Pages

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Nguyễn Trung - Bàn về cải cách thể chế chính trị

 Ba việc hầu như không thể, nhưng phải tìm cách làm

                     Bài 4 – Viết về đại hội XII sắp tới của ĐCSVN[1]


Lời nói đầu
         
Trong bài 3 (Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?) tôi cho rẳng để đưa đất nước ra khỏi tình trạng bế tắc hiện nay, đại hội XII sắp tới nên tập trung giải quyết 3 việc lớn:
-      Cải cách thể chế chính trị toàn trị hiện nay (Bài 4 A)
-      Hoàn thiện kinh tế thị trường  (Bài 4 B)
-      Đổi mới ĐCSVN để phấn đấu trở thành đảng của dân tộc  (Bài 4 C).
 
Cũng trong bài 3 tôi đã phân tích: Nhìn vào sự thật cuộc sống đất nước hiện tại và nhìn vào quá trình chuẩn bị đại hội XII đang diễn ra, tôi cho rằng cả ba việc phải làm nêu trên dù bức bách sống còn đến mức nào chăng nữa đối với chế độ chính trị toàn trị hiện hành, song tôi vẫn phải dự báo hầu như 99% là không thể làm được. Hoặc là tôi sai?
 
Cho đến khi tôi viết những dòng chữ này, cả ba nhiệm vụ nêu trên hầu như không được nói tới tại bất cứ diễn đàn nào chính thức của ĐCSVN đang làm công việc chuẩn bị đại hội. Chủ yếu vì lãnh đạo đảng dứt khoát đến giờ phút này vẫn không chịu thay đổi, vẫn đang tiếp tục trấn áp các ý kiến “trái luồng”, chứ không phải vì thiếu thông tin hay vì không nhận được những kiến nghị về đại hội XII tới này. 
 
Sự thật là: Thế giới hôm nay, nhất là cục diện chính trị hiện tại trong khu vực, không thèm đặt ra cho nước ta câu hỏi “Việt Nam các ngươi có thể làm được gì và không thể làm được gì trong cục diện quốc tế mới này?”, mà chỉ đặt nước ta đứng trước vấn đề: Việt Nam là đột phá khẩu trong giai đoạn mới của chiến lược Trung Quốc bá chiếm Biển Đông, và do đó trở thành đối tượng cần khuất phục!  Tôi không thể chấp nhận đất nước bị khuất phục, nên phải nghĩ tiếp. Dù chỉ còn le lói 1% thôi, song tôi vẫn phải suy nghĩ tiếp, kiến nghị tiếp.
 
Nếu không cam chịu bị khuất phục, chỉ còn con đường chúng ta phải tìm mọi cách làm cho bằng được 3 việc hầu như không thể nêu trên.
 
Ba việc phải làm này hầu như là không thể, bởi vì (1) đấy là những việc rất khó, (2) chúng ta là những người dân mong muốn đất nước thay đổi nhưng lại dốt và tay không, (3) trong khi đó quyền lực rất ngoan cố và càng dốt về cải cách nhưng lại quá nham hiểm về cai trị, (4) lại thêm bối cảnh đối nội và đối ngoại rất nhậy cảm. Đấy là sự thật trần trụi.
 
Cuộc sống chỉ dành cho chúng ta một con đường rất hẹp: Phải chỉ tay lên trời mà thề đất nước này dứt khoát không bao giờ chịu khuất phục, nhất quyết thực hiện ba việc hầu như không thể này, bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất. Điều này cũng có nghĩa phải nén lòng lại, kiên gan chịu đựng tất cả để tìm cách bắt đầu sự nghiệp thay đổi đất nước từ những bước đi nhỏ nhất, song cũng triệt để nhất. Sốt ruột, bi quan, chán nản… sẽ chẳng giúp được gì, nếu không là làm hại thêm sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 
Xin nói rành rọt suy nghĩ của tôi như vậy trước khi bàn luận.
 
Tôi dự kiến sẽ trình bầy bài 4 này thành ba bài nhỏ riêng biệt, mang tính đặt vấn đề, để tất cả tham khảo. Mỗi bài bàn một chủ đề, dựa trên những điều tôi quan sát được, và chủ yếu là để nói lên mong mỏi của bản thân – với tính cách và trách nhiệm của một công dân.
 
Công việc nghiên cứu nghiêm túc có tính khoa học và có giá trị thực tiễn để làm cơ sở cho hành động thực hiện, phải là nhiệm vụ của giới học thuật, của chính khách, các viện và cơ quan đang trực tiếp gánh vác trách nhiệm đối với đất nước.  Xin đặc biệt nhấn mạnh như vậy.
 
 ♦ ♦ ♦
 
 
 Bài 4A
 Bàn về cải cách thể chế chính trị
 
   
  
 
Nội dung:
         
I.Thực chất của cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa” -  Bàn về hậu quả của vấn đề “đảng hoá” hệ thống chính trị và đời sống đất nước. Cốt lõi của cải cách thể chế chính trị là tách bạch ra đảng là đảng, nhà nước  là nhà nước, khắc phục chế độ đảng trị để xây dựng nhà nước pháp quyền.
II. Vấn đề rừng luật và luật rừng - Cải cách phải quan tâm xoá bỏ luật rừng và những di sản nặng nề của quá khứ.
III. Nội lực lớn nhất chưa được phát huy đúng mức: Con người - Cải cách phải nhằm xoá bỏ chế độ "xã hội được chăn dắt"; cần phải xây dựng xã hội dân sự trở thành một trong hệ thống 3 trụ cột "kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự" tạo ra nền móng bền vững cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 
IV. Kết luận – Sự thiếu hụt của ý chí chính trị: Lợi ich quốc gia không phải là trên hết
 
*
 
I. Thực chất của cái gọi là “định hướng xã hội chủ nghĩa”
Xem xét khái quát về mặt hình thức, hệ thống chính trị hiện hành của nước ta, có thể nói là một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, nghĩa là đầy đủ đầu mình chân tay như ở mọi quốc gia bình thường trên thế giới ở trình độ các nước đang phát triển. Hệ thống này đại thể bao gồm: các lực lượng tham chính, hệ thống nhà nước, các lực lượng dân sự trong xã hội.
 
Song ở nước ta có những khác biệt quan trọng là: Lực lượng tham chính là duy nhất ĐCSVN; hệ thống nhà nước được đảng hoá cao độ nên trên thực tế trở thành bộ máy thực thi quyền lực của đảng; các lực lượng dân sự còn lại trong xã hội được thâu tóm nốt vào trong hệ thống đoàn thể dưới cái mũ mặt trận (MTTQVN) - cũng được đảng hoá toàn diện. 
 
Nói một cách khái quát: Toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước, bao gồm cả đời sống tinh thần, được bao quát dưới cái vòm trời ý thức hệ của đảng “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” – mặc dù Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng phải thừa nhận “…đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” – và nằm gọn trong tầm kiểm soát từ A-Z của hệ thống chính trị. Tất cả những gì còn lại nằm bên ngoài vòm trời này hoặc vượt ra khỏi sự kiểm soát này thì được xếp vào “lề trái” hay “trái chiều” trong đời sống tinh thần, trong đời sống xã hội thì được xếp vào các loại (a) thành phần đối tượng của chuyên chính, (b) thành phần đối tượng tiềm tàng của chuyên chính, (c) hoặc là ngoài vòng pháp luật (dưới dạng xã hội đen, các nhóm lợi ích…). Vì vậy có thể nói: Toàn bộ cuộc sống đất nước được ĐCSVN khuôn vào hệ thống chính trị đảng trị, trên trời dưới đất có khung khổ và ranh giới rõ ràng, không được vượt qua.
 
Trong toàn bộ cuộc sống đất nước, mọi chuẩn mực tinh thần và các thang giá trị đều phải được xác lập theo các chuẩn mực thế giới quan (ý thức hệ) của ĐCSVN, nếu ngược lại đều bị coi là “ngoại đạo”, “tà đạo”... – nhiều trường hợp được vạch mặt chỉ tên là những hiện tượng “thoái hoá biến chất”, “suy thoái đạo đức chính trị, tư tưởng…”, “diễn biến hoà bình”... Trường hợp quyết liệt hơn nữa thì được quy là “các thế lực thù địch” để xác định cách đối xử.
 
Sự bế tắc đến gần như sụp đổ trong quá trình thực hiện những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội đã dẫn tới đổi mới 1986, xoá bỏ cơ bản nền kinh tế bao cấp với tính cách là con đẻ của lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giải toả được phần nào những ách tắc trong kinh tế, thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới thay đổi diện mạo đất nước. 
 
Tuy nhiên, sau khi tháo gỡ được cái nút thắt của kinh tế bao cấp (1986), kinh tế càng phát triển càng đi ngược với các chuẩn mực tinh thần và các thang giá trị được gọi là “chủ nghĩa xã hội” đặt ra cho đất nước.
 
Đất nước rơi vào tình hình: Toàn bộ hệ thống thượng tầng kiến trúc đang có ngày càng không thể vận hành nổi nền kinh tế đất nước đang mạnh mẽ đi thẳng vào con đường của kinh tế thị trường. Hệ thống chính trị qua đó ngày càng lâm vào nhiều bế tắc mới – đây là một nguồn gốc quan trọng của những tệ nạn tham nhũng tiêu cực. Tình hình này khiến cho cải cách chính trị để khắc phục trở thành đòi hỏi tất yếu. Nhưng nỗi lo mất chế độ đã chống lại dứt khoát ngay từ trong trứng nước mọi ý tưởng manh nha muốn thông qua cải cách chính trị để ra khỏi tình trạng bế tắc này (các vụ Trần Độ, Trần Xuân Bách, v… v…), nhân danh phải giữ vững ổn định chính trị. Những năm tháng đổ vỡ rối ren ở Liên Xô sau perestroika và glasnost càng được coi là lý do “sống” biện minh cho thái độ cự tuyệt hay trì hoãn cải cách chính trị. Hội nghị toàn quốc của đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII (01-1994) nhấn mạnh 4 nguy cơ (1) tụt hậu kinh tế; (2) chệch hướng xã hội chủ nghĩa; (3) tham nhũng tiêu cực; (4) diễn biến hòa bình.[2] Hội nghị này đánh dấu bước lùi nghiêm trọng: dứt khoát gác lại nhiệm vụ cải cách chính trị, nhân danh kiên quyết chống nguy cơ diễn biến hoà bình.  
 
[Đổi mới đã lùi xa gần 3 thập kỷ. Nhìn lại, sự thật vẫn chỉ ra là cải cách chính trị là tất yếu và phải làm ngay cùng thời khi tiến hành đổi mới kinh tế, vấn đề chỉ là ở chỗ làm sao thiết kế được các bước đi phù hợp mà thôi. Song đây là thách thức quá lớn, vượt quá tầm với của đảng ở thời điểm 1986 và sau này. Trước sau nỗi lo mất chế độ vẫn tiếp tục trì hoãn cải cách chính trị cho đến tận hôm nay.]
 
Càng trốn tránh cải cách chính trị, những mâu thuẫn không thể giải quyết nổi, giữa một bên là các chuẩn mực của ý thức hệ và một bên là thực tiễn không thể cưỡng lại được của cuộc sống, ngày càng trở nên bất khả kháng. Chủ trương bảo vệ chế độ đến cùng đã buộc lý luận của đảng phải sáng tác ra khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” như một cái “đuôi” thêm vào những việc bắt buộc phải làm – ví dụ như xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Vân vân…  Đơn giản vì thời bình không thể thiếu một nhà nước pháp quyền, nhưng nó phải có tính định hướng xã hội chủ nghĩa, đối với kinh tế thị trường sau đổi mới cũng vậy… (Gần đây lý luận của đảng có lúc đã đề xuất “xã hội dân sự định hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng đề xuất này chết yểu ngay tức khắc).
 
Ngoài những thay đổi hay cải tiến nhỏ giọt và hình thức (ví dụ: lập các “ban cán sự đảng” trong các bộ máy của hệ thống chính trị quốc gia, lập các “đảng đoàn”, “đảng uỷ”,  hoặc “đảng uỷ khối”… trong hệ thống bộ máy nhà nước hoặc trong mọi tổ chức kinh tế và chính trị - xã hội khác khắp đất nước, v.., v…), đảng đã bỏ không ít công sức thổi hồn sống cho cái “đuôi” thêm vào này nhưng không thành. Ví dụ: Dù đã thực hiện nhiều nỗ lực cải tiến, bao gồm cả những biện pháp mở rộng dân chủ cơ sở, mở rộng dân chủ trực tiếp.., song không gặt hái được gì có thực chất. Thất bại tiêu biểu nhất của những nỗ lực này là hiện tượng đảng viên vẫn chiếm tỷ lệ khoảng <80% số đại biểu trong quốc hội, trên thực tế quốc hội vẫn là cơ quan thừa hành của quyền lực đảng. Trong ngôn ngữ công khai không ít lần được nói thẳng ra trong các kỳ họp quốc hội: Bộ Chính trị là cấp trên của quốc hội.., …Cái này Bộ Chính trị đã cho ý kiến…  Cái này chờ có ý kiến Bộ Chính trị rồi sẽ triển khai tiếp... Phải chăng đấy là nội dung đích thực của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?.. … Vân vân…
 
Cái lưỡng nan (dilemma) là xây dựng đúng nhà nước pháp quyền thì mất đảng trị, giữ đảng trị trong nhà nước thì không thể có nhà nước pháp quyền. Cái gốc của vấn đề là đảng muốn “nắm” chặt trong tay mọi thứ và bằng mọi giá, chứ không muốn chỉ giữ vai trò sống thanh khiết làm “linh hồn hay ý tưởng lãnh đạo” đất nước. Trong kinh tế và trong mọi lĩnh vực khác đảng cũng đều rơi vào hoàn cảnh éo le như vậy: nắm, chứ không phải lãnh đạo. Có bộ trưởng đã phải kêu lên “làm gì có cái gì là mô hình định hướng xã hội chủ nghĩa như thế mà cất công tìm tòi và xây dựng!”.  Sự thật là tha hoá của quyền lực ngay từ sau 30-04-1975 đã từng bước cướp đi khả năng và phẩm chất là đảng lãnh đạo của  đảng, và cuối cùng ngày nay làm cho ĐCSVN chỉ còn lại vỏn vẹn là lực lượng chính trị mạnh nhất nắm quyền cai trị đất nước.
 
Công tác lý luận của đảng cũng nỗ lực đề cao các khái niệm “dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”, xây dựng “nhà nước của dân, do dân, vì dân”, tiêu chí quốc gia được ghi rõ là “độc lập – tự do – hạnh phúc”…  Tuy nhiên, vì thiếu vắng một thể chế pháp quyền thực thi, nên tất cả những giá trị này cũng như hầu hết các quyền công dân đã được ghi trong hiến pháp cũng chỉ là trên giấy. Vì vậy, nội dung thực chất của việc sáng tạo ra cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” chỉ là duy trì ảnh hưởng quyết định của ĐCSVN trong nhà nước pháp quyền, trong kinh tế thị trường, trong tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống…
 
Song trớ trêu là ở chỗ trong cuộc sống thực, cái “đuôi” được gắn thêm vào này mới là cái yếu tố cuối cùng quyết định toàn bộ sự vận động của cái thực thể mang nó trên lưng mình – đảng quyết định tất cả. Diễn tả nôm na, đấy là hiện tượng cái đuôi con chó làm cái chức năng điều hành toàn bộ sự vận động của con chó. Nghịch lý này đã biến tướng nghiêm trọng mọi thứ trên đời, tạo ra không biết bao nhiêu hiện tượng giả, diễn, hão…. Ví dụ: bầu cử là để thực hiện “đảng cử dân bầu” ở các cấp, nền pháp quyền định hướng xã hội chủ nghĩa thực thi pháp luật bằng cách xử án theo kiểu đã có sẵn án bỏ túi của quyền lực đảng, nhiệm vụ thanh tra/kiểm tra được thiết kế theo kiểu vừa đá bóng vừa thổi còi, văn học thì phải là nền văn học định hướng xã hội chủ nghĩa, báo chí thì phải là “lề phải”, vân vân…
 
Hệ thống nhà nước đảng trị trong vận hành như vậy của toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của đất nước biến thành chế độ toàn trị, với đặc trưng nổi bật là “độc quyền chân lý, áp đặt tư duy, quy kết tuỳ tiện”, và quyền lực đảng luôn luôn là yếu tố chi phối cuối cùng, bất chấp mọi mâu thuẫn và những điều phi lý…  
 
Hệ quả là:
 
-  Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đậm nét kinh tế của chủ nghĩa tư bản thân quen (crony capitalism) hoặc chủ nghĩa tư bản hoang dã (do quyền lực đảng và các nhóm lợi ích đủ mọi mầu sắc chi phối).
-  Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trở thành nhà nước đảng hoá, trên thực tế lại là công cụ thực thi quyền lực của đảng. Điều 4 của Hiến pháp chỉ mang một nội dung đạo lý (nghĩa là không ràng buộc và không quy định trách nhiệm giải trình) nhưng khẳng định rất rõ vị thế đảng đứng ngoài và đứng trên hệ thống nhà nước, trên thực tế Bộ Chính trị (BCT) là cơ quan quyền lực tối cao điều hành đất nước, nhưng lại không phải do nhân dân bầu ra, không chịu trách nhiệm giải trình trước bất kỳ cái gì...
-  Toàn thể các lực lượng chuyên chính vũ trang và bán vũ trang (quân đội, công an, tự vệ, dân phòng…) do quyền lực đảng nắm giữ, và trở thành công cụ chuyên chính trực tiếp của quyền lực đảng.
-   … …
 
Tóm lại, “định hướng xã hội chủ nghĩa” thực chất chỉ là nỗ lực “đảng hoá” toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước và phương thức điều hành quốc gia. Hệ quả chung là:  
(a) Đảng bỏ mất vai trò lãnh đạo, để trở thành trên thực tế là người trực tiếp nắm quyền với tất cả mọi thẩm quyền, nhưng ngoài quyền lực chính trị ra, năng lực của đảng quản lý quốc gia rất thấp hoặc gần như không có. (Trần Xuân Bách gọi đấy là hiện tượng đảng lấy quyền lực thay cho năng lực).
(b) Trong khi đó nhà nước thật ra phải là người điều hành toàn bộ công việc quốc gia nhưng lại bị “đảng hoá” về mặt tổ chức và chịu sự chỉ đạo về mặt điều hành của bên đảng và người của đảng, nên năng lực quản trị quốc gia vừa thấp vừa bị giới hạn, trên thực tế chỉ là người  thực thi lệnh của đảng.  
Hệ quả chung cuộc là bộ máy cầm quyền của quốc gia (bao gồm bên đảng và bên chính quyền) rất cồng kềnh, chồng chéo, chất lượng thấp, tệ nạn quan liêu tham nhũng là đương nhiên và tất yếu. Toàn bộ kết cấu tổ chức và sự vận động như vậy của bộ máy cầm quyền của quốc gia phản ánh sinh động lỗi của hệ thống, cắt nghĩa vì sao mọi “sửa chữa” lặt vặt hay thay đổi cục bộ không thể đem lại kết quả, thể chế chính trị ngày càng bế tắc và kìm hãm đất nước ngày càng trầm trọng.
 
Để kết luận, có thể đưa ra một bức tranh tổng hợp: Định hướng XHCN thực chất là những nỗ lực thực hiện “đảng hoá”, để hình thành một hệ thống chính trị - nhà nước quyện vào nhau cai quản quốc gia, trong đó đội ngũ điều hành (a) không ai có đủ năng lực làm đúng việc của mình; (b) người phải làm đúng việc của mình vừa kém cỏi vừa luôn luôn có khuynh hướng chủ động hay bị động bước sang việc của người khác trong khi không làm tròn phận sự của chính mình; (c) không ai bị ràng buộc phải có trách nhiệm giải trình; (d) đội ngũ điều hành chủ yếu được tạo ra theo xắp xếp và phân chia quyền lực (chứ không phải thông qua đào tạo, rèn luyện và thử thách), (e) vì đảng lấy quyền lực thay cho năng lực cho nên sau mỗi khoá nhiệm kỳ năng lực và phẩm chất đều tụt đi một nấc; (f) toàn bộ cuộc sống đất nước bị giam hãm trong vòm trời ý thức hệ của đảng và trong ranh giới của chế độ toàn trị, hoàn toàn thiếu vắng sự công khai minh bạch; (g) cuộc khủng hoảng toàn diện nước ta lâm vào từ năm 2007 đến nay chưa có lối ra là kết cục tất yếu của quá trình “đảng hoá” này, và diễn tiến này nói lên tất cả.
 
Vì vậy có thể nói, ở nước ta hiện nay, cải cách thể chế chính trị trước hết là việc tách bạch giữa đảng và nhà nước, để ai làm đúng việc nấy với trách nhiệm ràng buộc, theo tinh thần:
 
(1) Nhà nước pháp quyền là hình thái quyền lực quốc gia duy nhất và tối thượng, thể hiện quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
(2) Đảng chỉ được phép thực hiện vai trò của mình là đảng cầm quyền, với nghĩa thông qua việc đề ra những chủ trương chính sách và chiến lược thực hiện cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã được nhân dân chấp nhận thông qua quá trình tranh cử và bầu cử; các đảng viên của đảng được bầu chọn vào làm việc trong hệ thống nhà nước theo quy định của hiến pháp - nói nôm na là được dân thuê dưới dạng được bầu là đại biểu quốc hội, hội đủ những điều kiện để thực hiện nhiệm vụ lập nội các… Nghĩa là: không ai có thể đứng trên nhà nước; trong nhà nước không có đảng như một thực thể chính trị độc lập; trong nhà nước chỉ cóđảng cầm quyềntồn tại như một danh nghĩa, do hội đủ số đại biểu trúng cử để lập nội các theo quy định của hiến pháp - chứ không phải là một thực thể độc lập - để thực hiện những cam kết của đảng đã được nhân dân chấp thuận qua vận động bầu cử (nghĩa là thực hiện những vấn đề đảng đưa ra đã được luật hoá và trở thành chủ trương chính sách của nhà nước). Nói rốt ráo: Trong phạm trù nhà nước chỉ có hiến pháp và bộ máy thực thi hiến pháp, không tồn tại đảng là một thực thể độc lập dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không thể tồn tại khái niệm “đảng lãnh đạo”.
(3) Đảng với tính cách như đã trình bầy trong điểm (2) nêu trên, đảng chỉ là một bộ phận tập hợp dân cư, bình đẳng như mọi bộ phận tập hợp dân cư khác trong cộng đồng xã hội, chịu sự chi phối tuyệt đối và bình đẳng của hiến pháp và pháp luật. Vai trò lãnh đạo của đảng là kết quả phấn đấu của đảng giành được trong những hoạt động vận động nhân dân trong phạm vi xã hội dân sự. Nói cách khác: Khái niệm “đảng lãnh đạo” chỉ có thể tồn tại trong phạm trù xã hội dân sự. Nghĩa là, một khi thông qua phấn đấu trong xã hội dân sự, đảng giành được uy tín và ảnh hưởng đối với nhân dân, qua đó nhận được sự đồng tình của nhân dân đối với những điều đảng theo đuổi, dựa vào thành quả phấn đấu này tham gia tranh cử để trở thành đảng cầm quyền như nêu trong điểm (2) bên trên. Đạt được như thế chính là thực hiện vai trò lãnh đạo. Xin nhấn mạnh một lần nữa: khái niệm “đảng lãnh đạo” không tồn tại trong phạm trù nhà nước.
Cũng có thể nói, cải cách thể chế chính trị toàn trị hiện nay để chuyển sang thể chế pháp quyền dân chủ có nghĩa trước hết và chủ yếu là làm cái việc tách bạch đảng là đảng, và nhà nước là nhà nước trong toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước, trên cơ sở đó xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đó phải là một nhà nước tam qyền phân lập, hiến pháp là tối thượng. Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 và Hiến pháp 1946 là những tiền đề lịch sử quan trọng để xây dựng một nhà nước pháp quyền như thế.
 
Viết đến đây, tôi vô cùng chua xót việc sửa đổi hiến pháp năm 2013 rốt cuộc là một màn kịch rất tốn kém lừa dối đất nước, chỉ vì đòi hỏi “hiến pháp phải thể hiện cương lĩnh của đảng” do chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ thị như vậy cho đảng. Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những uy hiếp hiểm nghèo, giả thử hôm nay đất đước đã có được một hiến pháp đúng đắn như biết bao nhiêu trí tuệ tâm huyết đã góp ý làm nền tảng cho phát huy sức mạnh dân tộc, chắc chắn đất nước hôm nay đã có một bước khởi đầu đúng đắn cho cuộc cải cách thể chế chính trị đã chín muồi, nhất là sau sự kiện giàn khoan HD 981. Trách nhiệm đối với sai lầm này hoàn toàn thuộc về đảng, trước hết là Tổng bí thư.
 
  
II.  Vấn đề rừng luật và luật rừng
          Không biết thế nào là đủ, song phải nói nước ta có một hệ thống luật pháp rất phong phú, nhiều luật đúng và tốt, dù rằng vẫn còn nhiều luật quan trọng chất lượng chưa đạt yêu cầu, các luật chồng chéo nhau cũng không ít. Nói một cách khác, chỉ riêng việc thực thi tốt hệ thống luật pháp hiện hành, tình hình đất nước sẽ có thể khả quan hơn rất nhiều.
Như vậy vấn đề nóng bỏng là: Vì sao có nhiều cái tốt trong luật nhưng không thực thi được; có cả một rừng luật, mà tại sao luật rừng vẫn ngang nhiên hoành hành?
 
Những nguyên nhân chung nhất thuộc về tình trang phát triển của đất nước hiện nay về nhiều mặt còn ở trình độ thấp. Tình trạng phát triển ở trình độ thấp này là vấn đề của thời gian, nên không bàn đến ở đây. Chỉ xin tập trung bàn những nguyên nhân do sự yếu kém của thể chế chính trị và của chủ quan con người hiện tại.
 
Phần I bên trên đã trình bày những yếu kém của thể chế. Chỉ xin nêu thêm nhận xét là: Thể chế chính trị chồng chéo và quyện vào nhau như nước ta hiện có hoàn toàn đối nghịch với bản chất một hệ thống quyền lực của nhà nước pháp quyền. Do đó khách quan tự thân thể chế này đã cản trở việc thực thi luật pháp do chính nó đề ra. Lại thêm tình trạng vừa thiếu vắng và vừa không thể thực hiện được (cho dù nếu muốn)  trách nhiệm giải trình của bộ máy trong hệ thống quyền lực cũng như của mỗi cá nhân hay những người nắm vai trò điều hành, nên tình trạng luật pháp không nghiêm minh là tất yếu. Ngày xưa Louis XIV nói "L'Étatc'est moi" (“Nhà nước là ta!”), bây giờ ở nước ta cũng có thể nói “luật là đảng”. Cái biến tấu qua thời gian hoạ chăng ngày xưa “vua” bao giờ cũng chỉ một, bây giờ có “vua tập thể” (Nguyễn Văn An), song trước sau vẫn chỉ có một nghĩa: Người làm luật là “vua”, luật không phải là để áp dụng cho “vua”, áp dụng luật như thế nào là tuỳ “vua”. Đây là nội dung cốt lõi nhất của chế độ đảng trị. Có thể cảm nhận được rất rõ cái không khí “vua” này khi có công việc đụng tới các cơ quan công quyền hay khi phải tiếp xúc với quyền lực và luật pháp. Vì vậy công việc sửa đổi luật pháp hiện đang tiến hành sẽ là vô nghĩa, nếu bỏ qua việc cải cách thể chế chính trị. 
 
Về con người trong bộ máy quyền lực quốc gia, cần đặc biệt nhấn mạnh một đặc điểm nổi bật là đông về biên chế, nhưng phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn nhìn chung thấp. (Nói như vậy không có nghĩa trong hàng ngũ này không có những con người xuất chúng, song đó không phải là hiện tượng phổ biến). Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là:
(a) họ là sản phẩm của một nền giáo dục đầy khuyết tật, đặc biệt là quốc gia chưa có một hệ thống giáo dục đào tạo có chất lượng các cán bộ kỹ trị cho công việc quản lý quốc gia, hệ thống trường hành chính quốc gia và hệ thống trường đảng hiện có không đáp ứng được yêu cầu này;
(b) thể chế chính trị hiện hành không có chỗ đứng cho các giá trị đúng đắn và sự trung thực, người tài và thẳng thắn thường phải bật ra khỏi hệ thống, các chuẩn mực tuyển chọn vừa không đủ tầm vừa phải chịu tác động của các “chính sách”, các “quan hệ”, các tệ nạn tiêu cực khác (chạy chức chạy quyền, bằng giả, mua ghế, lựa chọn con đường tiến thân qua con đường đảng, v… v…), hầu như không có một thể chế sàng lọc và đào thải hoạt động hữu hiệu;
(c)  thiếu vắng hẳn hoặc không thể thực thi được chế độ trách nhiệm cá nhân rành mạch vì bản chất của thể chế chính trị hiện hành đề kháng với đòi hỏi này, mãi gần đây mới thực hiện thí điểm “lấy phiếu tín nhiệm” nhưng chỉ là công việc “phủi bụi” mà cũng chưa thành, không thể đụng chạm được vào thực chất vấn đề của nhiệm vụ sàng lọc và đào thải, không hiếm trường hợp kỷ luật cán bộ bằng cách “đá lên” hoặc “đá ngang”...;
(d) đường lối và chính sách tổ chức cán bộ của đảng có nhiều yếu kém nghiêm trọng, nổi bật là những hiện tượng “sống lâu lên lão làng”, “tuần tự vị tiến và hầu như chỉ tiến không lùi”, “cát cứ theo địa phương và cát cứ theo ngành”, hoặc ngược lại là hễ có chức vụ đảng thì bố trí làm chức vụ chuyên môn tương đương bất cứ ngành nghề gì cũng được, lấy sự trung thành với chế độ chính trị hay với đảng làm chuẩn mực tuyển chọn và xắp xếp cao nhất, song vẫn không sao thoát khỏi hiện tượng chia chác quyền lực thành phe nhóm ngay trong đảng…; 
(e) vân vân…
 
Nhân bàn về yếu tố con người trong hệ thống quyền lực, có lẽ phải đi tới nhận định: Mục đích tối thượng và chi phối tất cả trong đường lối chính sách tổ chức cán bộ hiện hành của đảng là nhằm bảo vệ chế độ toàn trị của đảng. Vì lý do này, trí tuệ và dân chủ không thể có chỗ đứng ở đây. Đường lối chính sách tổ chức cán bộ hiện hành của đảng là một trong những nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất trực tiếp làm tha hoá đảng và toàn bộ hệ thống chính trị của quốc gia, mang nhiều đặc tính phong kiến hủ bại đồng thời tăng cường tính ngoan cố của chế độ toàn trị hiện hành. Đảng vẫn nói trong hệ thống chính trị này con người là quyết định, và đúng là theo dòng thời gian đường lối chính sách tổ chức cán bộ hiện hành của đảng đã xây dựng nên các thế hệ con người ngoan cố nhưng ngày càng thiếu trí tuệ và phẩm chất chính trị gìn giữ cái chế độ toàn trị mà hệ thống này muốn bảo vệ; vì thế chế độ cứ ngày càng tha hoá. Qua đó có thể nói: Đường lối chính sách tổ chức cán bộ hiện hành còn là một trong những yếu tố nghiêm trọng trực tiếp kìm hãm sự phát triển của đất nước.
 
Nói khái quát: Bia Văn Miếu ghi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” (Thân Nhân Trung), song đường lối chính sách tổ chức cán bộ của đảng 4 thập kỷ đất nước độc lập thống nhất là đố kỵ với hiền tài, là làm khuynh bại nguyên khí quốc gia! Đảng có và chỉ theo các chuẩn mực của đảng trị để giữ cái chế độ toàn trị.
 
Về hiện tượng luật rừng trong rừng luật còn phải bàn đến những tác động “kinh tế của chủ nghĩa tư bản thân quen”, “kinh tế của chủ nghĩa tư bản hoang dã” đang là những hiện tượng đặm nét trong nền kinh tế nước ta, xuất phát từ đặc thù trưởng thành trong “chụp giựt”. Những hiện tượng này là sát thủ lạnh lùng của kỷ cương và luật pháp, mang lại cho đất nước những hệ quả không thể tưởng tượng nổi trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Không ít những hiện tượng này mở đường cho sự thâm nhập của Trung Quốc và làm trầm trọng sự lệ thuộc mọi mặt của đất nước vào Trung Quốc, tác động nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, lũng đoạn sâu sắc tình hình nội trị đất nước, huỷ hoại môi trường tự nhiên. Tổn thất về kinh tế đất nước phải chịu đựng là không lường nổi, song mọi hệ luy khác của luật rừng còn nguy hiểm hơn nhiều, nhất là luật rừng không có tổ quốc.
 
 Khai thác bauxite trên Tây Nguyên, khu công nghiệp Vũng Áng, hàng chục công trình công nhiệp then chốt do Trung Quốc trúng thầu (EPC) đã đi vào hoạt động đang phát sinh vấn đề, việc cho thuê đất thuê rừng, 70 – 80% đầu vào cho công nghiệp may và công nghiệp giầy da phải nhập từ Trung Quốc, tình trạng biên mậu và hàng nhập lậu hầu như không thể kiểm soát được, những thủ đoạn lũng đoạn vô hình khác, vân vân… Đấy là những vấn đề nóng nhức nhối hàng ngày, gây nhiều tổn thất lớn cho đất nước, phản ánh rõ nét hệ quả của luật rừng. Song đáng lo ngại hơn thế nhiều là sự hoành hành của luật rừng là phương thức vận động chủ yếu của kinh tế của chủ nghĩa tư bản thân quen và kinh tế của chủ nghĩa tư bản hoang dã, lại trong môi trường của chế độ toàn trị và cùng với sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc đang gây ra cho đất nước những ách tắc và hệ quả tệ hại: Càng phát triển càng phát sinh nhiều vấn đề và mâu thuẫn lớn, bất công lớn; các nhóm lợi ích càng có điều kiện hoành hành; xã hội ngày càng phân hoá, chia rẽ, nguy cơ an ninh quốc gia bị xâm phạm càng lớn; các thang giá trị và đạo đức bị huỷ hoại, tha hoá và tội ác lây lan như dịch bệnh… Thực tế này hầu như chặn đứng con đường phát triển của đất nước, có nguy cơ giam hãm lâu dài đất nước ta trong kinh tế của chủ nghĩa tư bản hoang dã (đang được gán cho cái tên “cái bẫy của nước có thu nhập trung bình”, nhưng thật ra nước ta hiện nay đang là nước có thu nhập trung bình thấp). Tổ quốc lâm vào tình cảnh đất nước có nhiều mặt đồi truỵ giữa lúc bị bành trướng Trung Quốc lũng đoạn và uy hiếp nặng nề, tình hình thế giới đặt ra cho đất nước ngày càng nhiều thách thức quyết liệt về mọi mặt. 
 
Vì vậy vấn đề luật rừng trong bối cảnh đối nội và đối ngoại hiện nay của đất nước không đơn thuần chỉ là một vấn đề của trạng thái phát triển quốc gia còn nhiều yếu kém, mà đây đang là một trong những nguyên nhân gốc làm suy yếu nghiêm trọng nội tình đất nước trong đối phó với mọi thách thức nhạy cảm từ bên ngoài. Bởi vì không một chính sách đối ngoại nào có thể thành công bắt nguồn từ một tình hình nội trị yếu kém và có luật rừng lũng đoạn từ bên trong. Thực tế này tăng thêm tính thúc bách phải tiến hành cải cách thể chế chính trị.
 
Liên quan trực tiếp đến vấn đề “luật rừng” trong tầm nhìn dài hạn, còn phải đặt ra nhiệm vụ triệt để cải cách nền giáo dục nước nhà và thực hiện một tiến trình canh tân đất nước. Cần nhận thức đầy đủ nhiệm vụ này với sự giác ngộ sâu sắc một sự thật đau lòng: Ý thức hệ cộng sản và con đường gian truân phức tạp đất nước đã trải qua từ Cách mạng Tháng Tám đến nay đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực có tác động sâu xa vào đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội của đất nước. Nghĩa là, ngoài sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh kéo dài mấy thế hệ, đã xảy ra trên đất nước ta một quá trình tàn phá tinh thần và đạo đức, để lại quá nhiều vết hằn và những “hội chứng chiến tranh”, “hội chứng cách mạng”… khó xoá, làm trầm trọng thêm tình trạng lạc hậu và tụt hậu của đất nước. Hệ quả nặng nề tới mức thực sự đất nước chúng ta bây giờ có nhiều việc phải làm lại từ đầu, phục hồi lại từ đầu, nhất là trong những việc: xác lập lại tinh thần đoàn kết hoà giải dân tộc và ý chí dân tộc, nâng cao các thang giá trị và đạo đức xã hội, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp để giữ lấy chính mình, thay đổi nếp nghĩ nếp sống, khắc phục dối trá, dốt nát và ươn hèn, đấu tranh chống lại tội ác và tham nhũng… Thật có rất nhiều việc khó và gian khổ phải làm, để dân tộc ta trở thành một dân tộc được dẫn dắt bởi trí tuệ và các thang giá trị chung của nhân loại! Bốn thập kỷ quốc gia có độc lập mà dân tộc ta vẫn chưa bước vào được thời kỳ này. Điều này đáng khao khát hơn nhiều lần so với ước mong công nghiệp hoá như đang diễn ra!.. Cái gọi là độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội quyền lực đảng đang kiên trì thực hiện bốn thập kỷ vừa qua, cuối cùng hôm nay trên thực tế đã mang lại cho đất nước ta một nền kinh tế của những người đi làm thuê, đất nước đang trở thành đất nước cho thuê, người dân chưa phải là chủ của đất nước.  
 
[Thú thực, nhiều lúc tôi miên man không sao dứt ra được, liều lĩnh đặt câu hỏi: Có lẽ đã đến lúc dân tộc Việt Nam ta phải thức tỉnh để tìm lại chính mình?! Phải như thế để không tiếp tục bị cướp mất chính mình nữa!.. Dân tộc ta càng phải làm quyết liệt như thế, nếu không muốn chính tự tay mình cũng đang đánh mất chính mình!.. Hiện nay hình như cả nước đang chai lỳ với mọi cái nhục và hèn kém, quen sống mãi với cái tâm thế cam chịu?.. Có phải thế không?..
 
Quá khứ bẩy thập kỷ vừa qua, của gần hai thế kỷ qua thật tai ác quá! Đã dận chìm đất nước chúng ta trong quá nhiều đau thương của chiến tranh, trong không ít lầm lẫn và tội ác… Những hệ quả của tình trạng này đến hôm nay vẫn chưa buông tha dân tộc ta. Vâng 40 năm đất nước có độc lập, mà vẫn chưa được buông tha! Vì thế vẫn chưa tự đứng lên được! Chẳng lẽ cuộc đấu tranh của dân tộc ta để tự giải phóng chính mình bây giờ mới bắt đầu?!.. – nghĩ thế thật không khỏi rùng mình.
 
Có thể gửi gắm những suy nghĩ ray rứt này vào sự nghiệp cải cách thể chế toàn trị hiện hành này sang thể chế pháp quyền dân chủ được không?
 
Con đường tự giải phóng này có lẽ chỉ có thể là con đường của cải cách, có phải như thế không?
 
Làm sao ngồi lại được với nhau để cùng nhau bóc tách hết mọi chuyện, để cuối cùng chỉ còn lại một cái nhìn chung về phía trước?
 
Tôi khát khao điều này cho đất nước mình…  Vì tôi tin rẳng cải cách về bản chất là thuộc về dân chủ và phát triển. Hay là tôi sai?.. ]
 
Vì những lẽ trình bầy trên, cải cách thể chế chính trị hiện hành còn phải gắn liền với việc lựa chọn cho đất nước một con đường phát triển hoàn toàn mới, tạo ra cho đất nước khả năng thực hiện nó. Con đường phát triển của dân tộc và dân chủ.
 
 
III.  Nội lực lớn nhất chưa được phát huy đúng mức: Con người   
 
 
Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình (thấp), có trình độ giáo dục phổ cập ở mức tương đối cao so với các nước cùng mức thu nhập, có nguồn nhân lực lớn, lại ở vào khu vực đang có sự phát triển năng động. Tuy nhiên trong 3 thập kỷ vừa qua (kể từ sau khi bắt đầu đổi mới 1986) Việt Nam chưa đat được sự phát triển tương xứng với mọi điều kiện và cơ hội cho phép, một trong những nguyên nhân quan trọng là chưa phát huy đúng mức được nội lực – trước hết nội lực từ con người, nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia. 
 
Cốt lõi của vấn đề phát huy nguồn lực con người là giải phóng con người, một vấn đề vừa là khát vọng dân tộc, đồng thời vừa là con đường phát triển đất nước. Tại bất kỳ quốc gia nào, nhất là trong thế giới ngày nay, con người được giải phóng đến đâu, quốc gia ấy phát triển được tới đấy. Giải phóng con người là nội dung quyết định nhất của một thể chế chính trị tiến bộ và là nguồn lực sâu xa nhất làm nên sức mạnh quốc gia. Vì thế, khi nói đến phát huy nguồn lực con người, thực chất là bàn về thực hiện các quyền tự do dân chủ của con người, nhằm tạo ra sự phát triển mang lại đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, với mục đích cuối cùng và cao nhất là phục vụ sự phát huy chính bản thân con người – vì lợi ích của chính nó và vì lợi ích của cộng đồng dân tộc. Nói cách khác, bàn về phát huy nguồn lực con người cuối cùng là phải bàn về bản chất tiến bộ/phản động hoặc là bản chất tốt/xấu của chế độ chính trị trong mỗi quốc gia. Nghĩa là phải mổ xẻ: chế độ chính trị này vì con người, hay chà đạp con người?
 
Trong tình hình cụ thể của nước ta hiện nay, mục đích sâu xa nhất của nhiệm vụ cải cách chế độ toàn trị để chuyển sang chế độ pháp quyền dân chủ phải là nhằm tạo ra được một thể chế chính trị phục vụ tốt hơn yêu cầu phát huy con người với tinh thần và nội dung: Giải phóng con người để làm nên sức mạnh quốc gia. Chính đòi hỏi này xác định những nhiệm vụ cụ thể cuộc cải cách chính trị này phải thực hiện.
 
Song vấn đề nổi cộm nhất đối với chế độ chính trị hiện hành của nước ta là những quyền tự do dân chủ cơ bản của công dân và những quyền con người đã được ghi trong Hiến pháp từ nhiều thập kỷ nay chỉ nằm trên giấy. Thực ra phải nói bản thân Hiến pháp qua việc thiết kế nên hệ thống quyền lực do đảng độc quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối đã tự nó bác bỏ khả năng thực thi chính Hiến pháp. Câu chữ của hiến pháp mới sửa đổi (2013) về những quyền này được sửa sang chút ít, song mọi chuyện trong đời sống thực chẳng có gì thay đổi. Mới đây nhất là việc báo chí “lề phải” tiếp tục mạt sát (nghĩa là dùng lời lẽ nặng nề mang tính trấn áp và không có lý lẽ) các ý kiến trái chiều, vụ bắt nhà báo Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), vụ kết án nhóm những người bất đồng chính kiến Bùi Thị Minh Hằng bất chấp sự bác bỏ đầy lý lẽ của luật sư về cáo tội của toà… nói lên tất cả. Nêu lên thực trạng này chỉ  nhằm đi tới nhận định dứt khoát: Giữ chế độ chính trị như hiện hành, không thể có phép tiên nào phát huy được huy nội lực mà lẽ ra đất nước ta phải làm bằng được để ra khỏi tình hình nguy hiểm hiện nay và mở ra một thời kỳ phát triển mới.
 
Hơn thế nữa, “nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì!”  Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được coi là một cuộc vận động chính trị trọng đại từ nhiều năm nay mà lại bỏ qua điều cốt lõi này, hành xử trước sau hoàn toàn trái ngược với điều cốt lõi này, thử hỏi còn lời nói nào của đảng và của chế độ chính trị hiện hành có thể giữ được lòng tin của nhân dân?
Trên đây là nói về phát huy nội lực liên quan đến đòi hỏi việc thực thi các quyền của dân đã ghi trong hiến pháp. Phát huy nội lực còn một vế nữa quan trọng không kém, đó là phát huy sự giác ngộ của bản thân con người về quyền và trách nhiệm của mình – đối với chính bản thân và đối với quốc gia. Có 2 vấn đề có liên quan dưới đây phải bàn tiếp.
 
(1) Đường lối chính sách vận động chính trị tư tưởng
Đất nước độc lập thống nhất đã 4 thập kỷ, song có thể nhận xét khái quát: Sống giữa thời đại thông tin, nhưng về cơ bản nước ta vẫn đang ở trong tình trạng có dân trí thấp, cản trở nghiêm trọng sự tiến bộ của quốc gia. Nguyên nhân cơ bản không phải tội lỗi của dân, mà tại việc duy trì những hiện tượng tiêu cực trong đời sống tinh thần như là một biện pháp bảo vệ sự ổn định của chế độ chính trị. Khẩu hiệu “phát huy quyền làm chủ của nhân dân” luôn luôn được nhấn mạnh, song dân làm chủ như thế nào nếu không được dùng đến cái tai, cái mắt, cái mồm của chính mình để tiếp cận với sự thật và nói sự thật?
 
Trong những hiện tượng tiêu cực như vậy của đời sống tinh thần, đặc biệt nghiêm trọng là những hiện tượng:
-   sự áp đặt “tư duy lề phải” và bài trừ những tư duy trái chiều,
-   sự ngăn cấm không được đụng đến những vấn đề cho là huý kỵ,
-   chính sách thông tin có định hướng, bưng bít và nói sai sự thật, nói sự thật một nửa..,
-   tình trạng thiếu công khai minh bạch,
-   sự trấn áp bằng bạo lực để khủng bố tinh thần,
-   sự nuôi dưỡng cái giả dối...
-   vân vân...
 
Mọi thứ trái với cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa đều bị coi là phản động, là thù địch để đối xử! Kết quả chủ yếu của chính sách này là chỉ tạo ra được một sự vận động thụ động nào đó (chứ không phải là sức mạnh với đúng nghĩa) của một cộng đồng dân cư được chăn dắt và hành động theo sự chăn dắt – trong khung khổ của vòm trời ý thức hệ và trong ranh giới của chế độ toàn trị. Tất cả nhân danh thực hiện sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng. Tên gọi đúng nhất của chính sách chính trị tư tưởng này là chính sách ngu dân, nghe rất “sốc”. Song rất tiếc, bản chất của sự vật là như thế,[3]
 
Đường lối chính sách công tác vận động chính trị tư tưởng như vậy tạm đặt cho cái tên là “chính sách chăn dắt”. Đấy không phải là chính sách thông qua tuyên truyền vận động của giáo dục trí tuệ nhằm tạo ra sức mạnh của một cộng đồng dân cư hành động trên cơ sở tự giác ngộ được khả năng và quyền năng của mình, cho cuộc sống của chính mình và cho quốc gia; tạm gọi là “chính sách khai phóng”.
                                                                                                    
          Sự thật là “chính sách chăn dắt” và “chính sách khai phóng” chẳng phải là phát kiến mới mẻ gì, mà đấy chỉ là 2 sự lựa chọn khác nhau xuất hiện trên thế giới từ nhiều thế kỷ nay cho các chế độ chính trị khác nhau ở các quốc gia mà thôi.
 
Hiển nhiên, chế độ toàn trị chỉ có thể dung nạp được “chính sách chăn dắt” và coi đấy là nguyên tắc sống của nó. Bắt buộc phải như vậy, vì không áp dụng chính sách ngu dân thì làm sao mà “chăn dắt” được. Kết quả đạt được là chúng ta có một đất nước đang trong trạng thái èo uột như hôm nay, năng lực sáng tạo và ý chí quật cường của nhân dân bị kìm hãm. Một dân tộc 40 năm đất nước độc lập thống nhất rồi mà vẫn phải  “chăn dắt” như thế làm sao có thể sống yên thân bên cạnh Trung Quốc bá quyền? Rồi còn phải đối xử với cả cái thế giới đang tranh giành nhau ngày càng quyết liệt này?.. Trong bối cảnh như vậy, phải nói: giải phóng tư duy để phát huy sức mạnh dân tộc là đòi hỏi sống còn của quốc gia. Vì lẽ này, cướp quyền tự do tư duy của dân tộc phải được coi là một tội ác nghiêm trọng đối với quốc gia. Không phải ai khác, chính Lý Quang Diệu đã không dưới một lần cho rằng vai trò đứng đầu Đông Nam Á ngày nay lẽ ra phải là Việt Nam, vì đất nước này có đầy đủ mọi điều kiện và cơ hội để giữ vai trò đó sau khi ra khỏi chiến tranh!.. Còn hôm nay đất nước chúng ta đang đứng ở đâu?
 
 
(2) Vấn đề xã hội dân sự
Cuộc sống luôn luôn là con ngựa bất kham đối với bất kể sự chăn dắt nào, đó là quy luật muôn đời.
 
Thời bao cấp trước đổi mới, có một hiện tượng nổi bật làm nên lịch sử, đó là vấn đề “phá rào” để mà sống và phải sống. Phá rào hồi ấy chính là sự phản ứng, là một loại hình hành động của xã hội dân sự: Dân tự đứng lên hiệp đồng với nhau, tự làm mọi việc phải làm để tự cứu lấy mình trong đời sống kinh tế bức bách hồi ấy, bất chấp những nỗ lực này bị cấm đoán và trù dập khốn khổ, phải lên bờ xuống ruộng ê chề nhiều năm ròng, và phải chuốc lấy không ít oan khiên!... Khỏi phải nói, nhờ “phá rào” kinh tế đất nước mới có ngày hôm nay. Dựa vào hiện tượng “phá rào” này, xin đưa ra một định nghĩa dân dã: Xã hội dân sự là hiện tượng đối nghịch với hiện tượng xã hội được chăn dắt như đã nêu bên trên!  Nếu thế sao lại cấm xã hội dân sự?
 
Nếu như có trí tuệ cần thiết và không bị dị ứng ý thức hệ, nhìn nhận được hiện tượng “phá rào” này là thuộc phạm trù xã hội dân sự, có lẽ đất nước ta hôm nay không đến nỗi èo uột và lệ thuộc như thế này. 
 
 Ngày hôm nay, dù không được phép tồn tại trong ngôn ngữ chính thống của hệ thống chính trị cũng như trong nhà trường, dù vẫn bị coi như một hiện tượng huý kỵ... – xã hội dân sự tiếp tục tự nó cứ lừng lững (Nguyên Ngọc) đi vào cuộc sống. Đơn giản vì mọi người đều phải sống và vì chẳng có bạo lực nào diệt nổi cuộc sống – cho dù  quyền lực đang trấn áp xã hội dân sự như thế nào, cho dù xã hội dân sự ở nước ta còn yếu về ảnh hưởng đối với đất nước và chưa phát triển so với những điều kiện cho phép…
 
Thế nhưng hôm nay, đối với một bộ phận nào đó trong quyền lực đảng – bao gồm cả một số trí thức của đảng – cụm từ “xã hội dân sự” vẫn như là cụm mấy từ của tiếng nước ngoài, tối nghĩa, và… không có tiếng Việt để dịch (?!) – nghĩa là không tồn tại trong ý thức (nói theo Trần Đức Thảo)... Thậm chí không hiếm trường hợp cụm từ xã hội dân sự còn được dùng làm tên gọi dành riêng cho các thế lực thù địch! Mặc dù điều 3 của Hiến pháp hiện hành và toàn bộ 25 điều khác nêu trong Chương II của Hiến pháp đã nêu tương đối đầy đủ các quyền của công dân mà thực chất đấy cũng là các quyền của xã hội dân sự. Những gì thuộc quyền của xã hội dân sự nhưng không thể nêu lên hết được trong Hiến pháp đều được làm rõ trong nguyên tắc của hiến định: Nhà nước chỉ được làm những gì hiến pháp cho phép, người dân được phép làm tất cả những việc hiến pháp không cấm.
 
Mặc dù hôm nay xã hội dân sự vẫn bị cấm đoán trực tiếp hoặc gián tiếp, chính quyền có không ít những hành động trấn áp thô bạo bằng bạo lực, song những gì các hoạt động của xã hội dân sự đã làm được và vai trò của các tổ chức phi chính phủ mọi loại hình (dù được pháp luật thừa nhận hoặc không được luật pháp thừa nhận) đang đóng góp ngày càng nhiều cho cuộc sống đất nước – kể cả trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước, ngày càng trở thành một lực lượng chính trị làm khó dễ cho quyền lực chăn dắt xã hội. Chuyên chính của chính quyền đang khẳng định đây là nguy cơ lật đổ chế độ.
 
Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, đều có cái tốt và cái xấu. Tại các nước phát triển, ngoài luật pháp, xã hội dân sự được hướng dẫn và nuôi dưỡng chủ yếu bằng nâng cao dân trí, bằng phát huy các giá trị và đạo đức xã hội, bằng phát huy các truyền thống văn hoá tốt đẹp, bằng những nỗ lực xây dựng một xã hội mở, qua đó loại bỏ những hiện tượng xấu… Vì những lẽ này xã hội dân sự trở thành môi trường nhân dân thông qua đó trực tiếp tự giáo dục mình, thực hiện quyền lực của mình với tư cách là người chủ của đất nước, là trường học không thể thiếu để nhân dân tự nâng cao khả năng và quyền năng của mình - vì cuộc sống của chính mình và của đất nước. Vì những lẽ này, xã hội dân sự trở thành yếu tố không thể thiếu đối với nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường. Nghĩa là thiếu xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền trở thành nhà nước mafia, kinh tế thị trường trở thành kinh tế thị trường hoang dã – ít nhiều đây đang là hiện trạng của nước nhà.
 
Xin đừng bao giờ quên: Hệ thống trụ cột chân kiềng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một quốc gia nhất thiết phải là “bộ ba” kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự.
 
Song cho đến hôm nay, quyền lực chăn dắt của nước ta lẽ ra phải thông qua con đường đối thoại tạo ra sự đồng thuận với xã hội dân sự, lại chỉ một chiều nhất quán lựa chọn con đường bác bỏ và đối kháng xã hội dân sự, bằng chuyên chính và bạo lực, vì bản chất của chế độ toàn trị là như vậy. Cách tiếp cận này đã biến không ít lực lượng tốt trong nhân dân thành thù địch, đồng thời tạo ra không ít không gian hoạt động cho các thế lực thực sự thù địch với lợi ích quốc gia của Việt nam, trong đó đặc biệt là sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc.
 
Lẽ đương nhiên lợi ích quốc gia đòi hỏi cải cách thể chế chính trị phải xoá bỏ mọi hành xử "chăn dắt" con dân. Song còn hơn thế, thiết nghĩ cải cách thể chế chính trị lần này phải hướng vào mục tiêu trong đại: Đẩy mạnh phát triển xã hội dân sự ở nước ta, để hoàn thiện và củng cố cái trụ cột đang yếu nhất trong hệ thống kiềng ba chân “kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự”, để tạo dựng được nền móng căn bản của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Rất nên bỏ tâm trí và công sức xây dựng xã hội dân sự như một hướng mới, một phong trào vận động mới để nhân dân tự đứng lên thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình, xoá bỏ bằng được “chế độ chăn dắt”. Đất nước phải được xây dựng và bảo vệ bằng những người con tự giác ngộ được chính mình, chứ không phải bằng một bầy cừu ngoan (dựa theo cách nói của Ngô Bảo Châu).
 
Có thể kết luận, trung tâm của cải cách thể chế chính trị hiện nay là nhằm phát huy nguồn lực quan trọng hàng đầu của quốc gia: Con người. Vì lẽ này, cái đích của cải cách thể chế chính trị phải nhằm vào là xây dựng một xã hội khai phóng, mở đầu một thời kỳ phát triển mới của đất nước. Hơn thế nữa, giải phóng con người là con đường khắc phục sự tụt hậu của đất nước, quan điểm này phải được thể hiện trong một chiến lược kinh tế phù hợp có khả năng xử lý hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển, thậm chí lấy phát triển làm động lực bền vững của tăng trưởng.
 
 
 
IV. Thay cho phần kết: Sự thiếu hụt của ý chí chính trị: Lợi ích quốc gia không phải là trên hết
 

         IV.1. Điểm xuyết lại vấn đề cải cách trên thế giới
 
-      Các cuộc nổi dậy ở các nước Bắc Phi (được ban cho cái tên gọi của các mùa hoa) thực chất là một dạng thức của các cuộc cách mạng, với nghĩa nổi dậy phá vỡ cái trật tự hiện hữu, chứ không phải là những cuộc cải cách. Bởi lẽ những lực lượng tham gia sự vận động này quá đa dạng và có những lợi ích quá khác biệt nhau – đặc biệt trên hai phương diện (1) sắc tộc, và (2) giáo phái – do đó họ không có hoặc không thể có những ý đồ chiến lược thống nhất cho sự phát triển đất nước tiếp theo sau khi đã lật đổ được chính quyền. Những nước này vì không thể có chiến lược cải cách tiếp nối sau khi tiến hành cách mạng, nên hiện nay rơi tiếp vào những rối loạn mới là tất yếu.[4]
 
-      Các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ cuối thập kỷ 1980s trải qua một quá trình sụp đổ trong hoà bình, chứ không phải là quá trình cải cách, mặc dù phong trào cải cách ở những nước này phát triển rất sớm và hoàn toàn không có khả năng thay đổi chế độ. Nguyên nhân chính có thể là những nước này không hề có các cuộc cách mạng XHCN; các chính quyền XHCN ở đấy hình thành và tồn tại được chủ yếu nhờ được Liên Xô giải phóng và sự hậu thuẫn sau đó; sự khống chế của Liên Xô đủ sức đè bẹp mọi cuộc nổi dậy của cải cách... Vì những mâu thuẫn nội tại, khủng khoảng ở những nước này xảy ra liên tiếp, trở nên ngày càng nghiêm trọng khi bước vào thập kỷ 1980s. Nhưng phải đợi cho đến khi Liên xô không đủ lực bao cấp sự hậu thuẫn nữa (đặc biệt trên phương diện quân sự) và đồng thời từ bỏ chính sách đối ngoại thời chiến tranh lạnh vì lực bất tòng tâm, khối “hiệp ước Varsovie” không kham nổi vai trò của nó nữa, Liên Xô buông xuôi, các nước XHCN Đông Âu tất yếu sụp đổ, song may mắn là trong hoà bình.
 
-      Liên Xô thực sự tiến hành cải cách triệt để (cả kinh tế và chính trị) khi Gorbachov làm tổng bí thư, vì tình hình đất nước quá quẫn bách mọi mặt và đã kéo quá dài (kể từ khi Brejnev lên cầm quyền 1964 - 1982). Cuộc cải cách này thất bại, vì cả về lý thuyết và thực tiễn tiến hành đều có quá nhiều cái sai. Nói cải cách này thất bại, vì mọi mục tiêu người cải cách đề xướng đều không thực hiện được (cải cách nhưng vẫn muốn giữ nguyên chế độ xô-viết và ĐCSLX), song kết quả đạt được là chế độ xô-viết sụp đổ, ĐCSLX bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và tan rã. Nhưng trên bình diện quốc gia, cải cách này cho dù thất bại, song đấy vẫn là sự chuyển đổi hoà bình không tự giác, xoá bỏ được chế độ xô-viết trong tình thế không còn các lý do và điều kiện để tiếp tục tồn tại nữa, qua đó lập ra được chế độ mới của nước Nga ngày nay.
 
-      Sự chuyển đổi ở các XHCN LXĐÂ cũ từ thể chế chính trị cộng sản sang thể chế chính trị dân chủ là sự chuyển đổi triệt để (radical), dù diễn ra dưới hình thức nào song về cơ bản đấy vẫn là sự chuyển đổi hoà bình, nhờ vậy sau khoảng 2 thập kỷ các nước này hồi phục và bắt đầu lấy lại sức phát triển của mình. Thực tế này chỉ rõ: Cho dù có những đặc thù nào đối với từng quốc gia riêng lẻ, song vẫn nói lên 2 điều: (a) trong những điều kiện nhất định, có thể chuyển đổi triệt để trong hoà bình chế độ toàn trị sang chế độ dân chủ, (b) chuyển đổi hoà bình như thế hiển nhiên là con đường ngắn nhất và tiết kiệm xương máu nhất cho sự phục hồi và phát triển sau đó. Vì vậy tìm kiếm con đường chuyển đổi hoà bình luôn luôn là một khả năng có thể, và phải được coi là giải pháp ưu tiên một khi chế độ hiện hành không còn lý do tồn tại.
 
-      (Tuy nhiên, riêng đối với nước Nga còn phải nêu thêm một số nhận xét khác nữa: (a) Kể từ khi LX sụp đổ, nước Nga sau ¼ thế kỷ chuyển đổi đã không đi hẳn vào con đường dân chủ, mà lại ngoặt sang con đường phục hưng đế chế Nga, bắt đầu tư sự kiện sáp nhập Krym; (b) bước ngoặt này có lẽ là tất yếu, bởi vì Nga là một cường quốc đã từng giữ vị thế đế chế thời Sa hoàng và là một dạng đế chế khác dưới thời xô viết, có phải như vậy không? (c) nếu sự trở lại (hoặc đang tìm đường trở lại) vị thế đế chế Nga là tất yếu như đang diễn ra, sự xuất hiện Liên Xô (1917 – 1991) phải chăng là một “chặng đường vòng tốn kém” kéo dài hơn 7 thập kỷ cho chính nước Nga? (e) phải chăng “đường vòng” như thế nếu xảy ra luôn luôn có nghĩa là một bi kịch quốc gia? – câu hỏi này nước nào cũng phải quan tâm.)
 
-      Thể chế quân phiệt ở Myanmar đang tìm đường cải cách để hoà bình chuyển sang thể chế dân chủ, bắt đầu tiến hành từ thời tổng thống Thein Sein (2011), trong những điều kiện rất nghiệt ngã, trong đó có sự can thiệp rất trầm trọng của Trung Quốc vào nội tình Myanmar.Đây là cuộc cải cách đang được tiến hành từng bước, bắt đầu từ cấp cao nhất của quyền lực xuống và từ trong hệ thống quyền lực ra ngoài xã hội. Đã gặt hái được những kết quả đầu tiên rất khích lệ, tuy rằng còn nguyên vẹn con đường dài và rất gian truân ở phía trước.Nguyên nhân thành công chủ yếu là: Cấp cao nhất của quyền lực Myanmar (a) đã giác ngộ được nguy cơ mất còn của quốc gia, (b) quyết tâm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, và (c) biết phát huy sự đóng góp của giới trí thức và phong trào dân chủ để tiến hành cải cách cứu nướcĐiều này rất đáng để Việt Nam suy nghĩ. Đây chính là điều duy nhất cấp cao nhất của quyền lực ở nước ta đang thiếu và không hiểu được.
 
       IV.2. Sự thiếu hụt của ý chí chính trị: Lợi ích quốc gia không phải là trên hết
 
          Đến đây có thể rút ra những kết luận như sau:
 
1. Tình hình trong nước và trên thế giới cũng như những bài học của các nước đi trước cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể tiến hành thành công một cuộc cải cách thể chế chính trị không thể thoái thác bằng con đường hoà bình.
 
2. Vấn đề cải cách thể chế chính trị ở Việt Nam đã thực sự chín muồi - với nghĩa chế độ hiện hành đã tích tụ quá nhiều thối nát, càng chậm trễ càng nguy hiểm cho đất nước về mọi phương diện, thậm chí với những hệ quả đẫm máu. Bối cảnh quốc tế về cơ bản cũng thuận lợi cho một cuộc cải cách triệt để thể chế chính trị như thế ở nước ta - ngoại trừ yếu tố Trung Quốc, song đây là vấn đề nước ta hoàn toàn có thể xử lý được.
 
3. Cải cách thể chế chính trị sẽ mở ra cho đất nước bước ngoặt chiến lược: (a)đưa nước ta vào một thời kỳ phát triển mới, (b)đồng thời sẽ mang lại cho nước ta sức mạnh và vị thế quốc tế đoạn tuyệt được với thân phận một quốc gia "leo dây" èo uột lệ và thuộc, (c)tạo điều kiện vững chắc cho nước ta có thể chủ động xây dựng quan hệ láng giềng, hữu nghị và hợp tác tốt với Trung Quốc - đây là con đường khả dĩ và hiệu quả nhất chống lại chính sách bành trướng bá quyền của siêu cường đang lên Trung Quốc. Nói đến nơi đến chốn: Chỉ có thông qua một cuộc cải cách thể chế chính trị triệt để như thế, nước ta mới có thể trở thành một quốc gia có khả năng chủ động mở ra một thời kỳ mới của quan hệ Việt - Trung trên cơ sở hoà bình, hữu nghị, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; chỉ có như thế Việt Nam mới có thể bảo vệ được vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Dứt khoát phải chủ động như thế, vì không bao giờ và mãi mãi không bao giờ có thể van xin được Trung Quốc điều này.
 
4. Mọi điều kiện kinh tế, chính tri, văn hoá, xã hội của nước ta hiện nay, cũng như mọi tri thức đã hình thành được trong nước và trên thế giới có thể vận đụng được, hoàn toàn cho phép vạch ra một chiến lược và thiết kế được các bước đi cụ thể cho sự nghiệp cải cách đưa đất nước ta vào một thời kỳ phát triển mới, kế thừa được những bước phát triển đã tạo ra, đồng thời tạo ra cho đất nước khả năng thích nghi tốt nhất đối với mọi đòi hỏi mới của tình hình mới trong khu vực và trên thế giới.
 
5. Điều cực kỳ quan trọng là khát vọng của nhân dân cả nước về một cuộc cải cách đổi đời đất nước như thế giờ đây không kém gì khát vọng về độc lập tự do như thời Cách mạng Tháng Tám. Đấy là sự thức tỉnh ngày càng ray rứt trong nhân dân sau 40 năm xây dựng mà đất nước đang ngày càng nhiều bất công và không có độc lập tự do. Giập tắt khát vọng đổi đời này, có thể đốt cháy đất nước và kẻ giập tắt nó. Khơi dạy khát vọng này, đất nước sẽ đứng lên bất khả kháng xây dựng bằng được dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Khát vọng cải cách này để đổi đời cho mình và cho đất nước được dấy lên chính là sức mạnh quốc gia đang rất cần lúc này. Đây là điều ĐCSVN, trước hết là những người nắm quyền lực cao nhất trong đảng, cần nhận thức rõ và rút ra những kết luận cho mình, dám chấp nhận dấn thân khơi dậy khát vọng này. Nhận thức được như thế, ĐCSVN sẽ biết được phải làm gì và làm được, qua đó sẽ thay đổi được chính mình để trở thành đảng của dân tộc.
 
 
Tuy nhiên, với tất cả nhận thức của tôi về tình hình và về đòi hỏi cải cách thể chế chính trị như đã trình bầy, cho đến giờ phút này tôi vẫn phải đánh giá: Tất cả những gì đang diễn ra trong quá trình chuẩn bị đại hội XII cho thấy khát vọng cải cách thể chế chính trị đến 99% là không hiện thực. Nguyên nhân chủ yếu và duy nhất là sự thiếu hụt ý chí chính trị của ĐCSVN - trước hết là đội ngũ lãnh đạo của nó: Không dám đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Tôi cầu mong tôi sai, để cho đất nước mình khỏi khổ, nhưng hình như tôi nhận định như thế không sai. Vì thế, dù chỉ còn 1% cũng vẫn phải nói đến cùng, nếu không thủng được vào cái tai của đảng, thì lọt vào tai của nhân dân vậy, vào tai các đảng viên yêu nước.
 
Nguyên nhân hàng đầu của sự thiếu hụt ý chí chính trị này trong đảng trước sau vẫn chỉ là tha hoá và tham nhũng trong đảng! Điều vô cùng đơn giản rất dễ thấy này và cũng hết sức tầm thường này lại là sự thật chết người, và hiện nay gần như vô phương cứu chữa. Điều này thật cay đắng làm sao! Cả một cái đảng có truyền thống cách mạng bao nhiêu thế hệ, cuối cùng gục ngã trước một cái điều đơn giản, quá tầm thường, và dễ thấy này! Cả một đất nước có lịch sử hào hùng trở thành nô lệ của cái điều vô cùng ẩm ương và vô cùng phi lý này!
 
Có ý kiến nói nguyên nhân cơ bản của sự thiếu hụt này là ý thức hệ. Tôi thấy nghĩ thế không sai, song có lẽ chưa đủ. Bởi vì ý thức hệ được rêu rao thực chất chỉ là cái cớ để trói buộc người khác, là cái lá nho phô ra để che giấu những điều xấu xa trước dân chúng, bản thân những người giao giảng ý thức hệ XHCN đâu có tin và càng không theo (tôi đã dẫn chứng việc học tập tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh).
 
Tha hoá trầm trọng nhất trong đảng hiện nay là tha hoá về chính trị, điểm tột cùng của tha hoá đạo đức.
 
Tham nhũng tồi tệ nhất trong đảng hiện nay là tham nhũng quyền lực, cha đẻ của mọi tham nhũng vật chất, của cải và các giá trị tinh thần khác, kể cả tham nhũng lịch sử và sự cướp đoạt tự do tư duy...
 
Cái vô cùng khó là tha hoá và tham nhũng như thế đã trở thành một nếp nghĩ, nếp sống ngay càng lan rộng và lan sâu trong mọi cộng đồng dân cư từ nông thôn đến thành thị, trong mọi lĩnh vực ngành nghề dù thuộc dân sự, quân sự, võ trang, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật hay kinh tế, đoàn thể xã hội... Công việc hay ngành nghề, dự án hay công trình… càng quan trọng hoặc càng lên cao, hoặc càng lớn… tha hoá và tham nhũng càng lớn theo, kể từ cấp cơ sở lên đến cấp cao nhất, trong một ngành hoặc liên ngành, trong từng mảng cuộc sống của đất nước, xuyên địa danh, xuyên họ tộc... Tha hoá và tham nhũng cấp dưới công kênh cấp trên và cứ thế công kênh nhau, bỏ phiếu cho nhau và cố kết thành bè thành mảng; trị một nơi hay một vụ việc lập tức bị trị lại; đổ một nơi lập tức có nguy cơ “domino” kéo đổ cả một dây nên cố níu kéo nhau dứt khoát không cho nơi nào đổ… Cần thì trấn áp bằng bạo lực bất kể sự phản kháng nào từ dân, để giữ không cho đổ xẩy ra… Cái gì không che giấu được thì xuyên tạc. Phản kháng đụng chạm đến chế độ chính trị, trấn áp sẽ càng quyết liệt, bất chấp đạo lý và luật pháp. Tình trạng này khiến cho đối mặt với tha hoá và tham nhũng hầu như chỉ có mỗi cái sợ. Đất nước bao chùm các nỗi sợ có tên và không tên. Kẻ thấp cổ bé miệng sợ bị quyền lực trù giập, bị khủng bố, hoặc không giữ được niêu cơm, cam chịu vẫn là sự lựa chọn dễ thở hơn… Kẻ có chức có quyền sợ mất phe cánh, bổng lộc của mình có thể bị teo tóp, hoa lợi của con cháu bị ảnh hưởng, nên không ai bảo ai cứ nhũn như con chi chi và mũ ni che tai trước mọi tội ác, đồng loã với tội ác… Phần đông những vụ tội ác lớn vỡ lở là do đánh nhau là chủ yếu, chứ không phải do kết quả thực thi pháp luật. Hủ tục, sự dốt nát và các tàn dư phong kiến cũ là đồng minh chí cốt của tha hoá và tham nhũng… Dù hô hào đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, hô hào học tập như thế nào đi nữa, tha hoá và tham nhũng vẫn cứ ngang nhiên hoành hành và bất trị, cứ như ung thư tàn phá không thương tiếc cơ thể đất nước.  Tình trạng tồi tệ đến mức ngôn ngữ không mang tải nổi, thần kinh con người khó trụ lại được khi phải tiếp xúc những điều bỉ ổi lộ ra…
 
Sự kiện xẩy ra bạo loạn đập phá khoảng 800 xí nghiệp trong hai ngày 13 và 14-05-2014 là một trong những ví dụ điển hình, cho thấy tha hoá và tham nhũng vô hình trung đã tiếp tay cho quyền lực mềm Trung Quốc đánh bại đất nước như thế nào trong trận đánh cụ thể này: biểu tình chống sự việc giàn khoan HD 981 bị bàn tay quyền lực mềm Trung Quốc biến tướng thành bạo loạn đập phá, hệ thống an ninh của ta hoàn toàn bị bất ngờ, phía ta tốn kém phải bồi thường thiệt hại đập phá và còn phải xin lỗi nữa, sự việc gây chia rẽ nội bộ đất nước...
 
Song cũng phải nói ngay Myanmar dưới thời quân phiệt những chuyện tha hoá và tham nhũng hoành hành như thế không thiếu và không ít tắm máu…  
                                    
Lại câu hỏi, thế nhưng tại sao cấp cao nhất ở Myanmar vẫn dám tiến hành cải cách, nhưng ở ta lại không dám?
 
Lại câu trả lời: Cấp cao ở nước ta thiếu cái cấp cao Myanmar dám: đặt lợi ích quốc gia lên trên hết và phát huy được vai trò của trí thức và phong trào dân chủ. Có thể còn một nguyên nhân nữa là xã hội phật giáo Myanmar còn giữ được nhiều giá trị đạo đức và tinh thần quan trọng, trong khi đó ở nước ta những giá trị này 40 năm nay bị huỷ hoại nặng nề.
 
Sự thật là Myanmar đã và đang tiến hành cải cách, bắt đầu từ những việc dễ làm nhất, rõ ràng, với từng bước đi nhỏ nhất trong một chiến lược cải cách tổng thể. Ngay cả bước nhỏ nhất cũng được chia ra làm nhiều phần để làm dần: Ví dụ việc thả tù chính trị là bước đi đầu tiên, được chia thành nhiều bước nhỏ, thực hiện kéo dài khoảng 2 năm, cứ ổn định đến đâu thả tiếp đến đấy, tổng cộng có tới khoảng 2000 người được thả. Quyền tự do báo chí, quyền biểu tình cũng làm theo phương thức chia ra từng bước như vậy. Quyền tự do bầu cử cũng được chuẩn bị rất kỹ lưỡng sau khi đã giàn xếp xong với phe dân chủ, và trước mắt cũng mới chỉ là bầu cử bổ xung 44 ghế còn khuyết trong quốc hội, được tiến hành trung thực, công khai và dân chủ, trước sự chứng kiến của quốc tế. Trong khi đó hiến pháp hiện hành vẫn giữ nguyên cho quân đội có đặc quyền giữ 25% số ghế trong quốc hội… Và như một phép mầu khó tưởng tượng, những biện pháp cải cách chính trị như thế giúp cho việc tháo gỡ những ách tắc nghiêm trọng trong kinh tế nhẹ nhõm hẳn và dễ thông xuốt; đơn giản vì trí thức có những tham vấn có chất lượng, luật rõ ràng, được nhân dân tin và hưởng ứng. Ví dụ: Việc thực hiện tỷ giá tự do đồng nội tệ Kyat (trước cải cách cao gấp 100 lần tỷ giá chính thức của ngân hàng quốc gia) Myanmar đã hoàn thành trong vòng không đầy một năm kể cả khâu chuẩn bị; trong khi đó ở nước ta việc này phải làm đi làm lại trầy trật mãi, kéo dài gần một thập kỷ mới xong. Quyền tự do kinh doanh ở Myanmar cũng đang được mở rộng từng bước, nhưng vẫn phải theo hiến pháp hiện hành… Bản thân tổng thống Theinsein và lãnh tụ phong trào dân chủ Aung San Suu Kyi nhiều lần trực tiếp tham gia đối thoại công khai trước cả nước với các bên khác nhau trong những nỗ lực tìm kiếm đồng thuận xã hội cho đẩy mạnh cải cách… Bản thân tổng thống Thein Sein đã phải có không ít những quyết định khó khăn để xử lý những vấn đề rất nhạy cảm trong quan hệ với Trung Quốc, như hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc vào những vấn đề sắc tộc ở Myanmar, huỷ hợp đồng thuỷ điện Myitsone 1,6 tỷ USD, huỷ hợp đồng đường sắt xuyên Myanmar từ Trung Quốc xuống thẳng vịnh Bengale 20 tỷ USD, các hợp đồng kinh tế khác, giải quyết bao nhiêu áp lực chính trị/kinh tế khác trong và ngoài…
 
Bí quyết của những thành công ban đầu này tại Myanmar ngoài sự hậu thuẫn rất quan trọng của trí thức (trong đó có nhiều nhà kinh tế, các nhà kỹ trị, các luật gia... sống lưu vong dưới chính quyền quân phiệt nay quay về giúp nước), xây dựng được chương trình cải cách đúng đắn với những bước đi có tính toán hợp lý, điều có ý nghĩa quyết định là (1) chính quyền trung ương và quân đội giữ được trật tự trong quá trình tiến hành cải cách, không để xảy ra việc dùng quân đội đàn áp biểu tình, rõ nét nhất là thời gian vận động và tiến hành cuộc bầu cử bổ sung, (2) tạo ra được những cải thiện hay tiến bộ rõ rệt trong kinh tế. Chính sự ổn định chính trị và sự cải thiện kinh tế từng bước đạt được này đã hỗ trợ tích cực trở lại các bước cải cách tiếp theo. Cải cách áp dụng nguyên tắc không hồi tố.
 
Hòn đá tảng đầy thách thức cam go trước mặt đối với Myanmar là xây dựng hiến pháp mới, trong đó có vấn đề xử lý thế nào đặc quyền cho quân đội chiếm 25% ghế trong quốc hội. Chắc chắn còn nhiều sóng gió phía trước, vấn đề các sắc tộc ở Myanmar vẫn đang rất nóng bỏng, nguy cơ cải cách bị đảo ngược không phải là ít. Dù sao, sau 3 năm thực hiện, cải cách đã khai mở được những bước đi quyết định đầu tiên trên con đường phát triển mới của đất nước; trong khi đó Trung Quốc vẫn không ngừng can thiệp bằng quyền lực mềm.
 
 
Nhìn vào Việt Nam:
 
Ngoại trừ cái điều mà cấp cao của quyền lực ở Myanmar dám làm nhưng quyền lực cấp cao ở nước ta không dám, phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay đi trước Myanmar khoảng 10 – 15 năm, GDP p.c. của nước ta cao gấp đôi của Myanmar, nước ta không có vấn đề sắc tộc nặng nề như Myanmar… Quả là phi lý không thể chấp nhận được là cải cách thể chế chính trị ở Myanmar là có thể và đang thu lượm kết quả đầu tiên, nhưng ở nước ta cho đến giờ phút này cải cách thể chế chính trị tuy rất cấp bách nhưng vẫn là không thể.
 
Các phần I, II và III của bài viết này đã nêu lên những vấn đề quan trọng cuộc cải cách thể chế chính trị này ở nước ta phải giải giải quyết (xem kết luận của mỗi phần). Trong những năm gần đây, đặc biêt là khi bàn về sửa đổi hiến pháp, những kiến nghị cụ thể của những người yêu nước trong cả nước về thực hiện cuộc cải cách này rất phong phú. Gần đây nhất là thư ngỏ ngày 28-07-2014 của 61 đảng viên gửi cho Bộ Chính trị và BCHTƯ yêu cầu lãnh đạo ĐCSVN (1) bạch hoá quan hệ Việt Trung, (2) chấm dứt việc đàn áp những người yêu nước, (3) huỷ bỏ cương lĩnh lỗi thời hiện nay của ĐCSVN để xây dựng đảng trở thành đảng của dân tộc, (4) xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, (5) đại hội XII phải được tiến hành theo cách đáp ứng những đòi hỏi vừa nêu trên, (6) phải tổ chức bầu cử trung thực quốc hội khoá tới để mở đầu cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ.
 
Phần giới thiệu tóm tắt về diễn tiễn quá trình cải cách ở Mynamar cũng đưa ra những gợi ý các bước đi cụ thể đầu tiên cho vệc tiến hành cải cách ở nước ta, dù rằng mỗi quốc gia đều có đặc thù riêng…
 
Trong khi bắt tay vào cải cách thể chế chính trị, cần đặc biệt quan tâm hỗ trợ và thúc đẩy các biện pháp cải cách thể chế kinh tế chính phủ đang nỗ lực triển khai. Kinh nghiệm Myanmar cho thấy điều này vô cùng quan trọng, bởi vì vừa phòng ngừa được đổ vỡ gây tổn thất, vừa mang lại những khích lệ thiết thực tạo không khí hợp tác và đối thoại cho xúc tiến cải cách.
 
Tóm lại đất nước hội đủ mọi điều kiện căn bản cho phép tiến hành thành công nhiệm vụ cải cách trọng đại này. Không phải tìm kiếm đâu trên trời dưới đất xa xôi, nếu ĐCSVN hôm nay trung thành với chính lý tưởng đã khai sinh ra mình: Hãy quay trở lại phấn đấu thực hiện nghiêm túc Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 và xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ theo tinh thần Hiến pháp 1946!
 
Trở ngại duy nhất là vẫn đang thiếu quyết tâm chính trị trong cấp cao nhất của quyền lực đảng: Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết!
 
Đại hội XII tới sẽ đặt ĐCSVN trước giờ phút của sự thật:
 
Đảng lựa chọn đất nước để tiến hành cải cách thể chính trị, đại hội XII sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đổi đời đất nước và cả bản thân đảng. Đảng trì hoãn hoặc thậm chí đối kháng cuộc cải cách đã chín muồi này, đại hội XII sẽ đẩy đất nước vào một thời kỳ đen tối mới, như hội nghị Thành Đô đã một lần đánh dấu thời kỳ lệ thuộc của đất nước./.  
 
                  
 
Hà Nội, 02-09-2014

 

[2] Có thể nói “nguy cơ diễn biến hoà bình” được nhập khẩu nguyên đai nguyên kiện từ Trung Quốc, tác giả của nó là tướng Dương Thượng Côn.
 
[3] Xin đừng quên: Một trong những tội ác nghiêm trọng của thực dân Pháp mà Cách mạng Tháng Tám đã lên án là "chính sách ngu dân".  Các cơ quan làm công tác nghiên cứu của đảng rất nên làm công việc khảo sát để so sánh với hôm nay.
[4] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, bài 3 “Chúng ta lựa chọn gì cho tổ quốc?”, phần nói về “Kịch bản 3”

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 22-9-14

(Viet-studies)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét