Pages

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Luật sư Hồng Kông thách thức phán quyết giải tán người biểu tình

Các thành viên của cộng đồng pháp lý Hồng Kông tham gia diễn đàn “Cuộc Cách mạng Ô: Lật lại khái niệm Thượng tôn pháp luật” của trường Đại học Hồng Kông, ngày 12/11. (Ảnh: Choi Man Man/Epoch Times)
Các thành viên của cộng đồng pháp lý Hồng Kông tham gia diễn đàn “Cuộc Cách mạng Ô: Lật lại khái niệm Thượng tôn pháp luật” của trường Đại học Hồng Kông, ngày 12/11. (Ảnh: Choi Man Man/Epoch Times)

“Cuộc cách mạng Ô:  Lật lại khái niệm Thượng tôn pháp luật” là chủ đề được các thành viên hàng đầu của cộng đồng pháp lý tại Hồng Kông lựa chọn cho diễn đàn thảo luận về tính pháp lý của quyết định giải tán người biểu tình trong phong trào chiếm trung tâm do tòa án tối cao ban hành.

Trước đó, ngày 9/11, Tòa Án Sơ Thẩm đã phục hồi một quyết định tạm thời được đưa ra cách đây 3 tuần chống lại những người biểu tình tại quận Mong Kok và Admiralty.

Cảnh sát được ủy quyền hỗ trợ các nhân viên chấp pháp và dự kiến sẽ nhận được hướng dẫn chi tiết từ tòa án vào ngày 13/11. Điều này có nghĩa là việc giải tán người biểu tình có thể bắt đầu sớm nhất vào ngày 14/11.

Johannes Chan, trưởng khoa Luật, Đại học Hồng Kông và ông Justice Henry Litton, thẩm phán không thường trực của Tòa Phúc thẩm, cùng đồng thời chỉ ra những bất hợp lý về phán quyết này.

Cả hai luật sư đều thấy việc một tòa án dân sự tham gia xử lý vấn đề trật tự công cộng là khá lạ và thắc mắc tại sao chính phủ Hồng Kông không đứng ra giải quyết đơn khiếu nại của các lái xe xe buýt và taxi trước lệnh cấm của tòa án.

Trích đăng trên tờ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, ông Chan cho hay: “Nếu chính phủ cảm thấy phong trào sinh viên này là một vấn đề công thì Sở Tư pháp cần tiếp nhận lệnh cấm này”.

“Tòa án cần giải thích tại sao hai công ty tư nhân lại được bảo đảm với 2 lệnh cấm có phạm vi lớn như vậy”, ông nói thêm.

Ông cũng thắc mắc liệu bên nguyên có đủ “năng lực tài chính để chi trả cho 7000 cảnh sát” dự kiến sẽ được điều động hay không.

Trong khi đó, thẩm phán Litton cho hay ông ngạc nhiên khi một tòa án cấp cao lại đơn phương đưa ra quyết định. Về nguyên tắc, quyết định đơn phương chỉ được đưa ra khi một trong các bên bị ảnh hưởng không xuất hiện để bào chữa cho hành động của mình.

“Một nguyên tắc bất di bất dịch của thông luật là không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ bên nào khi chưa cho họ cơ hội lên tiếng”, tờ Bưu điện Nam Hoa Buổi sáng dẫn phát biểu của ông Litton.

Cả hai ông Chan và Litton đều lưu ý rằng, quyết định đơn phương chỉ được phép trong những trường hợp khẩn cấp. Do chiến dịch Chiếm Trung Tâm đã diễn ra trong 6 tuần và bên nguyên đơn không hề có khiếu nại trước đó, tình huống khẩn cấp là không xảy ra.

Litton cũng đặt ra câu hỏi về quyết định ban đầu của tòa án đối với khu vực Mong Kok.

Khi điều tra trong khu vực Mong Kok vào một ngày trời mưa nhằm xác định mức độ “khẩn cấp” của tình huống để đảm bảo cho phán quyết trên, Litton tìm thấy yêu cầu của tòa án viết bằng tiếng Anh trên một tờ giấy không dễ đọc, trong một cái can nhựa.

Tờ yêu cầu không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về cách tòa án sẽ giải tỏa khu vực. Điều này biến đây trở thành một quyết định vô cùng kỳ lạ”. Litton cũng đặt câu hỏi rằng bên nguyên đã làm cách nào để thuyết phục tòa án thực hiện yêu cầu khi mà “bất kỳ điều gì kém hơn thế sẽ hạ thấp đi giá trị của pháp luật”.

 Larry Ong

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét