Pages

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

“Mất điện tại sân bay do UPS hỏng là nói sai!”

Vũ Điệp- Nhất Phiến/ Vnn 
NQL: Mất lưới điện không đi đóng cầu dao điện lại đi sửa UPS. Giời ơi té ra tính mạng mình nằm trong tay mấy thằng ngu!

TS. Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TPHCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện - Điện tử - Tin học EEI khẳng định như vậy với VietNamNet sau khi Tổng công ty quản lý bay VN báo cáo Bộ trưởng GTVT về nguyên nhân mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất..

TS. Nguyễn Bách Phúc cho biết, qua báo chí ông được biết trong cuộc họp tại Bộ GTVT sáng 24/11,Tổng công ty quản lý bay VN có báo cáo Bộ GTVT nguyên nhân mất điện tại Đài không lưu sân bay Tân Sơn Nhất do hỏng thiết bị cung cấp điện dự phòng (UPS) là hoàn toàn không đúng.
 
Theo ông Phúc, sở dĩ ông khẳng định như vậy là vì sơ đồ nguồn điện vào thiết bị quản lý bay tại Trung tâm kiểm soát bay đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM) hoàn toàn đúng theo theo sơ đồ nguyên lý và không có bất kỳ sai sót nào.
sự cố, mất điện sân bay, không lưu, Trung tâm, quản lý bay, đường dài
Ông Phúc cho biết, nếu nói nguyên nhân mất điện tại Đài không lưu sân bay Tân Sơn Nhất do hỏng UPS là hoàn toàn không đúng.

Công ty Quản lý bay nói sự cố mất điện do UPS hỏng là nói sai. Bởi theo sơ đồ, thiết bị quản lý bay “ăn” điện chính là điện lưới (hôm xảy ra sự cố, xác nhận là có điện lưới), còn UPS chẳng qua chỉ là bộ phận dự phòng và khi nào điện lưới mất thì mới phải dùng UPS.

“Điện lưới vẫn còn nhưng khi xảy ra sự cố mất điện lại đổ lỗi cho UPS (dự phòng ngồi chơi) trong khi chỉ mất điện lưới thì UPS mới làm việc. Điện lưới còn mà nói UPS hỏng dẫn đến mất điện là nói sai nguyên lý và nói không đúng”, TS. Phúc khẳng định. 

Ông Phúc cũng cho biết thêm, việc Tổng công ty quản lý bay nói hôm đó phải ngắt điện để chạy máy nổ diezen, nói như thế cũng không đúng. Bởi, máy phát điện diezen là máy dự phòng, khi nào mất điện lưới thì mới chạy, không ai dại gì tự nhiên cho chạy máy nổ diezen. Cho nên lấy lý do là chạy diezen vì sợ hỏng là không đúng.

Trước đó, báo cáo tại cuộc họp tại Bộ GTVT sáng 24/11, ông Đinh Việt Thắng - Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam khẳng định, sự cố mất điện tại ACC HCM ngày 20/11 là do lỗi chủ quan. 

Ông Thắng cho biết, nguồn điện cung cấp cho hệ thống điều hành không lưu tại ACC HCM có 3 cấp: hệ thống điện lưới (bao gồm hai nguồn điện), máy phát điện dự phòng (gồm 3 máy phát) và 3 hệ thống lưu điện (UPS) để nguồn điện cho hệ thống không ngắt đột ngột. 

Đúng theo quy trình khi xảy ra sự cố, đầu tiên các nhân viên kỹ thuật phải cô lập toàn bộ hệ thống UPS bị lỗi rồi sau đó mới tiến hành sửa chữa. 

Thế nhưng, thực tế kíp trưởng của ca trực là ông Lê Trí Tính (Trưởng Trung tâm Bảo đảm kỹ thuật, Công ty Quản lý bay miền Nam) đã thực hiện sai thao tác dẫn tới toàn bộ hệ thống điện bị sập.

Cụ thể, ông Tính chưa ngắt UPS bị lỗi thì đã nhấn nút ngắt tải nên hai hệ thống UPS còn lại cũng lập tức bị sập.

“Về nguyên lý, khi hệ thống UPS bị sập thì cũng không thể mất điện được nếu nhân viên kỹ thuật đóng lại điện lưới. Tuy nhiên, khi xảy ra tình huống này, nhân viên kỹ thuật  thay vì chạy ra đóng lại điện thì lại tiến hành sửa UPS", ông Thắng cho biết. 

Khoảng 14 phút sau khi sự cố diễn ra, các nhân viên mới tiến hành đóng lại điện lưới, nhưng trong quá trình này, nhân viên Lê Trí Tình lại có một tác động can thiệp sai vào UPS khiến UPS nhảy ngược lại và hệ thống lại tiếp tục mất điện.

PGS-TS Nguyễn Thiện Tống - nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không, Trường Đại học Bách khoa TPHCM cho biết: giải thích của Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM) không rõ ràng, khi thì sự cố mất khả năng kiểm soát không lưu xảy ra do nguyên nhân mất điện, khi thì do con người. 

Theo ông Tống, giải thích của VATM có nguồn điện hay không có nguồn điện đều dùng ba hệ thống lưu điện (UPS ). Đây là giải thích bất hợp lý, bởi nếu lúc nào cũng sử dụng UPS thì tại sao điện lưới hoạt động còn khi chuyển qua chạy máy phát điện lại không hoạt động? Rõ ràng thử máy phát điện không ảnh hưởng gì đến hoạt động hệ thống điều hành không lưu.

Trường hợp máy phát điện trục trặc thì chuyển sang nguồn điện dự trữ 1, nguồn điện 1 gặp sự cố thì chuyển sang nguồn điện 2 và tiếp tục chuyển sang nguồn điện thứ 3 nếu nguồn điện 2 gặp sự cố. Không thể có chuyện ba nguồn điện đều cùng lúc không hoạt động.

Ông Lê Trọng Sành - nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất đánh giá: sự cố mất điện xảy ra tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất rất nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến chậm trễ các chuyến bay mà con nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng con người, hình ảnh du lịch của Việt Nam. 

Ông Sành cho rằng vai trò con người trong sự cố này chiếm vai trò quan trọng, do không kiểm soát chặt chẽ các phương án dự phòng. 

Theo ông Sành, cách đây 25 năm, tần suất bay chỉ bằng 1/3 bây giờ mà không để mất kiểm soát 3-4 phút. Còn sự cố vừa qua xảy ra 40 phút khiến hoạt động sân bay tê liệt, các máy bay phải bay chờ hoặc quay trở lại sân bay cũ...

"Cán bộ điều hành phải có trách nhiệm và thực sự có năng lực. Bộ GTVT cần rà soát lại năng lực các cán bộ để loại trừ ngay. Thực tế có một số trường hợp không đủ năng lực nhưng "con ông, cháu cha" hay hối lộ để vào làm việc thì rất nguy hiểm", ông Sành nói.

1 nhận xét:

  1. Đụ mẹ tụi bay thu nhập qúa xá đéo cho tao , tao phá cho tụi bay biết .Làm con cặc gì tao.

    Trả lờiXóa