Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Chuyện gì sẽ đến nếu Mỹ tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam ?

Những tác động ngắn hạn của việc Mỹ tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam là gì?

Tuần trước, tôi có niềm vui được tham dự trong một cuộc tranh luận bảng tại Asia Society với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao  Việt Nam Phạm Bình Minh, người đã đến New York để dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Trong phần Hỏi Đáp của sự kiện này, Minh đã mô tả lệnh cấm vận là "bất thường" và kêu gọi Mỹ hãy tháo gỡ lệnh cấm vận bán vũ khí gây sát thương này tại Việt Nam. Ông cũng đã tiếp tục bày tỏ ngụ ý rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam sẽ là bình thường khi lệnh vấn vận này được dỡ bỏ:

"Gần 20 năm trước, chúng ta đã bình thường hóa mối quan hệ với Mỹ và đã thiết lập một quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ vào năm 2013. Vì vậy, mối quan hệ giữa hai nước là bình thường và lệnh cấm bán các loại vũ khí gây sát thương cho Việt Nam là không bình thường."

Minh đang chuẩn bị đi Washington DC vào đầu tháng Mười để hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ChuckHagel có kế hoạch đi Việt Nam vào cuối năm nay.

Nhận xét của Minh được đưa ra chưa đầy 24 giờ sau bài viết độc quyền của Reuters trích dẫn lời bình luận của một quan chức cao cấp Mỹ cho thấy rằng lệnh cấm vận sẽ nằm trong chương trình nghị sự trong chuyến đi của Minh sang Hoa Kỳ. Theo bài viết ấy, trinh sát cơ P-3 Orion của hãng Lockheed có thể là một trong những mặt hàng đầu tiên trong danh sách mong muốn của Việt Nam.P-3 là một nâng cấp quan trọng cho hải quân Việt Nam khi họ muốn tăng cường khả năng tuần tra và trinh sát. P-3 cũng là một phi cơ chuyên môn có khả năng chiến đấu trên mặt nước cũng như chống tàu ngầm dưới mặt nước. Trinh sát cơ P-3 có trị giá ước tính là 36 triệu mỹ kim một chiếc. Trong nội bộ Hoa Kỳ, có sự ủng hộ rộng rãi trong cả hành pháp và lập pháp để đưa mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trở nên gần gũi hơn trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng tính quyết đoán ở Biển Đông.Việc tháo gỡ lệnh cấm vận sẽ tiêu biểu cho một trong những phương cách chắc chắn nhất đối với Hoa Kỳ để gặt hái được các lợi thế quan trọng về ngoại giao với Việt Nam trong khu vực khi tìm cách thúc đẩy trục chuyển về châu Á. Một lĩnh vựcquan trọng khác trong việc tăng cường hợp tác là tiềm năng tham dự của Việt Namtrong quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, vốn vẫn còn đang tiến triển.

Khi được hỏi nếu việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ có gây khó chịu Trung Quốc, Minh có vẻ thoải mái khi nhận xét "Nếu không mua vũ khí từ Mỹ, chúng tôi cũng sẽ phải mua từ các nướckhác. Vì vậy, tại sao Trung Quốc lại cảm thấy phiền phức ?” Ông cũng không hề chối từ nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Việt Nam trị giá nhiều tỉ mỹ kim vốn nhằmvào việc chống lại Trung Quốc tại Biển Đông. Đầu tháng Năm năm nay, Trung Quốc đã đặt giàn khoan dầu trong vùng biển đặc quyền kinh tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) của Việt Nam. Sự kiện này phô bày khác biệt ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quốc gia từng một thời tận hưởng mối quan hệ chặt chẽ nhờ tình đoàn kết giữa các đảng cộng sản (Thật vậy, sau sự cố giànkhoan dầu, bộ trưởng quốc phòng Việt Nam mô tả sự việc ấy như một bất đồng nhỏgiữa các "anh em").

Trong khi Minh nói đến vấn đề của lệnh cấm vận vũ khí trong bối cảnh quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc, ông đã cẩn thận nhấn mạnh rằng đất nước ông xem luật pháp quốc tế và chủ nghĩa đa phương là cách giải quyết trong vùng biển Đông.

"Chúng ta chưa bao giờ nhìn thấy một nguy cơ lớn hơn khi việc tính toán sai lầm và những sự cố có thể leo thang thành xung đột quânsự như trong vài tháng qua", ông nói. Tuy nhiên, trong nhận xét mở đầu của mình, ông lưu ý rằng "Việt Nam tìm cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đôngbằng các biện pháp hòa bình sẵn có, dựa trên nguyên tắc của pháp luật quốc tế."

Đối với Việt Nam, dù Mỹ có thể là một đối tác thu hút cho việc mua sắm quốc phòng, vẫn còn những đối tác hấp dẫn khác, bao gồm cả Nga và Ấn Độ. Trong một chuyến thăm Hà Nội trước đó vào tháng Chín, Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đã ký một biên bản ghi nhớ đó bao gồm việc mở rộng hạn mức tín dụng 100 triệu Mỹ kim để tạo thuận lợi cho việc mua sắm quốc phòng của ViệtNam. Nghiêm túc hơn, Việt Nam tiếp nhận sáu chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến từ Nga để bổ sung vào hạm đội có nguồn từ thời Xô Viết của hải quân. Việt Nam cũnglưu ý đến việc mua tàu tên lửa siêu âm do BrahMos của Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất. Thoả thuận này chỉ chờ sự ưng thuận cuối cùng từ phía Moscow. Ngoài ra, đầu năm nay, Nhật Bản cho thấy nhiệt tình muốn mở rộng hợp tác quốc phòng với Việt Nam. Dù hợp tác giữa hai nước vẫn còn đang phát triển, cũng sẽ là dễ dàng cho Việt Nam tìm nguồn cung ứng thiết bị quốc phòng từ Nhật Bản trong bối cảnh thư giãnlệnh cấm vận vũ khí. Đúng như nhận xét của Phó Thủ tướng Minh ở New York tuần trước, Việt Nam thực sự có các đối tác khác nữa để tìm nguồn thiết bị quốc phòng. Ngoại trừ Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn được xem là nguồn đáng kể thực sự giúp đượcViệt Nam vốn vẫn còn dựa vào các thiết bị từ thời Liên Xô, để hiện đại hóa quânsự của mình.

Một cách nghiêm túc, Minh nhấn mạnh rõ rằng các nhận xét của ông về lệnh cấm vận và mối quan hệ Mỹ Việt nên được nhìn nhận đúng như thực tại chứ không ám chỉ gì đến dấu hiệu phát triển của một liên minh nào khác.Trong mục đích này, Minh đã nhắc lại chính sách quốc phòng "ba không"của Việt Nam: không liên minh quân sự, không căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, và không dựa vào bất kỳ nước nào để hỗ trợ mình chiến đấu. Không câu chữ nào trong bài phát biểu của Minh nói đến chương trình hiện đại hóa quân sự của ViệtNam hoặc nhìn thấy việc tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ sẽ dẫn đến sự thay đổi các nguyên tắc cơ bản vốn đang hướng dẫn chính sách đối ngoại. Mặc dù với chính sách "ba không", nếu lệnh cấm vận được dỡ bỏ, Việt Nam sẽ đến gần hơn để tự hoà mình vào cuộc hòa nhạc của các nền dân chủ châu Á-Thái Bình Dương bao gồm cả Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vốn vẫn đang lo ngại về chủ thuyết phục hồi lãnh thổ và sự quyết đoán ở Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, có vẻ như Hà Nội Vẫn còn kiên quyết duy trì chiến lược tự trị của mình- họ chỉ muốn hành động như vậy với cấu hình thiết bị quân sự hiện đại nhất mà mình có thể đạt được..

Nếu và khi Mỹ quyết định tháo gỡ lệnh cấm vận vũ khí, các hậu quả có khả năng sẽ không sâu rộng trong khu vực. Sự việc này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của mối quan hệ song phương sâu sắc hơn giữa Washington và một cựuthù, nhưng sẽ không nghiêm trọng làm thay đổi tình trạng an ninh hàng hải tiến thoái lưỡng nan hay cán cân quyền lực đang định hình các động lực an ninh hiện nay ở Biển Đông. Hà Nội sẽ không lập tức bạo gan đối đầu với Bắc Kinh, cũng sẽ không thay đổi hành vi của mình như Mỹ mong đợi (ví dụ như về nhân quyền).

Đối với Hoa Kỳ, tăng cường khả năng của tuần tra giám sát hải phận cho Việt Nam để sẽ giúp duy trì được hiện trạng của khu vực phù hợp vớimục tiêu của công cuộc chuyển trục sang châu Á. Trên tất cả, quyết định tháo gỡlệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam của Mỹ có lẽ báo hiệu một dòng hợp lưu lớn dần của các quyền lợi giữa hai nước. Do đó, sự nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Minh về việc bình thường hóa là phù hợp với bối cảnh - khi cho đến nay Mỹ và Việt Nam chỉ có thể ở mức ấy với lệnh cấm vận vũ khí vẫn còn đó.

Ankit Panda/The Diplomat 
Lê Quốc Tuấn dịch Việt ngữ

(FB. Lê Quốc Tuấn)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét