Pages

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

'Asean không có căng thẳng trong khối'

Tổng thư ký ASEAN - Hiệp hội Đông Nam Á, ông Lê Lương Minh, trả lời phỏng vấn BBC bên lề một hội nghị của ASEAN ở London.
BBC: Trước hết ông cho biết quan điểm của ASEAN trước tin Trung Quốc đang xây dựng đảo tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông.

Đây là một cam kết chung mà Trung Quốc và ASEAN phải thực thi để bảo đảm hòa bình và ổn định, tạo ra một môi trường có thể đi tới một giải pháp thân thiện trước tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và Quy tắc ứng xử (COC) được đề cập trong tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16.
Ông Lê Lương Minh: Hành xử của Trung Quốc và các nước ASEAN được chi phối bởi Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN áp dụng từ năm 2002. Trong điều 5 của Tuyên bố này, các nước cam kết tôn trọng hiện trạng, không dùng vũ lực hay các biện pháp khác để thay đổi hiện trạng.

BBCTại sao Trung Quốc và ASEAN không thể đạt được thỏa thuận về Quy tắc ứng xử tại Biển Đông? Cái gì là cản trở thưa ông?
Ông Lê Lương Minh: Hành xử của Trung Quốc và các nước ASEAN tại Biển Đông được chi phối bởi Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN áp dụng từ năm 2002. Bất chấp thực tế là ASEAN và Trung Quốc đã có DOC 12 năm rồi, những diễn tiến hay các vụ xung đột thường rất nguy hiểm và phức tạp đã xảy ra ngoài biển.
Thực ra theo DOC, có một điều khoản rằng ASEAN và Trung Quốc sẽ đi tới một Bộ Quy tắc Ứng xử. Cho tới nay Trung Quốc và ASEAN đã tham gia vài vòng tham vấn chính thức nhưng chủ yếu vẫn chỉ giải quyết các vấn đề về thủ tục.
Trong bối cảnh đối mặt với những diễn biến và vụ việc phức tạp gần đây Trung Quốc và ASEAN cần phải khẩn trương sớm đi tới một bộ Quy tắc Ứng xử. Đối với ASEAN, điều quan trọng COC phải là một công cụ có giá trị ràng buộc có hiệu quả không chỉ trong việc ngăn chặn mà còn trong việc giải quyết nếu xảy ra sự cố.
Chúng tôi lạc quan với cam kết của Trung Quốc tại cuộc họp gần đây giữa các bộ trưởng của ASEAN và Trung Quốc nhằm hướng tới việc hoàn tất sớm cho Bộ Quy tắc Ứng xử.
BBCTrung Quốc nói rằng hành động của họ tại Biển Nam Trung Hoa là hành động chính đáng. Philippines phản đối và xem các hành động đó là đòi hỏi quá mức. Vậy ai đúng thưa ông?
"Cho tới nay Trung Quốc và ASEAN đã tham gia vài vòng tham vấn chính thức COC nhưng chủ yếu vẫn chỉ giải quyết các vấn đề về thủ tục."
Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh
Ông Lê Lương Minh: Không có nước ASEAN nào đưa giàn khoan đến khu vực mà Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền như thuộc thềm lục địa của mình theo luật pháp quốc tế và theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Tranh chấp liên quan không chỉ đến Trung Quốc và một nước thuộc khối ASEAN, mà nó liên quan đến Trung Quốc và bốn nước trong khối ASEAN. Nhưng bốn nước trong khối ASEAN không có căng thẳng hay có vấn đề như vậy, vì thế ta biết vấn đề đến từ đâu.
BBCIndonesia muốn đóng một vai trò lớn hơn trong việc làm trung gian hòa giải vấn đề này. Tại sao ASEAN không sử dụng Indonesia nhiều hơn để làm việc đó?
Ông Lê Lương Minh: Nó không phải là vấn đề ASEAN sử dụng hay không sử dụng vai trò của Indonesia.
Indonesia đã đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và một giải pháp thân thiện trước tranh chấp tại Biển Đông. Indonesia vẫn luôn ủng hộ nguyên tắc 6 điểm theo đó hướng dẫn ASEAN trong cách tiếp cận của khối đối với chủ đề Biển Đông.
Indonesia có lợi ích chiến lược lớn nếu có hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Và trong khu vực, Indonesia là một quốc gia kết nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, kết nối khu vực quốc tế quan trọng nhất và lớn nhất, và là nơi quan trọng hơn cả về an toàn đi lại trên biển cũng như an ninh hàng hải.
BBCÔng quan ngại như thế nào trước những căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam theo sau các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc?
Ông Lê Lương Minh: Diễn biến và vụ việc gần đây phản ánh khoảng cách lớn dần giữa các cam kết chính trị và việc tuân thủ trên đất liền và mâu thuẫn giữa tiến trình ngoại giao với tình hình thực tế trên biển.
Sự cố đáng lẽ không xảy ra nếu không có việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu trong khu vực mà Việt Nam nhận chủ quyền một cách đúng đắn thể theo chủ quyền thềm lục địa của mình dựa trên luật của Liên Hợp Quốc về đất liền và trên biển.
Những gì xảy ra tại Việt Nam liên quan đến bạo động là một việc đã được chính phủ kiểm soát. Tôi biết rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp để ổn định tình hình, họ đã có biện pháp bồi thường cho thiệt hại cho các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp đã trở lại hoạt động bình thường tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào: