Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng dẫn lại một thông báo từ trang web của quân đội Trung Quốc (PLA Daily) hôm qua, theo đó, một đội tàu chiến Trung Quốc đã thực hiện một cuộc tập trận để đối phó lại kịch bản các tàu cá nước ngoài tấn công một giàn khoan tại vùng biển gần vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Cuộc tập trận có sự tham gia của hàng chục chiến hạm, cùng 10 đơn vị quân sự và dân sự, và nhiều chiến đấu cơ từ hạm đội Nam Hải. Thông báo nói trên không nói rõ thời điểm cụ thể của cuộc tập trận.
Theo thông báo này, đội tàu chiến nói trên đã được thành lập chỉ vài giờ sau khi nhận được lệnh từ một trung tâm chỉ huy hải quân, để phản ứng lại việc « tàu cá nghi ngờ có trang bị vũ khí » thâm nhập vào vùng biển của Trung Quốc. Các tàu của quân đội Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá đối phương giả định, cùng 20 ngư dân và một nhà báo.
Theo chuyên gia Li Jie (Lý Kiệt), thuộc Viện Quân sự Hải quân Trung Quốc, « cuộc tập trận hiếm có này nhằm huấn luyện các kỹ năng của các tàu tuần tra, để có thể mang lại sự trợ giúp có hiệu quả, trường hợp có tấn công bất ngờ từ phía Việt Nam, tại các vùng biển tranh chấp ở phía nam Trung Quốc ». Cũng chuyên gia này cho rằng, những cuộc tập trận tương tự sẽ diễn ra trong tương lai.
Chuyên gia Li Jie nói rõ các cuộc tập nhằm cho Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hiểu rằng « Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào các giàn khoan dầu ».
Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD 981 đến thăm dò tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát với tên gọi « Tây Sa », khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền căn cứ trên Công ước Luật biển của Liên hợp quốc UNCLOS 1982, mà Việt Nam và Trung Quốc cùng ký kết.
Hành động Trung Quốc đặt giàn khoan tại khu vực này gây phẫn nộ tại Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức khắp cả nước để phản đối Trung Quốc. Một số cuộc bạo động, hiện chưa biết ai là kẻ giật dây, đã diễn ra tại một số khu công nghiệp, khiến hàng chục doanh nghiệp nước ngoài – đặc biệt của người Hoa - bị cướp phá, ít nhất bốn người chết trong các đụng độ. Động thái đơn phương của Trung Quốc gây lo ngại lớn cho cộng đồng quốc tế đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, phản đối mạnh mẽ.
Năm ngày sau khi Thượng viện Mỹ ra nghị quyết đòi Trung Quốc rút giàn khoan, ngày 15/07 Bắc Kinh tuyên bố rời giàn khoan khỏi khu vực này, một tháng trước ngày dự kiến.
Theo thông báo này, đội tàu chiến nói trên đã được thành lập chỉ vài giờ sau khi nhận được lệnh từ một trung tâm chỉ huy hải quân, để phản ứng lại việc « tàu cá nghi ngờ có trang bị vũ khí » thâm nhập vào vùng biển của Trung Quốc. Các tàu của quân đội Trung Quốc đã bắt giữ tàu cá đối phương giả định, cùng 20 ngư dân và một nhà báo.
Theo chuyên gia Li Jie (Lý Kiệt), thuộc Viện Quân sự Hải quân Trung Quốc, « cuộc tập trận hiếm có này nhằm huấn luyện các kỹ năng của các tàu tuần tra, để có thể mang lại sự trợ giúp có hiệu quả, trường hợp có tấn công bất ngờ từ phía Việt Nam, tại các vùng biển tranh chấp ở phía nam Trung Quốc ». Cũng chuyên gia này cho rằng, những cuộc tập trận tương tự sẽ diễn ra trong tương lai.
Chuyên gia Li Jie nói rõ các cuộc tập nhằm cho Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc hiểu rằng « Trung Quốc chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào các giàn khoan dầu ».
Ngày 02/05/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu HD 981 đến thăm dò tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, hiện do Trung Quốc kiểm soát với tên gọi « Tây Sa », khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền căn cứ trên Công ước Luật biển của Liên hợp quốc UNCLOS 1982, mà Việt Nam và Trung Quốc cùng ký kết.
Hành động Trung Quốc đặt giàn khoan tại khu vực này gây phẫn nộ tại Việt Nam. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức khắp cả nước để phản đối Trung Quốc. Một số cuộc bạo động, hiện chưa biết ai là kẻ giật dây, đã diễn ra tại một số khu công nghiệp, khiến hàng chục doanh nghiệp nước ngoài – đặc biệt của người Hoa - bị cướp phá, ít nhất bốn người chết trong các đụng độ. Động thái đơn phương của Trung Quốc gây lo ngại lớn cho cộng đồng quốc tế đã bị nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, phản đối mạnh mẽ.
Năm ngày sau khi Thượng viện Mỹ ra nghị quyết đòi Trung Quốc rút giàn khoan, ngày 15/07 Bắc Kinh tuyên bố rời giàn khoan khỏi khu vực này, một tháng trước ngày dự kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét