AIC lại trúng thầu ở dự án này.

Ai 'chống lưng' cho bà Nhàn và AIC?

‘Ông lớn’ ở đây không ai khác chính là đồng chí X - tức đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Từ hồi còn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bà Nhàn có mối quan hệ rất thân thiết với đồng chí X. 

Khi đồng chí X vươn đến một tầm cao hơn thì bà Nhàn cũng có một vị trí khá vững chắc sau lưng.
Quyền lực của người phụ nữ cũng tỷ lệ thuận với sự lên cao của đồng chí X. Bên cạnh việc thu tóm các thế lực trong uỷ ban, công an, Phật giáo... bà Nhàn còn được bảo kê bởi một số nhà báo biến chất, cụ thể là một số nhân vật có máu mặt ở toà soạn báo Dân Trí, Pháp Luật Việt Nam.

Những năm 2006-2007, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn là một cái tên khá hot với báo chí và truyền thông lề đảng và sau đó lại âm thầm rút lui.

Giai đoạn 2011 – 2012, khi uy tín bị hạ thấp, đồng chí X cấp phép cho một nhóm gần 40 phóng viên thân tín từ các báo Dân Trí, Pháp Luật Việt Nam… sang Úc tập huấn kỹ năng báo chí. 

Kết quả là chiến dịch PR cho đồng chí X, mở màn là bài báo “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xuất sắc nhất Châu Á” do phóng viên Phượng Lê (theo điều tra thì đây chính là nhà báo L.T.T.L – nay là Trưởng ban Điện tử báo Pháp Luật Việt Nam Online) thủ bút.

Tuy nhiên bài báo này sau đó nhanh chóng bị gỡ bỏ vì các phóng viên “lề dân” phát hiện ra không có nhật báo nào tên là Firmenpress. Bản tin khen ngợi thủ tướng được đăng trên một tạp chí quảng cáo, và do một công ty chuyên xử lý rác thải cậy đăng.

Dĩ nhiên, bà trùm xử lý rác Nguyễn Thị Thanh Nhàn không phải là vô can trong chuyện này. Chiến dịch nâng bi thủ tướng bằng rác thải vì thế đã phải nhận thất bại thê thảm ngay từ trận mở màn.

Trở lại với chiến dịch PR cho AIC trong dự án bán máy tính bảng, nhiều phóng viên biến chất tại một số báo cũng vào cuộc. Phóng viên Thanh Bình (báo Dân Trí) có bài “Nữ doanh nhân có tầm nhìn tiên phong” vào tháng 1/2014, sau đó báo Pháp Luật Việt Nam dẫn về.


Để vận động cho chiến dịch này, AIC đã lên kế hoạch đưa một số hiệu trưởng trường tiểu học và các quan chức Sở GD – ĐT và phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam đi tham quan Hàn Quốc, mục đích nhằm ‘bôi trơn’ dự án. 

Những tưởng dự án này sẽ được thông qua trơn tru, nhưng không ngờ nó bị phản đối từ nhiều phía khiến Sở GD&ĐT TP.HCM buộc phải chối bỏ việc có liên quan đến AIC.

Thêm một lần nữa, phóng viên Anh Phương báo Pháp Luật Việt Nam phải nhảy vào cứu bồ bằng bài phỏng vấn sặc mùi tuyên truyền cho AIC.


Quyết tâm bảo vệ dự án này bằng mọi giá, nhà báo LTTL đã ra mặt trên mạng xã hội bằng cách kêu gọi công an vào cuộc khi đọc được những bài viết trái chiều. 

Với những thông tin trên, chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn đọc thêm thông tin để hiểu rõ hơn vì sao có một nhóm lợi ích cương quyết bảo vệ đề án sử dụng máy tính bảng ‘sặc mùi tiền’ dự kiến sẽ chặt chém hơn 4 ngàn tỷ đồng từ các em học sinh tiểu học.

Câu hỏi cuối cùng được đặt ra, ngài thủ tướng X sẽ hưởng lợi bao nhiêu trong dự án ‘trấn lột’ học sinh kỳ này?

Đồng nghiệp Danlambao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét