Pages

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

ÔNG TRÙM NÀO Ở ĐÀ NẴNG SẼ LÊN BỜ XUỐNG RUỘNG CÙNG THIÊN THANH?

HNC: Việc bán khu đất kim cương sân vận động Chi Lăng cho tập đoàn Thiên Thanh với giá quá hời đã dấy lên dư luận lùm xùm ở Đà Nẵng một thời gian, báo Tuổi Trẻ lên được vài bài báo phê phán sau đó phải lặng im, rồi báo Thanh Niên lên liền vài bài bênh vực cho Thiên Thanh và UBND TP Đà Nẵng. Ông trùm nào đứng sau phi vụ mua bán đó? Ông nầy phải ghê lắm mới bịt miệng được báo Tuổi Trẻ và khiến được báo Thanh Niên đăng bài ủng hộ. Bây giờ mọi chuyện đổ bể ra, liệu ông trùm ấy có lộ mặt?

Báo Người Lao Động: Phong tỏa nhiều tài sản của Thiên Thanh
Hàng loạt dự án của Tập đoàn Thiên Thanh ở miền Trung vừa bị phong tỏa. Hầu hết đó là các dự án được triển khai trên những khu đất vàng nhưng gần như bỏ trống
Chiều 3-9, ông Võ Văn Thương, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết sau khi nhận được đề nghị của Cơ quan CSĐT Bộ Công an  về việc thông báo kê biên tài sản trong vụ án hình sự  liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - ông Văn Hữu Chiến - vừa có văn bản gửi các sở, ngành hữu quan yêu cầu không cho phép việc sang tên, chuyển nhượng tài sản (gồm đất đai, công trình, cổ phần…) đã được cơ quan điều tra kê biên có liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh.



Sân Vận Động Chi Lăng giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng là khu đất kim cương cũng được bán với giá hời cho Thiên Thanh
Mua cả sân vận động
Việc phong tỏa tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh được thực hiện trên địa bàn toàn TP cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng, Tập đoàn Thiên Thanh đang sở hữu 3 dự án cực lớn và một số dự án khác với tổng tài sản lên đến trên 1.500 tỉ đồng.  Cụ thể, tháng 8-2010, Tập đoàn Thiên Thanh mua toàn bộ SVĐ Chi Lăng (rộng khoảng 5,5 ha, nằm 4 mặt tiền đường Lê Duẩn, Hùng Vương, Ngô Gia Tự và Chi Lăng) với giá trên 1.000 tỉ đồng và Thiên Thanh cũng đã nộp tiền cho UBND TP Đà Nẵng.  Theo kế hoạch, tập đoàn này sẽ xây dựng dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ trên nền SVĐ Chi Lăng với tổng đầu tư trên 750 triệu USD. Tuy nhiên, khi các lãnh đạo của Tập đoàn Thiên Thanh bị khởi tố thì số phận dự án “khủng” này không biết bao giờ mới triển khai xây dựng. Người dân Đà Nẵng cũng như chính quyền địa phương này đang lo lắng về nguy cơ SVĐ Chi Lăng sẽ trở thành dự án treo giữa lòng TP.
Dự án lớn thứ hai ở Đà Nẵng mà Tập đoàn Thiên Thanh đang sở hữu là khách sạn Green Plaza (đường Bạch Đằng), được Thiên Thanh mua lại  từ Tổng Công ty CP Xây dựng điện Việt Nam vào đầu năm 2009 với giá khoảng 350 tỉ đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, hiện dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ trên nền SVĐ Chi Lăng gần như án binh bất động. Trong khi đó, khách sạn Green Plaza hoạt động bình thường nhưng vắng hơn thời gian trước.
Ngoài ra, Tập đoàn Thiên Thanh được TP Đà Nẵng cấp phép đầu tư dự án xây dựng khu thương mại tại khu đất số 209 đường Trường Chinh có diện tích 2,2 ha. Khu 209 Trường Chinh là đất quốc phòng, thuộc Trung đoàn 575 của Quân khu V quản lý. Năm 2010, Bộ Quốc phòng có công văn cho phép UBND TP Đà Nẵng chuyển đổi mục đích nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Ngay sau đó, UBND TP Đà Nẵng đã giao cho Tập đoàn Thiên Thanh để xây dựng Trung tâm Thương mại vật liệu xây dựng - trang trí nội thất - ô tô. Tập đoàn Thiên Thanh đã bỏ ra gần 100 tỉ đồng để sở hữu khu đất trên.

Rầm rộ đầu tư rồi để đó
Tại tỉnh Quảng Ngãi, theo thống kê của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Tập đoàn Thiên Thanh là chủ sở hữu dự án Tổ hợp Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn Thiên Thanh tọa lạc tại thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh và 794.900 cổ phiếu tại Công ty CP Đầu tư xây dựng và du lịch IDICO.
Ở dự án Tổ hợp Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn Thiên Thanh hiện nay vẫn im ắng. Tại đây, dù được treo biển hiệu kinh doanh rất nhiều mặt hàng, nhiều lĩnh vực nhưng hằng ngày vẫn không có người ra vào. Trong khuôn viên của khu thương mại luôn trưng bày khoảng 10 chiếc xe tải. Trong vai khách hàng, chúng tôi đến đây hỏi mua ô tô, vật liệu xây dựng… nhưng các nhân viên bảo vệ cho biết tất cả dịch vụ ở đây đều không hoạt động. “Chúng tôi chỉ được thuê làm bảo vệ ở đây, mọi việc đều do công ty quyết định, chúng tôi không biết tới” - một nhân viên bảo vệ cho biết.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án này ban đầu là của Công ty Việt Trung với diện tích khoảng 5,3 ha. Năm 2009, Tập đoàn Thiên Thanh mua lại toàn bộ dự án và mở rộng diện tích lên khoảng 10 ha. Sau khi mở rộng, chủ đầu tư mở siêu thị, khu dịch vụ, khách sạn… Để giữ số diện tích và tài sản trên đất này, hiện nay mỗi tháng chủ đầu tư phải bỏ ra khoảng 200 triệu đồng trả lương, tiền điện - nước cho khoảng 50 nhân viên bảo vệ và nhân viên văn phòng “ngồi chơi xơi nước”....  Tất cả các dịch vụ khác đều để ngắm, không có người đến giao dịch.
Hoàng Dũng - Tử Trực (NLĐ)


Đà Nẵng đã bán sân Chi Lăng cho tập đoàn Thiên Thanh như thế nào?

Đăng Bởi  - 
Phối cảnh mô hình khu phức hợp mà Thiên Thanh định xây lên từ khu đất vàng - sân vận động Chi Lăng - Ảnh: Baodanang.vn
Phối cảnh mô hình khu phức hợp mà Thiên Thanh định xây lên từ khu đất vàng - sân vận động Chi Lăng - Ảnh: Baodanang.vn
Chừng 3 năm trước, vụ việc Đà Nẵng chuyển nhượng hơn 5,5 ha khu đất "sạch" 4 mặt tiền sân Chi Lăng cho Thiên Thanh xây khu phức hợp thương mại - dịch vụ, đã gây ra sự lùm xùm không hề nhỏ trên truyền thông lẫn dư luận.

>> Về đâu dự án 1 tỉ USD tại sân Chi Lăng - Đà Nẵng của Tập đoàn Thiên Thanh?
>> NHNN lên tiếng vụ bắt tạm giam lãnh đạo Tập đoàn Thiên Thanh
>> Bộ Công an thông báo vụ bắt Chủ tịch tập đoàn Thiên Thanh Phạm Công Danh
>> Bắt ông Phạm Công Danh - Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh
Bởi mang danh là "đất vàng" nhưng lại không qua đấu giá, giá chuyển nhượng lại rất thấp, thấp hơn cả giá đất tối thiểu theo khung giá của địa phương. Ðiều này “không chỉ gây thất thu ngân sách nhà nước mà còn làm méo mó môi trường đầu tư”, báo Tuổi Trẻ ngày 6.6.2011 nhận định trong một bài viết.
Cụ thể, giá đất giao cho Thiên Thanh bằng với giá đất TP Đà Nẵng kêu gọi đầu tư (25,3 triệu đồng/m2), thấp hơn 2-3 lần giá đất giao dịch trên thị trường. Ðó là chưa kể đến cả hệ thống sân bãi bóng đá, nhà điều hành vừa mới đầu tư xây dựng trị giá nhiều tỉ đồng phải đập bỏ.
Hơn nữa, sau quyết định bán toàn bộ khu vực sân vận động Chi Lăng cho Thiên Thanh, UBND TP Ðà Nẵng quyết định xây một sân vận động mới tại khu liên hiệp thể dục thể thao Hòa Xuân với sức chứa 40.000 chỗ ngồi. Ðể xây dựng dự án khu liên hiệp thể thao này, TP Ðà Nẵng phải giải tỏa 249 ha với tổng kinh phí bồi thường lên đến 835 tỉ đồng.
Tiếp tục theo đuổi vụ việc, ngày 14.6.2011 và 20.6.2011, báo Tuổi Trẻ tiếp tục có 2 bài phỏng vấn ông Trần Văn Minh - chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cùng các sở, ban ngành của TP.
Trả lời vì sao không đấu giá công khai mà lại chỉ chuyển nhượng khu đất cho mỗi Thiên Thanh, ông Minh nói, để kêu gọi đầu tư vào dự án sân vận động Chi Lăng, TP Đà Nẵng đã đăng công khai trên hai tờ báo là báo Công An TP Đà Nẵng và báo Người Lao Động từ ngày 22.9.2010. Nhưng chỉ có mỗi Thiên Thanh chấp thuận đầu tư nên TP đồng ý giao khu đất “vàng” 5,5 ha này cho Thiên Thanh.
Khi PV hỏi vì sao thời gian kêu gọi đầu tư chỉ vỏn vẹn 14 ngày (từ 22.9 đến 6.10.2010) mà không phải là 30 ngày như quy chế đấu giá của Nhà nước, ông Minh khẳng định: “Đà Nẵng đã làm đúng theo quy định của pháp luật”.
PV chất vấn vào ngày 10.8.2010, ông Minh đã ký công văn 4889 có đoạn ghi rõ:
“Xét nội dung công văn số 74 ngày 26.7.2010 của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về việc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu đất mặt tiền các đường Hùng Vương - Ngô Gia Tự - Lê Duẩn - Triệu Nữ Vương (bao gồm cả sân vận động Chi Lăng), tại cuộc họp giao ban ngày 9.8.2010, chủ tịch và phó chủ tịch TP có ý kiến như sau: thống nhất về mặt chủ trương theo đề nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh về dự án nói trên với quy mô khoảng 6ha. Giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất xây dựng khu phức hợp, trình TP xem xét, quyết định trong tháng 8.2010”.
Nội dung trong công văn trên không hề có cụm từ “cho đơn vị nghiên cứu dự án”. Như vậy, TP đã đồng ý chủ trương cho Thiên Thanh được phép đầu tư vào dự án này trước khi kêu gọi đầu tư?
Ông Minh lại trả lời tại công văn này, TP chỉ xem xét, đồng ý về mặt chủ trương nghiên cứu dự án đầu tư khu phức hợp thương mại dịch vụ tại khu đất này (khu vực sân vận động Chi Lăng - PV), hoàn toàn chưa có nội dung đồng ý cho Thiên Thanh được nhận quyền sử dụng đất để đầu tư.
Nói thêm về mức giá chuyển nhượng 25,3 triệu đồng/m2, ông Minh lý giải: “Không thể lấy giá của một lô đất mặt tiền các đường phố chính có diện tích nhỏ hơn từ 50 - 80 triệu đồng/m2 để so sánh với khu đất có diện tích đến 50.000m2... TP cũng rất muốn có nhiều nhà đầu tư tham gia đấu giá nhưng cuối cùng chỉ có Thiên Thanh thì không thể khẳng định giá đó là rẻ so với giá thị trường được”.
Cũng lý giải về giá đất chuyển nhượng, ông Nguyễn Thành Trung, trưởng phòng kinh tế tổng hợp UBND TP Ðà Nẵng, cho rằng: "Nhà đầu tư bỏ tiền lớn ra làm dự án, nếu TP tính giá sát với giá thị trường thì có thu hút đầu tư hay không.
Cứ giở bài toán giá thị trường ra, Ðà Nẵng không thể phát triển được, không thể có quy hoạch tốt, tầm nhìn tốt. Khi tính toán giá dự án này, hội đồng thẩm định giá đã đưa ra các phương án, có phân tích các yếu tố liên quan".
Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Hà - chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất TP Ðà Nẵng, đối với dự án sân vận động Chi Lăng nếu tính đúng, tính đủ thì giá phải trên 70 triệu đồng/m2. Tuy nhiên căn cứ theo mật độ xây dựng được duyệt (60% diện tích) cộng với các yếu tố khác, hội đồng quyết định đưa ra mức giá 25,3 triệu đồng/m2.
Không chỉ có khu đất sân vận động Chi Lăng, năm 2011, Thiên Thanh cũng được UBND TP Đà Nẵng chuyển giao khu đất rộng 23.000m2 ở 209 Trường Chinh.
Đáng nói là TP giao chỉ thu tiền sử dụng đất 40 tỉ đồng vào ngân sách nhà nước rồi chuyển vào quỹ xây dựng bệnh viện ung thư. Điều này là chưa đúng với quy định nhà nước về quản lý đất đai. Bởi nếu chỉ tính theo giá đất mà TP Đà Nẵng quy định đã lên đến 140 tỉ đồng.
Nhưng ông Trần Văn Minh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng khu đất này TP giao cho nhà đầu tư theo công văn của Bộ Quốc phòng và đây không phải là khu đất vàng.
Về mức giá, ông lý giải: Nếu tính theo giá sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (bao gồm tính phân vệt, hệ số thị trường, mật độ xây dựng) thì toàn bộ khu đất này có giá trị khoảng 70 tỉ đồng. Đây là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp để xây dựng siêu thị kinh doanh vật liệu xây dựng, không phải để phân lô bán nền và mật độ xây dựng của dự án dự kiến là 60%. Trên cơ sở tiền sử dụng đất nêu trên, TP hỗ trợ 30 tỉ đồng cho Quân khu 5, còn 40 tỉ đồng chuyển vào ngân sách TP để hỗ trợ xây dựng Bệnh viện Ung thư.
Anh Thư tổng hợp

1 nhận xét:

  1. có phải đất của cha chúng nó đâu mà chúng nó phải bán cho mắc mà lại không có tiền đúc túi ? đ...m thử chịu cho không đi , cái đám chó ở Đà nẵng này cũng ký.

    Trả lờiXóa