Pages

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Trúc Giang MN – BẢN CHẤT BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN CỦA TRUNG CỘNG

1* Ý đồ làm bá chủ thế giới
 Tướng Trung Cộng là Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu Kỳ tuyên bố: “Nếu trong thế kỷ 21 mà Trung Quốc không vươn lên vị trí hàng đầu, không trở thành một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, thì sẽ bị bỏ rơi và bị tiêu diệt”.
Ý đồ làm bá chủ thiên hạ được thể hiện qua việc liên tục gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, sản xuất vũ khí chiến tranh, thái độ đánh phá, cướp tài sản và cấm ngư dân các nước đánh cá trên khu vực Biển Đông.
2* Trung Cộng chiếm lãnh thổ các nước láng giềng
Sau khi lên cầm quyền năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố Tây Tạng thuộc về Trung Cộng và tiếp theo đó, tiến hành những cuộc chiến tranh biên giới với các nước láng giềng. Chiến tranh Ấn Đ  1962, chiến tranh Trung-Xô năm 1969, đánh cướp Hoàng Sa năm 1974, tấn công biên giới Bắc VN năm 1979, trận chiến bí mật ở Lão Sơn (Núi Đất VN năm 1984),  “hải chiến” chiếm Trường Sa 1988
2.1. Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng 1950
       Người Tây Tạng thứ 102 tự thiêu phản kháng Trung Quốc (2013)
Tháng 10 năm 1950
Trung Cộng đem 40,000 quân tấn công Tây Tạng cùng một lúc ở 6 vị trí, chỉ trong 2 ngày, TC giết trên 4,000 người trong một đạo quân bé nhỏ 8,000 người của Tây Tạng.

Ngày 9-9-1951
TC đem 23,000 quân chiếm đóng và cai trị Tây Tạng từ đó đến nay.
Tháng 3 năm 1959
Một cuộc nổi dậy chống Trung Cộng bị thất bại ở Thủ đô Lhassa, Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn người Tây Tạng đến nương náu ở vùng Tây Bắc Ấn Độ, tập trung ở bang Himachal Pradesh, điều nầy khiến cho TC khó chịu đối với Ấn Độ.
2.2. Trung Cộng đánh chiếm lãnh thổ Ấn Độ năm 1962
                                               Binh lính và người Ấn Độ chạy nạn
Nguyên nhân chính là việc tranh chấp biên giới vùng Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh mà Trung Cộng gọi là Nam Tây Tạng. Ngoài ra, còn những nguyên nhấn khác, như hàng loạt việc xung đột biên giới xảy ra sau vụ nổi dậy của Tây Tạng năm 1959, và việc Ấn Độ trao quy chế tỵ nạn chính trị cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trung Quốc bất ngờ mở các cuộc tấn công Ấn Độ vào năm 1962 và dần tiến sâu vào lãnh thổ nước này. Đến ngày thứ 32, Trung Quốc bất ngờ tuyên bố lệnh ngừng bắn đơn phương và kết thúc chiến tranh. Trong ảnh là hai em bé Ấn Độ giơ cao khẩu hiệu thể hiện lòng trung thành với đất nước và thủ tướng Nehru khi xảy ra cuộc chiến tranh Trung – Ấn
Ngày 20-10-1962
Trung Cộng đưa 80,000 quân đến mở hàng loạt những cuộc tấn công vào vùng Ladakh, đánh chiếm 2 vị trí của Ấn là Rezang La và Tawang.
Quân Ấn Độ tham chiến là 12,000. Đặc điểm của mặt trận là vùng rừng núi trên cao điểm 4,250m. Hai bên không xử dụng không quân và hải quân.
Trung Cộng thắng trận chiếm đất và tuyên bố ngừng bắn.
Tổn thất phía Trung Cộng:
  • 1,460 người chết (Theo tài liệu TC)
  • 2 người bị bắt
  • 569 bị thương
Tổn thất phía Ấn Độ:
  • 3,128 chết (Theo tài liệu của Ấn Độ)
  • 3,123 bị bắt
  • 1,047 bị thương
  • 1,696 mất tích
2.3. Chiến tranh biên giới giữa Trung Cộng và Liên Xô (1969)
Trung Cộng nã pháo vào quân Liên Xô
              Xác xe tăng Liên Xô.                     Vũ khí Liên Xô bị Trung Cộng thu giữ
Bom nguyên tử Liên Xô đưa đến mặt trận * Thành phố Trường Xuân (TC) là mục tiêu ăn bom
1). Cuộc xung đột
Cuộc chiến tranh biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Trung Cộng, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo và Liên Xô gọi là Damansky gần như đưa Liên Xô và Trung Cộng vào cuộc chiến năm 1969.
Dọc theo biên giới dài 4,380km Liên Xô bố trí 658,000 quân đối đầu với 814,000 quân Trung Cộng.
Ngày 2-3-1969
Lực lượng hai bên bất ngờ rơi vào xung đột. Hai nước đồng chí đổ thừa đối phương tấn công trước. Liên Xô chết 34 người, 14 bị thương. Lập tức phản công bằng đại bác, giết chết 800 Trung Cộng. Phía Liên Xô có 60 người, vừa chết vừa bị thương.
Sau vài trận đụng độ tiếp theo, hai bên chuẩn bị đối đầu bằng vũ khí nguyên tử. Sau đó tranh chấp tạm ngừng nhưng hai bên vẫn còn gờm nhau.

2). Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990

Một số cuộc thảo luận phân định biên giới đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Cộng.
Ngày 17 tháng 10 năm 1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amur và sông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết
Ngày 27-4-2005
Một thỏa thuận được ký kết giữa hai bên, xem như tranh chấp cuối cùng được giải quyết.
Nước Nga chỉ có một hải cảng duy nhất đi ra Thái Bình Dương ở phía Đông là Vladivostok, nằm sát bên phần đất Mãn Châu của Trung Cộng. Nếu hải cảng bị mất, thì kinh tế Nga bị ảnh hưởng trầm trọng trong việc xuất và nhập cảng hàng hoá. Đó là tử huyệt của Nga.
 2.4. Cuộc chiến tranh Việt-Trung năm 1979 (17-2-1979 – 18-3-1979)
        Nông Đức Mạnh và Trương Tấn Sang thi lễ
2.4.1.Tổng quát về cuộc chiến
Cuộc chiến nổ ra ngày 17-2-1979 khi quân Trung Cộng xua quân tấn công VN trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.
Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc chiến biên giới phía Bắc kéo dài một tháng (29 ngày) với thiệt hại nặng nề của hai bên. Cuộc chiến chấm dứt khi Trung Cộng rút lui ngày 18-3-1979.
2.4.2.Tương quan lực lượng hai bên
1). Phía Trung Cộng:
300,000 binh sĩ * 32 sư đoàn * 6 trung đoàn xe tăng* 4 sư đoàn pháo binh và nhiều trung đoàn phòng không.
550 xe tăng * 480 khẩu đại bác * 1260 súng cối và dàn hỏa tiển* 200 tàu chiến thuộc
Hạm đội  Nam Hải * 1,700 phi cơ * 300,000 dân công và dân quân
Tư lệnh: Tướng Hứa Thế Hữu, Dương Đắc Chí.
2). Phía CSVN
Lực lượng biên giới khoảng 100,000 binh sĩ. Lực lượng phòng thủ chủ yếu là dân quân và quân địa phương.
9 sư đoàn.* 15 trung đoàn
2.4.3. Diễn tiến
1). Giai đoạn 1
Ngày 17-2-1979
Lúc 5 giờ sáng, lực lượng Trung Cộng khoảng 120,000 đồng loạt tiến đánh trên toàn lãnh thổ biên giới phía Bắc. Mục đích chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng, Móng Cái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu. Trung Cộng (TC) xâm nhập vào 26 điểm dân cư.
Việt Nam (VN) thiệt hại nặng nề trong cuộc tấn công đầu tiên, nhất là tại Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.
Không quân và hải quân không được xử dụng trong toàn bộ cuộc chiến. Các cuộc tấn công của Trung Cộng đều được xe tăng và pháo binh yểm trợ. TC chiếm ưu thế nhờ quân số đông, tấn công đồng loạt trên một bình diện rộng lớn.
Lực lượng thứ 5 hỗ trợ
Lực lượng nầy gồm những người Hoa sống ở VN bị đuổi về TC trong việc gọi là nạn kiều.
Trước đó, đêm 16-2-1979, các toán thám báo TC đã mang chất nổ và vũ khí tiến sâu vào nội địa để tổ chức lực lượng thứ 5 nầy. Lập thành những nhóm vũ trang, phục sẵn ở các ngã ba đường, bờ suối, bên những cây cầu để chận quân tiếp viện từ phía sau. Trước giờ nổ súng, các toán nầy cắt đứt đường dây điện thoại, cô lập chỉ huy với các chốt, các đơn vị.
Biển người tiến nhanh lúc khởi đầu, nhưng tốc độ chậm lại, do địa hình đồi núi và phương tiện tiếp vận lạc hậu, do phải dùng sức người và lừa, ngựa thồ hàng tiếp viện.
Phía VN bất ngờ, vì mới hôm trước, binh sĩ TC ở biên giới còn qua phía VN thi đấu bóng chuyền giao hữu vui vẻ.
Hệ thống phòng thủ của CSVN với hầm hố, giao thông hào, hang động được tổ chức chu đáo.
Trong ngày đầu, chiến thuật biển người, biển lửa có kết quả. TC tiến sâu vào nội địa 10 dặm và chiếm được một số thị trấn.
Ngày 18 và 19-2-1979
Mặt trận mở rộng, quân TC phải thay đổi chiến thuật, chia ra từng nhóm nhỏ thanh toán các điểm phòng thủ. Và kết quả là đã chiếm được Mường Khương, Trùng Khánh và Đồng Đăng. Tại Móng Cái, giao tranh ác liệt. Hai bên thương vong rất cao, có ít nhất 4,000 quân TC bị tử thương trong 2 ngày nầy. Nhưng đã chiếm được 11 làng và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng.
Trận Đồng Đăng ác liệt nhất, do trung đoàn 12 của sư đoàn 3 Sao Vàng cố thủ. TC đưa 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, 6 trung đoàn pháo binh bao vây Đồng Đăng. Trung đoàn 12 không được tiếp viện. Kiên cường cố thủ và đã chiến đấu đến tên lính cuối cùng. Đứt chếnh. Cộng Sản đánh CS thì dã man thật. Ngày cuối cùng, TC cho chất nổ đánh sập cửa hầm, rồi dùng súng phun lửa, lựu đạn, bắn đạn hoá chất vào các lỗ thông hơi giết chết tất cả.
Ngày 19-2-1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố với báo chí, đây là cuộc chiến tranh hạn chế, TQ sẽ rút lui sau khi đạt được mục tiêu đã ấn định.
Cũng trong ngày nầy, một nhóm cố vấn cao cấp Liên Xô đến Hà Nội. LX viện trợ vũ khí cho CSVN qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng phi cơ vận tải chở một số sư đoàn VN từ Campuchia về.
Ngày 21-2-1979
TC tăng cường quân, tấn công mạnh hơn nữa, và ngày 22-2-1979, các thị xã Lào Cai, Cao Bằng bị chiếm. TC chiếm thêm một số vùng của Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Ngày 23-2-1979
Đặng Tiểu Bình nhắc lại tuyên bố về cuộc “chiến tranh hạn chế” nầy và nói sẽ rút quân trong 10 ngày hoặc ngắn hơn nữa. Mục đích ngăn Liên Xô can thiệp vào VN.
Trong khi đó, hai chiến hạm rời LX tiến về vùng biển VN. Hai chuyến bay đặc biệt của LX và Hungary chở vũ khí tiếp viện cho VN. Một đoàn cố vấn quân sự LX đến Hà Nội.
 Ngày 26-2-1979
Trung Cộng tăng quân, bao vây và chuẩn bị đánh chiếm thị trấn Lạng Sơn. 5 sư đoàn CSVN được điều động tới Lạng Sơn.
Ngày 28-2-1979
TC chiếm thêm một số thị xã, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn khác. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở tất cả những nơi bị chiếm bị phá hủy triệt để, từ cái chén đôi đủa, con dao… nói chung là không còn cái gì có thể dùng được nữa.
2). Giai đoạn 2
Ngày 27-2-1979
Lúc 6 giờ sáng, TC điều thêm 2 sư đoàn vào mặt trận Lạng Sơn. Lúc 14 giờ, một tiểu đòan TC bí mật luồn sâu vào phía sau, bất ngờ đánh chiếm cao điểm 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng.
Sau nhiều trận đẩm máu, chiều ngày 4-3-1979, quân TC đã vào thị xã Lạng Sơn. Các sư đoàn 327, 337, 338 vẫn còn nguyên vẹn, bố trí bên ngoài thị xã Lạng Sơn để bảo vệ Hà Nội. Lạng Sơn đã mất.
3). Rút quân
Ngày 5-3-1979
Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn thành mục đích trong chiến thắng và bắt đầu rút quân.
Ngày 7-3-1979
Việt Nam tuyên bố, để tỏ “thiện chí hoà bình” VN cho phép TC rút quân an toàn.
Rất tiếc là không dám “thừa thắng xông lên” truy đuổi kẻ địch. Ngày xưa, Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng chạy té khói về nước, vì thời đó chưa có tình đồng chí Xã Hội chủ nghĩa anh em.
                     CỘNG SẢN TÀU DÃ MAN ĐỐI VỚI CỘNG SẢN VIỆT
2.4.4. Kết quả trận chiến
Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng vẻ vang.
1). Phía Trung Cộng tuyên bố
50,000 binh lính VN bị tiêu diệt
Quân Trung Cộng chết và bị thương 25,000.
2). Phía CSVN tuyên bố
8,000 binh sĩ VN thiệt mạng
10,000 binh sĩ VN bị thương
Thiệt hại kinh tế tại các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, Cao Đường:
Bị hủy diệt hoàn toàn
320/320 xã * 735/904 trường học bị hủy diệt hoàn toàn * 428/430 bịnh viện, bịnh xá bị phá hủy hoàn toàn * 38/42 lâm trường * 81 xí nghiệp và hầm mỏ * 80,000 hecta hoa màu
400,000 gia súc bị giết và bị cướp
Trên 1 triệu dân không còn nhà cửa, tài sản và phương tiện sống.
Ngày 27-3-1979
Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung quốc đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc. TQ có thể tiến tới Hà Nội, nếu muốn”.
2.5. Giấu nhẹm trận đánh ở Núi Đất (Lão Sơn) 1984
Tại sao CSVN giấu nhẹm tin tức về trận đánh năm 1984 ở núi Lão Sơn?
Cuốn sách “Secret Records of Sino-Vietnamese War” do 3 tác gỉa Trung Cộng, Jin Hui, Zhang Hui Sheng và Zhang Wei Ming đã tiết lộ những tin tức động trời mà CSVN đã cố tình giấu nhẹm nhân dân VN, làm cho 3,700 bộ đội đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ VN bị quên lãng, phản bội, không được công nhận là liệt sĩ, và cuối cùng được dựng bia liệt sĩ chung với kẻ thù đã giết mình. Đó là một sĩ nhục đối với những chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ quê hương, đất nước.
Việc làm đó thật là mờ ám của đảng.
2.5.1. Trận Lão Sơn qua tường thuật của một Trung đoàn trưởng Pháo binh Trung Cộng
Trung đoàn trưởng Trung Cộng tường thuật như sau:
“Núi Lão Sơn cao 1422 m so với mặt nước biển, nằm trong lãnh thổ VN, gọi là Núi Đất hay cao điểm 1509 do quân đội VN trấn giữ.
Đầu năm 1984, trung đoàn của tôi được lịnh chiếm núi Lão Sơn.
Ngày 18-2-1984
Trung đoàn tiến tới Ei-Liang.
Ngày 20-2-1984
Tới đồi Ma-Sho Hill. Có 40 ngày chuẩn bị.
Ngày 1-4-1984
Tìm vị trí địch.
3 Đại đội ra quân. Họ bắn vài phát rồi rút lui, để buộc địch bắn trả, tự làm lộ vị trí. Chúng tôi dùng súng nặng để trấn áp. Địch mắc kế.
Ngày 26-4-1984
Đơn vị đặc nhiệm pháo binh 119 được thành lập.
Lập căn cứ hỏa lực.
Chúng tôi tiến quân ban đêm, tuyệt đối không gây một tiếng động nào. Pháo 85 ly được tháo rời ra, khi tới vị trí, ráp súng lại. Dùng những tấm trải giường màu trắng lót để thấy đường mà đi. Dàn hỏa lực cách địch (Bộ đội VN) 500 m. Đại đội 4 gần địch nhất, nên pháo binh bắn thẳng.
Ngày 28-4-1984
Tiền pháo hậu xung.
5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 54 phút bắn dồn dập không ngừng, mặt đất rung chuyển.
6 giờ 24 phút. Khi ngừng pháo, bộ binh xông lên. Quân VN phản ứng liền trong 2 phút. Loạt súng đầu tiên bắn hạ một trung đội trưởng, một đồng chí đầu tiên hy sinh ở núi Lão Sơn. Pháo binh chúng tôi bắn hỗ trợ cho bộ binh. Bộ binh tiến lên, nhảy từ thùng đạn nầy đến thùng đạn khác. Sau 9 phút, bộ binh chiếm được cao điểm 662, và sau 54 phút, Lão Sơn rơi vào tay chúng tôi.
15 giờ 30, 20 cao điểm khác ở phía đông ngọn đồi 662 cũng bị chúng tôi chiếm. Chúng tôi đã bắn cháy xe tăng địch với 5 quả pháo bắn thẳng.” (Hết trích)
Cuộc chiến ở Lão Sơn kéo dài từ 1984 đến năm 1988, nhưng nhân dân VN hoàn toàn bị bưng bít, không ai biết gì về trận Lão Sơn cả. Lão Sơn mất, và Hà Nội không giành lại được.
Vì sao Hà Nội không vinh danh những anh hùng giữ gìn đất mẹ ở tỉnh Hà Giang? HN bưng bít đến nổi các hãng thông tấn AFP, AP, Reuters cũng không hề biết.
Vì sao mất đất, mất biển mà người dân không được quyền biết?
Trung đoàn trưởng Trung Cộng thuật tiếp:
“Ngày 11-6-1984
3 giờ sáng. Một phát đạn được bắn lên. Chúng tôi đang hỏi nhau, việc gì đã xảy ra. Trong suốt 30 phút, không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị mất liên lạc. Duy nhất, một trung đội trưởng liên lạc được với tôi, yêu cầu pháo binh bắn yểm trợ. Tôi từ chối, với lý do là các đơn vị bạn đang ở trong vị trí đó. Tôi yêu cầu tiểu đoàn 2 thám thính cho 5 binh sĩ đến mặt trận, nhưng họ bị hỏa lực địch ngăn chận.
Trời sáng, cả đại đội thám thính bị đẩy lui. Tại thời điểm nầy, tôi được biết các đơn vị tiền phương của chúng tôi đã bị địch tràn ngập.
5 giờ 30 phút sáng. Với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo , bộ binh của chúng tôi mở cuộc tấn công, và trong vòng 30 phút, đã chiếm lại được những vị trí đã mất.
6 giờ. Địch lại mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh kêu chúng tôi pháo yểm trợ vì có khoảng 500, 600 địch quân tấn công vào phòng tuyến. Các dàn tên lửa của chúng tôi đồng loạt khai hỏa. Có khoảng 100 tên địch bỏ xác.
Tiểu đoàn pháo thứ hai cũng bắt đầu gia nhập mặt trận và tuồn đại pháo vào quân thù.
3 giờ chiều. Quân địch không thể nào tiến gần đến vị trí phòng thủ của chúng tôi.
Một lực lượng tiếp viện của địch đang cố gắn vượt qua sông để tấn công vào cạnh sườn của chúng tôi. Chúng tôi quay nòng súng 10 độ trái, 10 độ phải, khiến địch quân không tiến, không lùi được, đứng tại chỗ làm bia đở đạn và bị tiêu diệt.
Ngày 12-7-1984
Địch quân phản kích
Sau ngày 11-6-1984, chúng tôi học được bài học tại chiến trường. Phân công các đơn vị lai.
Các ống phóng hỏa tiễn do tôi (trung đoàn trưởng) chỉ huy. Pháo 82 do các tiểu đoàn chỉ huy. Đơn vị 100 ly được đào sâu thêm dưới mặt đất, do tôi trực tiếp chỉ huy.
12 trung đội pháo và 4 trung đội xe tăng được tăng cường và phân phối cho các đơn vị. Các đơn vị mới đến được hướng dẫn là phải bắn thẳng vào những khúc đường “độc đạo” chạy theo sườn núi mà chắc chắn là địch sẽ dùng để tiến quân. Các đơn vị thám báo được rải ra trên những khúc đường quanh co khả nghi. Hai trung đội pháo được lịnh bắn thẳng vào những đoạn đường đó để chận địch. 3 trung đội tên lửa đóng ở cao điểm 152 để yểm trợ cho chúng tôi.
Ngày 12-7-1984
Chúng tôi biết được tên của các đơn vị địch quân. Đó là 2 Trung đoàn của sư đoàn 356, 1 trung đoàn của SĐ 316 và 6 trung đoàn độc lập tham gia trận địa. Tổng cộng 9 trung đoàn.
Dự đoán địch quân sẽ tấn công vào lúc 5 giờ sáng, lúc nửa khuya, chúng tôi có gấp 2.5 lần số đạn bình thường, sẵn sàng cho các khẩu pháo.
3 giờ sáng ngày 12-7-1984, Tổng hành dinh cho biết 3 vị trí của địch và ra lịnh khai hoả. Sau tràn pháo dữ dội thứ nhất, tôi hội ý với cấp chỉ huy và cả hai chúng tôi đều đồng ý nhau là địch có thể ở cách chúng tôi khoảng 1,000m. Tôi trình lên Tư lịnh phó xin khai hoả và được chấp thuận. Tôi ra lịnh bắn từng loạt, cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không thấy có gì xảy ra. Tôi ra lịnh bắn hoả châu soi sang cả khu vực. Kết quả không thấy gì. Phí đạn thật.
Lúc đó 3 giờ sáng, nhiều binh lính lăn ra ngủ. Ngay lúc đó, tôi mới khám phá ra rằng địch chỉ cách chúng tôi khoảng 500m.
Chúng tôi lại bắn tối đa vào mục tiêu. Hai tiểu đoàn trưởng địch bị giết tại chỗ, dù không có chỉ huy, nhưng địch vẫn không bỏ vị trí. Những binh lính bị thương cũng không rên rĩ, họ tản thương ngay sau khi hỏa châu vừa tắt. Thật là có kỷ luật.
Ngày 13-7-1984
Lúc 3 giờ sáng, cả địa ngục rung chuyển. Trận đánh lại bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được một tù binh đầu tiên, qua tù binh, được biết những gì xảy ra trước đó. Đó là, địch quân rất giỏi che dấu tung tích, không dùng truyền tin trước khi tấn công.
Ngay khi bị tấn công, các đơn vị bộ binh xin pháo binh yểm trợ. Tôi lo lắng vì sợ bắn vào đầu quân bạn, nên không yểm trợ.
Bộ chỉ huy ra lịnh khoá phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai, có thể là những đơn vị lớn cấp trung đoàn.
Các dàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục, ngoài ra, pháo 85mm, 100mm và 152mm cũng tham gia phản kích. Chúng tôi bắn 200 m về phía trước tại 6 điểm hỏa lực, dựng lên một bức tường lửa dày đặc chung quanh tuyến phòng thủ. Rất nhiều địch quân bị giết. Các ống phóng đỏ rực. Trong ngày đó, chúng tôi bắn trên 10,000 quả pháo.
Đến trưa.
Chúng tôi hết đạn. tin nầy làm cho Tư lịnh Yo-Hop không vui, vì 6 trung đoàn địch đang chờ tấn công.
Tôi gọi xin tiếp viện đạn.
Lúc 1 giờ chiều, 470 chiếc xe chở đạn tới.
Quân VN đã chiếm được cao điểm 164, một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn lại 6 người. Sau đợt tấn công 15 phút, chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân VN từ chối rút lui, hết làn sóng nầy đến làn sóng khác tiến lên chiếm lại ngọn đồi. Khi tàn cuộc chiến, đếm được 3,700 xác địch.
Tư lịnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh thời nội chiến, phải nói rằng ông chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế.
Chúng tôi đi thu vũ khí và thắt lưng trên xác địch phát cho binh sĩ. Đêm đó, Bộ chỉ huy trung đoàn hút hết 4 bao thuốc lá và uống hết 4 bình rượu.
Ngày 14-7-1984
Chúng tôi thông báo, cho phép địch quân đi thu xác chết, với những điều kiện:
  • Họ phải mang cờ Hồng Thập Tự
  • Mỗi toán không được quá 50 người.
  • Không được phép mang vũ khí.
Sau đó, một toán khoảng 60, 70 người VN, không có cờ Hồng Thập Tự mà còn mang theo vũ khí, khi biết chúng không tuân theo chỉ thị, chúng tôi khai hỏa giết sạch.
Chúng tôi không quan tâm gì đến sinh mạng của chúng. Không một người nào trong bọn họ còn sống sót.
Trời đang mùa hè, nắng rồi lại mưa, không ai có thể chịu đựng nổi mùi hôi thúi của xác chết, tôi yêu cầu các đơn vị hoá chất đến đốt hết các xác chết bằng súng phun lửa”.
(Trần Trung Đạo dịch từ văn bản tiếng Anh trên trang Web China Defense)
Hiệp định ngừng chiến năm 1990, CSVN đã ký nhượng 600 km2 phần đất Tổ quốc, trong đó có núi Bạc, núi Lão Sơn cho Trung Cộng.
2.5.2. Tổn thất
Trong Chiến dịch Biên giới 1984-1989, tổn thất hai bên như sau:
Phía Trung Cộng.
  • Bị giết: 939
  • Bị thương: 3,884
Phía Việt Nam
  • Bị giết: 11,700
  • Bị thương: 21,144
  • Bị bắt: 61
Đây là tài liệu của Trung Cộng. Vì CSVN giấu nhẹm tin tức về chiến dịch Biên giới 1984-1989.
Nghĩa trang “Liệt Sĩ Việt-Trung”
                                                              Vòng hoa ghi:
               HĐHD, UBND, Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Xã Đề Thám”
                               (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn)
                       “Đời Đời Nhớ Ơn Các Liệt Sĩ Trung Quốc”.

Ngày 19-2-2009.
Trích:
“Việt gian Cộng Sản hoàn toàn quy phục Tàu Cộng. Các “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Trung Cộng” trong chiến tranh Biên giới Việt-Trung được đổi thành “Nghĩa Trang Liệt Sĩ Việt-Trung”. Việc sát nhập lãnh thổ VN vào Trung Cộng quá rõ ràng”. Thật là quá tủi nhục cho các liệt sĩ VN, vì phải ngồi chung bàn thờ với kẻ đã giết chết mình không thương tiếc
3* Kế hoạch đánh chiếm Việt Nam trong 31 ngày
3.1. Cộng Sản Việt Nam phản đối
Ngày 5-9-2008, tờ báo Hồng Kông South China Morning Post loan tin, Hà Nội đã hai lần phản đối Bắc Kinh về việc 4 Website Trung Quốc đã liên tục phổ biến suốt cả tháng trời bài viết mang tựa đề “Kế hoạch tấn công Việt Nam trong 31 ngày”.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long thuộc Đại học Maine, Hoa Kỳ nêu nhận định, bài viết có tính cách hù dọa, dằn mặt, mang ý nghĩa sẽ cho VN bài học thứ hai, sau bài học 1979.
3.2. Kế hoạch cụ thể
3.2.1. Bố trí binh lực
Địa hình VN giống như con rắn, chính giữa hẹp, hai đầu phình ra. Muốn đánh rắn, phải đập đầu rắn ở yếu điểm, là đốt thứ bảy, tức là Thanh Hóa.
Chiếm Thanh Hoá trước, cắt đôi nước VN. Vì toàn bộ các tuyến đường bộ, đường sắt đều qua Thanh Hoá.
Áp dụng chiến thuật sở trường của CSBV trong chiến tranh VN, là “tiền pháo hậu xung”. Gọi là phép “gậy ông đập lưng ông” của nhà Mộ Dung, Cô Tô. “Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bĩ thân”
Sau trận đánh phủ đầu bằng những trận mưa hỏa tiển khủng khiếp và liên tục để tiêu diệt các vị trí quan trọng, làm tê kliệt hoàn toàn các hệ thống phòng thủ và tấn công của VN, kế đó dùng xe tăng đổ bộ.
Đột kích 3 hướng: Bắc, Đông và Nam, với 520,000 quân, 1,200 xe tăng, 3,000 thiết giáp, 3,200 phi cơ.
Bắc. Vân Nam. 60,000 quân.
Đông. Quảng Tây. 100,000 quân
Nam. 150,000 quân
Thời gian. 31 ngày
3.2.2. Giai đoạn tấn công chiến lược
Ngày 1.
Dùng các loại hỏa tiển tiêu diệt 300 mục tiêu
500 hỏa tiễn chiến thuật tầm ngắn
400 hỏa tiễn điều khiển hành trình (Cruise missile)
Lực lượng chiến tranh điện tử gây nhiễu điện từ, phá sóng các hệ thống truyền tin liên lạc, radar. Phi cơ oanh tạc chiến lược phá hủy các nhà máy và trạm phát điện, các cơ sở công kỹ nghệ lớn. Đồng thời phá hủy kinh tế như hồi năm 1979.
Ngày 2
Tiếp tục dùng hỏa tiễn hủy diệt các mục tiêu của ngày 1. Tất cả phi cơ KQ và HQ, xuất kích 1,000 lượt tấn công các mục tiêu đã nêu. Tiếp tục nã 300 hỏa tiễn chiến thuật.
Ngày 3
Phi cơ xuất kích 1,500 lượt, tiếp tục không tập quy mô lớn hơn, tiêu diệt và làm tê liệt các lực lượng KQ và HQ còn sót lại. HQ tiếp tục phóng 100 hoả tiễn điều khiển, làm cho địch không ngóc đầu lên được.
Ngày 4
Phi cơ KQ và HQ xuất kích 1,000 lượt, pháo cở lớn tiếp tục hạ các ổ kháng cự. Hạm đội Nam Hải, gồm tàu ngầm, tàu chiến, phong toả Vịnh Bắc Bộ. Hạm đội Đông Hải trừ bị, yểm trợ vòng ngoài.
Ngày 5
Phi cơ xuất kích 500 lượt, ngày và đêm, đập tan khả năng phản kích của địch. Trực thăng vũ trang cùng pháo binh tấn công vào các mục tiêu sâu trong nội địa của địch.
10 tàu đổ bộ cở lớn, 100 tàu đổ bộ cỡ trung bắt đầu đưa quân vào vị trí đổ bộ, dưới sự bảo vệ của KQ và tàu ngầm.
3.2.3. Giai đoạn tác chiến trên mặt đất
Ngày 6
Đổ bộ. Sư đoàn TQLC chia ra làm nhiều cánh, đổ bộ lên trước rồi lại nhập trở lại, bảo vệ khu vực đổ bộ.
Ngày 7 và 8
Tiến hành đổ bộ trên các mặt trận.
Ngày 9 và 10
Chiếm Thanh Hoá. Cắt đứt liên lạc của lục quân phía bắc và Nam. Hoàn thành việc bao vây chiến lược, cô lập Hà Nội. Ngăn cản phía Nam tiếp viện cho phía Bắc.
Ngày 11
Mũi Bắc và Đông tạo gọng kềm vây chặt Hà Nội. Cơ giới và bộ binh hoàn tất việc đổ bộ.
Ngày 12 và 13
3 tập đoàn quân Bắc, Đông và Nam tiến vào mục tiêu chiếm đóng để bao vây Hà Nội, làm tê liệt đầu máy lãnh đạo.
Ngày 14 và 15
Các đơn vị đóng quân, nghỉ ngơi, chỉnh đốn đội ngũ, cũng cố khu vực chiếm đóng, chờ lệnh tiến công.
Ngày 16, 17 và 18
Bắt đầu tấn công Hà Nội. Dự kiến trong 3 ngày. Cũng theo quy luật lấy gậy ông đập lưng ông là tiền pháo hậu xung. Từ 4 giờ sáng pháo kích bằng hỏa tiễn, sau đó tấn công chiếm và tiêu diệt mục tiêu.
Ngày 19 và 20
Các lực lượng nghỉ ngơi 2 ngày. Đồng thời, các hoạt động tình báo, phối hợp với đặc công, len lỏi sâu vào lòng địch tổ chức các công nhân TQ ở Tây Nguyên và các công trường, nội tuyến và nổi dậy, dung thuốc nổ phá hủy hệ thống giao thông.
Ngày 21
Đẩy mạnh tấn công miền Nam.
Đến ngày thứ 31, chiếm toàn bộ nước VN.
Giải thích một vài điểm trong kế hoạch
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh, Hoa Kỳ pháo kích và không tập suốt một tháng rồi mới tấn công đổ bộ. Trong kế hoạch nầy, chỉ có 5 ngày, cuộc tấn công chớp nhoáng là để tránh trường hợp Hoa Kỳ có thể can thiệp vào để chiếm VN.
Do địa hình VN có nhiều rừng núi ẩn nấp để phòng thủ, nên phải xử dụng tối đa trực thăng vũ trang và pháo binh ở miền Bắc và miền Trung. Miền Nam đồng bằng, thì khai thác triệt để hỏa lực xe tăng và các loại xe bọc thép.
* Kết
Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã cai trị VN hơn 10 thế kỷ, kể từ thế kỷ thứ 2 TCN đến những thế kỷ sau, qua các triều đại Tần, Triệu, Hán, Ngô, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh và Mao Trạch Đông của đảng CSTQ.
Chế độ thực dân mới chỉ cần bọn thái thú người bản xứ ngoan ngoản vâng lời là được. Và đảng CSVN đã vâng vâng dạ dạ triệt để thi hành mệnh lệnh của “thiên triều”, cụ thể là quyết tâm “định hướng dư luận”, bỏ tù những người biểu tình yêu nước vừa qua.
Trúc Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét