Pages

Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Người Buôn Gió - Tào lao chuyến đi của Lê Hồng Anh.

Người Buôn Gió
Ông Lê Hồng Anh thường trực BBT đi Tàu, yết kiến ông Tập Cận Bình, cầm tờ giấy do BCT thống nhất soạn sẵn đọc.

Nhiều người chê ông LHA không có bản lĩnh ngoai giao, nhưng hầu hết các vị BCT VN ra nước ngoài đều đọc giấy như vậy. Nhưng trong mối quan hệ anh em Tàu - Việt mà đọc như vậy cũng có nghĩa chả tình cảm gì cả. Cũng khách sáo, lệ bộ như các nước khác. Thông tin cũng không có gì bí mật. Nhìn thì tưởng anh em, nhưng xem kỹ thì cũng như người ngoài với nhau.

Ông LHA đi với danh nghĩa đặc phái viên của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Nghĩ thì cũng buồn cười, tự nhiên bây giờ ông TBT lại có một đặc phái viên đi sang gặp TBT Tàu.

 Thử đặt địa vị thiên tử của Tập Cận Bình, phải ngồi tiếp một sứ giả nước nhỏ, sứ giả cầm sớ đọc. Oai hay không oai.?

Thời phong kiến thì đúng là oai, thiên tử đón sứ giả chư hầu.

Nhưng thời nay thì liệu TCB có phải mất thì giờ ngồi tiếp một đặc phái viên của một nước nhỏ đến đọc một bài soạn sẵn không.?

Chức của Lê Hồng Anh mang tiếng là uỷ viên BCT, nhưng thực ra là quyền hạn mờ nhạt, đến hết nhiệm kỳ này là về hạ cánh an toàn. Một người chả còn cái gì để hướng đến phía trước nữa. Tàu khó có thể lợi dụng hứa hẹn được gì.

Cái tư cách đi của ông Lê Hồng Anh và địa vị cá nhân ông Lê Hồng Anh cùng với tương lai chính trị của ông, đến tiếp kiến Tập Cận Bình với bài diễn văn đọc sẵn. Cho thấy Đảng CSVN cũng chả mặn mà gì với Tập Cận Bình.

Nếu người đi là ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Bá Thanh...những nhân vật tương lai tới còn lên cao thì, có thể nói trong thời gian tới VN còn gắn bó mật thiết với Tàu hơn là có cơ sở. Một chuyến đi của Lê Hồng Anh chỉ là thủ tục kết thúc cho một chương trình đã lên sẵn mà thôi. Chuyến đi như thế chả thể  nói là mang lại việc gần nhau hơn hay xa nhau hơn.

Mấy cái chuyện đền bù do biểu tình bạo động và chuyện xử Bùi Hằng là món quà nhỏ, dù không thân thiện nhưng đi sứ Tàu thì phải có quà, cái lệ của chư hầu mấy chục năm nay đều thế, không dễ đi tay không được. Cũng không thể nói là vì thế mà đánh giá Việt sát Tàu hơn. Mọi chuyện chỉ như trước kia. Quan hệ Việt Tàu chắc chắn sau vụ giàn khoan chỉ như cũ là cùng, khó có thể tiến thêm được nữa.

 Có một điểm mà những nhà quan sát nào chú ý, sẽ thấy ban lãnh đạo VN không ưa gì Tập Cận Bình.

Thường thì báo chí VN  được ban tuyên giáo trung ương chỉ đạo đưa tin bỡ đợ những động thái của Nga, Tàu trong cũng như ngoài nước.  Nhưng riêng lần này, Tập Cận Bình mở một cuộc chống tham nhũng rất lớn. Lẽ ra theo thông thường, báo chí Vn phải ca ngợi công cuộc của Tập. Phải ca ngợi mô hình mà Tập đang làm rất quyết liệt.

Trái lại nhiều tin tức tuồn ra, hoặc kể cả trên báo chí chính thống đưa tin nội dung đều khiến người VN đọc có cảm tưởng là Tập đang thanh trừng bè phái, hạ bệ Giang. Thâu tóm quyền lực về cho mình. Chứ không phải Tập Cận Bình và ĐCSTQ đang đề cao nghiêm minh, kiên quyết làm trong sạch Đảng, diệt trừ bè lũ tham nhũng.

Thậm chí có những tin từ đâu đầy hào hứng khi nói việc quân đội âm mưu đảo chính Tập Cận Bình.

Lý do VN không thân Tàu hơn, ngoài việc giàn khoan ra, việc ấy chỉ là phụ. Ai cũng biết ĐCSVN lo tính mạng của mình hơn tất cả. Lý do không thân Tàu hơn lúc này là vì đường lối của Tập Cận Bình trong đối nội.

Lãnh đạo VN lo ngại gắn bó với Tập bây giờ, sẽ phải thực thi những gì Tập đang làm, phải ca ngợi và thực hiện nó. Trong khi ở VN tham nhũng tràn lan từ cấp cao nhất. Giờ mà học và làm theo Tập thì có khi tính mạng của ĐCSVN không trụ nổi. Cho nên Vn không mặn mà gì với Tập qua việc để ông Lê Hồng Anh, một người đã sắp hết thời đi sứ. Cũng không cho báo chí ca ngợi rầm rộ hình ảnh uy phong trấn áp, diệt trừ tham nhũng của Tập, trái lại còn mập mờ cho rằng Tập thanh trừng bè phái để tập trung quyền lực.

 Nếu vậy, đằng sau chuyện VN không thân Tàu hơn, chả có gì đáng mừng.

  Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét